Danh mục

Đề tài: Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2015. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 38      Loại file: docx      Dung lượng: 311.71 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2015. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" có kết cấu nội dung gồm 3 chương, giới thiệu đến các bạn diễn biến thị trường gạo thế giới giai đoạn 2008-2015, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2015, đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2015. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU   Trong bối cảnh hoạt động kinh tế  thế  giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ,   hoạt động thương mại giữa các quốc gia ngày càng được đẩy mạnh đòi hỏi mỗi   quốc gia phải chủ động tham gia khai thác lợi thế của mình trong phân công lao  động quốc tế  và trao đổi thương mại quốc tế.   Việt Nam là một nước nông  nghiệp có nền sản xuất lúa nước rất phát triển. Gạo không những đáp ứng đủ  nhu cầu lương thực thực phẩm trong nước, mà còn là sản phẩm xuất khẩu chủ  lực đem lại nguồn GDP lớn hàng năm cho nước ta. Tuy  nhiên, thị  trường xuất   khẩu gạo của Việt Nam những năm gần đây có nhiều biến động, gạo xuất  khẩu của Việt Nam vấp phải sự  cạnh tranh gay gắt của Thái Lan,  Ấn Độ  và  một số thị trường mới nổi như Campuchia làm gạo xuất khẩu của Việt Nam bị  mất thị phần ở các thị trường chính. Để nghiên cứu rõ về thị trường xuất khẩu  gạo của Việt Nam em đã chọn đề  tài: “Thực trạng   xuất khẩu gạo của Việt   Nam giai đoạn 2008­2015. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của   Việt nam trong giai đoạn hiện nay”. Bài nghiên cứu sử  dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích số  liệu từ  các tổ  chức để  đưa ra các đánh giá cho ngành sản xuất gạo xuất khẩu  của Việt Nam. Bài nghiên cứu được chia làm 3 chương: Chương 1: Diễn biến thị trường gạo thế giới giai đoạn 2008­2015 Chương 2: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008­2015 1 Chương 3: Đề  xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt   Nam giai đoạn hiện nay. CHƯƠNG 1: DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI  GIAI ĐOẠN 2008­2015 1.1 Thị trường gạo thế giới giai đoạn 2008­2014 1.1.1 Thương mại gạo thế giới Thị trường gạo thế giới giai đoạn 2008­2015 được đánh giá là tương đối  ổn định, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu luôn đạt trên 37 tỷ USD. Nguồn: Trade map Giai đoạn 2008­2014, tổng kim ngạch xuất khẩu gạo trên thế  giới trung  bình đạt 22,624,625.71 nghìn USD. Thương mại gạo thế giới nhìn chung có xu hướng tăng nhưng tăng không  đáng kể  (kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 5,617,583 nghìn USD tương  ứng tăng  11.35% trong vòng 7 năm tức trung bình mỗi năm tăng khoảng 1,6%). Giá trị xuất  khẩu có xu hướng tăng nhẹ, mức tăng khoảng 2.1%/năm. Năm 2008, kinh tế  thế  giới rơi vào khủng hoảng, do đó đến năm 2009,  thương mại gạo giảm nhưng đến năm 2010 đã có dấu hiệu phục hồi (do gạo là  mặt hàng thiết yếu nên  ảnh hưởng của khủng hoảng đến mặt hàng này không   kéo dài), từ năm 2011 trở đi thương mại gạo duy trì  ở  mức khá ổn định (giá trị  kim ngạch xuất nhập khẩu trung bình khoảng 48,435,321 nghìn USD). 1.1.2 Những nhà xuất khẩu gạo chính trên thế giới Năm 2014, các quốc gia trên thế  giới xuất khẩu được hơn 40 triệu tấn   gạo với giá trung bình khoảng 615 USD/tấn. Trong giai đoạn 2008­2014, ba quốc gia Thái Lan, Việt Nam,  Ấn Độ  thay  nhau nắm giữ danh hiệu quốc gia xuất khẩu gạo số một thế giới. 2 Bảng 1.1: Xuất khẩu gạo tại ba quốc gia dẫn đầu Thái Lan Ấn Độ Việt Nam Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Năm (tấn) (USD) (tấn) (USD) (tấn) (USD) 2008 10,216,040 6,107,572 3,535,578 2,843,305 4,745,042 2,895,938 2009 8,619,870 5,046,464 2,151,259 2,398,163 5,968,762 2,666,062 2010 8,939,630 5,341,082 2,266,742 2,295,813 6,894,169 3,249,502 2011 10,706,229 6,507,473 5,018,096 4,073,331 7,116,616 3,659,212 2012 6,734,427 4,632,270 10,569,565 6,127,952 - 3,677,939 2013 6,612,620 4,420,370 11,387,082 8,169,519 6,594,736 2,926,255 2014 10,969,362 5,438,804 11,162,015 7,905,650 - - Nguồn: Trade Map  Thái Lan: là quốc gia dẫn đầu trong 4 năm liên tiếp cả về số lượng  và giá trị  gạo xuất khẩu (2008 ­ 2011). Năm 2012, lượng gạo Thái Lan giảm   mạnh (giảm 1/3 so với năm 2011) và Thái Lan để mất ngôi vị xuất khẩu gạo số  1 vào tay  Ấn Độ. Lý do xảy ra hiện tượng này là vào khoảng cuối quý 3/2011,  Thái Lan cho áp dụng chính sách mua gạo của nông dân với giá cao hơn 50% so  với giá thị trường, qua đó khiến giá gạo Thái tăng, làm giảm lượng xuất khẩu.  Tuy nhiên đến năm 2014, Thái Lan đã phục hồi được thị trường xuất khẩu gạo   của mình và có thể  đến năm 2015 sẽ  diễn ra trận chiến tranh vương quyết liệt   giữa Thái Lan và  Ấn Độ. Gạo Thái xuất khẩu có chất lượng  ở  mức cao do đó   giá gạo Thái luôn dẫn đầu so với các sản phẩm cùng loại trong khu vực. Thái   Lan chủ  yếu xuất khẩu gạo sang thị  tr ường: Nigeria (9.8% năm 2014), Benin   (8.9% năm 2014), Mỹ (8.3% năm 2014), Trung Quốc (7.1% năm 2014).  Ấn Độ: Ấn Độ thường giữ vị trí nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế  giới từ  giữa thập niên 90 của thế  kỷ  trước, song xuất khẩu của nước này dao  động khá mạnh, bởi chính phủ có chính sách kiểm soát chặt mức dự trữ. Tháng  9/2011 chính phủ  đã nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo phi – basmati và sau đó  xuất khẩu đã tăng từ dưới 3 triệu tấn lên hơn 10 triệu tấn, trở thành nước xuất   khẩu lớn nhất thế  giới năm 2012. Là quốc gia mới nổi về  mặt hàng gạo xuất  khẩu, năm  2012  đánh dấu sự  thâm nhập mạnh mẽ  của gạo  Ấn  Độ  vào thị  trường xuất khẩu gạo thế  giới (kể  từ  khi  Ấn Độ  gia tăng gấp đôi lượng gạo   3 xuất khẩu so với năm 2011). Từ  đó đến nay, quốc gia này vẫn duy trì được   lượng gạo xuất khẩu lớn mỗi năm (trung bình ở mức trên 11 triệu tấn/năm). Ấn   Độ  nổi tiếng với th ...

Tài liệu được xem nhiều: