Danh mục

Đề Tài: Tìm hiểu tình hình sản xuất cây trồng vụ Đông ở địa phương

Số trang: 16      Loại file: doc      Dung lượng: 114.50 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

- Mục đích: + Tìm hiểu tình hình sản xuất cây trồng vụ Đông ở địa phương và kĩ thuật sản xuất một số loại cây trồng vụ Đông tại địa phương. + Liên hệ kiến thức thực tế và lý thuyết đã học để rút ra kinh nghiệm cho bản thân. - Yêu cầu: + Bám sát điều kiện thực tế của địa phương. + Tìm hiểu quy trình kỹ thuật trồng trọt của một số loại cây trồng chính tại địa phương....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề Tài: Tìm hiểu tình hình sản xuất cây trồng vụ Đông ở địa phương Bài Luận Đề Tài: Tìm hiểu tình hình sản xuất cây trồng vụ Đông ở địa phương 1. MỞ ĐẦU. 1.1 Đặt vấn đề: 1.2 Mục dích và yêu cầu: - Mục đích: + Tìm hiểu tình hình sản xuất cây trồng vụ Đông ở địa phương và kĩ thuật sản xuất một số loại cây trồng vụ Đông tại địa phương. + Liên hệ kiến thức thực tế và lý thuyết đã học để rút ra kinh nghiệm cho bản thân. - Yêu cầu: + Bám sát điều kiện thực tế của địa phương. + Tìm hiểu quy trình kỹ thuật trồng trọt của một số loại cây trồng chính tại địa phương. + Học hỏi kiến thức thực tế từ bà con nông dân tại địa phương. + Đảm bảo đúng thời gian quy định. + Số liệu phải trung thực và chính xác. 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ. 2.1 Thời gian và địa điểm: - Thời gian thực tập: từ ngày 07/11/2011 – 30/11/2011. - Địa điểm thực tập: HTX Vân Nam – Xã Vân Nam – Huyện Phúc Thọ - Tp Hà Nội. HTX Vân Hà – Xã Vân Hà – Huyện Phúc Thọ - Tp Hà Nội. 2.2 Nội dung nghiên cứu: - Tìm hiểu tình hình sản xuất một số loại cây trồng chính ở địa phương. - Điều tra cơ cấu giống của một số loại cây trồng chính ở địa phương và đặc điểm của giống. - Tìm hiểu quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loại cây trồng chính ở địa phương. - Điều tra tình hình sâu bệnh hại và quản lý dịch hại. - Tham quan một mô hình sản xuất điển hình tại địa phương. 2.3 Phương pháp nghiên cứu: - Điều tra tình hình sản xuất qua các tài liệu báo cáo hàng năm của HTX và điều tra tình hình sản xuất thực tế tại địa phương. - Phỏng vấn bà con nông dân và các chủ cửa hàng thuốc BVTV tại địa phương. 3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. 3.1 Xã Vân Nam. 3.1.1 Tình hình sản xuất một số loại cây trồng chính tại xã Vân Nam: Tình hình sản xuất cây trồng vụ Đông năm 2011 HTX Vân Nam đã gieo trồng được 215 ha. Trong đó: Cây ngô chiếm 165 ha. Cây đậu tương chiếm 50 ha. 3.1.2 Cơ cấu giống: Căn cứ vào địa bàn chất đất của từng xứ đồng HTX đã quy hoạch sản xuất đưa 100% giống mới có năng suất cao vào sản xuất, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Trong đó: + Cây ngô: Với giống chủ lực NK 4300, NK 6654 ngoài ra còn các giống ngô khác. + Cây đậu tương: Với giống chủ lực DT 84, DT 96 ngoài ra còn một số giống khác. Đặc điểm của giống: - Đặc điểm của giống ngô: * NK 4300: + Thời gian sinh trưởng phía Bắc 105 - 110 ngày, Duyên hải miền Trung 90 - 95 ngày. + Chiều cao cây từ 185 - 210 cm, chiều cao đóng bắp 80 - 100 cm, cứng cây, chiều dài bắp 14.5 – 16.5 cm, 14 - 16 hàng hạt, tỷ lệ hạt/bắp 76 - 80%, khối lượng 1000 hạt 280 - 300 gram, kín đầu bắp, dạng hạt bán răng ngựa, màu hạt vàng da cam. + Nhiễm khô vằn, đốm lá từ nhẹ đến trung bình, chịu hạn và chống đổ khá. Năng suất trung bình 50 - 60 tạ/ha. * NK 6654: Bắp thon dài, lõi nhỏ hạt bán răng ngựa, cây cao trung bình, đóng bắp thấp, lá đứng, rất thích hợp cho việc tăng mật độ. Năng xuất bình quân 55 - 60 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 70 - 75 tạ/ha. + Thời gian sinh trưởng: + Vụ Xuân : 110-115 ngày. + Vụ Đông : 105-110 ngày. - Đặc điểm của giống đậu tương: * DT 84: Giống DT 84: Cao 45 – 50 cm, số cành vừa phải, TGST 88 - 90 ngày, năng suất có thể đạt từ 65 - 100 kg/sào, hạt màu vàng, hạt to bóng, rốn trắng, P1000 hạt 160 gram, chống các bệnh khá, tiềm năng năng suất cao, ưa thâm canh. Giống DT 84 sinh trưởng 85 - 90 ngày, cây cứng, bộ lá gọn có màu xanh đậm. Hoa tím, lông trên quả và thân màu vàng. Hạt to tròn, màu vàng tươi, ít nứt. Kháng bệnh đốm nâu ở vụ Đông. Năng suất: Vụ Hè Thu 2.0 – 3.5 tấn/ha, Vụ Xuân và vụ Thu Đông 1.5 – 2.5 tấn/ha. * DT 96: Giống DT 96: Có thời gian sinh trưởng ngắn (90 - 98 ngày, vụ xuân 98 ngày, vụ hè 96 ngày và vụ đông 90 ngày), phù hợp trồng thuần. Cây cao 45 - 58 cm, thân có 12 - 15 đốt, sinh trưởng hữu hạn, phân cành vừa phải, cây gọn, hình dáng đẹp, lá hình tim nhọn, màu xanh sáng, lông nâu. Hoa tím, quả chín màu vàng rơm, số quả chắc trên cây 25 - 35, cao trên 180 quả, tỷ lệ quả 3 hạt cao 16 - 20%. Khả năng chống đổ khá, chống các bệnh gỉ sắt, sương mai, đốm nâu vi khuẩn, lở cổ rễ tốt; chịu nhiệt tốt và lạnh khá. Hạt màu vàng sáng, rốn hạt trắng, hạt to, khối lượng 1000 hạt = 190 - 220g. Tỷ lệ protein cao: 42.86%, dầu béo: 18.34%. 3.1.3 Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loại cây trồng chính tại địa phương. Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Ngô vụ Đông: - Thời vụ: + Ngô sớm từ 20/8 – 25/8. + Ngô trung từ 1/9 – 20/9. + Ngô muộn trồng trước 5/10. - Làm đất: Dọn sạch cỏ dại, tàn dư của cây trồng trước. Đất cày bằng máy sâu 12 – 15cm, sau đó bừa san phẳng mặt ruộng. - Rạch hàng: rạch hàng theo chiều dài của ruộng, hàng x hàng 60 cm. Rạch hàng sâu 10 cm kết hợp bón lót và kết hợp rắc Basudin 10H để trừ sâu và lấp đất kín phân. - Gieo hạt: đảm bảo đất đủ ẩm, độ ẩm đất 70 – 80 % .Đặt hạt x hạt 40 cm. Sau đó lấp đất dày 5 – 7 cm. - Tỉa, giặm,: + Giặm: Sau gieo 5 – 7 ngày thì ra ruộng kiểm tra, gieo hạt vào những chỗ không mọc để đảm bảo mật độ. + Tỉa: Khi cây 3 – 4 lá thật tiến hành tỉa cây ở những chỗ có mật độ dày. - Làm cỏ, vun gốc: + Phun thuốc trừ cỏ: 2 ngày sau khi gieo hạt, lúc đất còn ẩm tiến hành phun thuốc trừ cỏ Dual phun đều lên mặt ruộng. + Xới phá váng trừ cỏ: Lần 1: Khi ngô đạt 3 lá người ta xới xáo phá váng, làm cỏ kết hợp vun gốc và bón thúc lần 1. Lần 2: Khi ngô đạt 7 – 9 lá xới xáo phá váng, làm cỏ, vun cao và bón thúc lần 2. - Bón phân: + Lượng phân (cho 1 sào): Phân hữu cơ vi sinh: 20kg. Đạm urê: 15 – 20 kg. Supe lân: 15 – 20 kg. Kali clorua: 7 kg. + Cách bón: Bón lót: bón toàn bộ lượng phân hữu cơ vi sinh + phân lân. Bón thúc: Lần 1 (khi cây ngô có 3 – 4 lá thật): Bón ½ lượng đạm + ½ lượng kali. Kết hợp xới xáo, làm cỏ, vun gốc. Lần 2 (khi cây ngô có 7 – 9 lá thật): Bón nốt ½ lượng đạm + ½ lượng kali. Kết hợp xới xáo, làm cỏ, vun ...

Tài liệu được xem nhiều: