Danh mục

Đề tài: Tính tất yếu khách quan trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Ưu, khuyết điểm của kinh tế thị trường. Cho ví dụ

Số trang: 5      Loại file: doc      Dung lượng: 79.00 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu, mời các bạn cùng tham khảo nội dung đề tài "Tính tất yếu khách quan trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Ưu, khuyết điểm của kinh tế thị trường. Cho ví dụ" dưới đây. Hy vọng tài liệu phục vụ hữu ích nhu cầu học tập và ôn thi hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Tính tất yếu khách quan trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Ưu, khuyết điểm của kinh tế thị trường. Cho ví dụ 11. Tính tất yếu khách quan trong phát triển kinh tế thị trường ở VN hiện nay. 12. Ưu, khuyết điểm của kinh tế thị trường. Cho ví dụ. Bài làm Câu 11: Tính tất yếu khách quan trong phát triển kinh tế thị trường ở VN hiện nay. Khái niệm: ­ Kinh tế: là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mối quan  hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Kinh tế thế giới nói chung tính đến nay đã  trải qua 3 trình độ: Kinh tế tự nhiên: là một kiểu tổ chức kinh tế với hoạt động sản xuất tự cấp, tự túc, phụ thộc  vào thiên nhiên.  Kinh tế hàng hóa: là một kiểu sản xuất mà của cải vật chất được sản xuất ra không chỉ phục  vụ nhu cầu của người tạo ra nó mà mục đích chính là để trao đổi, mua bán trên thị trường. Kinh tế thị trường: là trình độ phát triển cao hơn của kinh tế hàng hoá, trong đó: mọi yếu tố  đầu vào và đầu ra của sản xuất đều thông qua thị trường, vận hành theo cơ chế thị  trường­ chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường như: luật cung­cầu, quy luật  giá cả, quy luật lưu thông tiền tệ... Kinh tế thị trường tồn tại khi có đủ hai điều kiện: Phân công lao động xã hội và sự tách biệt  tương đối về mặt kinh tế giữa các chủ thể kinh tế. Tính tất yếu khách quan trong phát triển kinh tế thị trường ở VN hiện nay: ­ Xuất phát từ đặc điểm của nền kinh tế nước ta: Cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới,  nền kinh tế nước ta nếu muốn phát triển phải có sự chuyển đổi từ kinh tế hàng hóa lên kinh  tế thị trường.  ­ Thỏa mãn được hai điều kiện để tồn tại: + Phân công lao động xã hội ở nước ta: với tư cách là cơ sở chung của sản xuất hàng hoá  chẳng những không mất đi, mà trái lại còn được phát triển mạnh về cả chiều rộng lẫn chiều  sâu. Phân công lao động trong từng khu vực, từng địa phương ngày càng phát triển. Sự phát  triển của phân công lao động được thể hiện ở tính phong phú, đa dạng và chất lượng ngày  càng cao của sản phẩm đưa ra trao đổi trên thị trường. Việc chuyên môn hóa sản xuất không  chỉ ở các sản phẩm với nhau mà còn ở các chi tiết của một sản phẩm. + Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa các chủ thể: Trong nền kinh tế nước ta tồn tại  nhiều nhiều loại hình sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Do đó, tồn tại nhiều chủ thể  kinh tế độc lập, có lợi ích riêng nên quan hệ kinh tế giữa họ chỉ được thực hiện bằng quan hệ  hàng hóa­ tiền tệ. => Từ tất cả những lí do trên, cho thấy việc phát triển kinh tế thị trường là tất yếu, khách  quan đối với Việt Nam. Câu 12:Ưu, khuyết điểm của kinh tế thị trường. Cho ví dụ. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự do cạnh tranh. Doanh nghiệp muốn đứng vững được  trên thị trường phải luôn luôn đổi mới về sản phẩm, về tổ chức quản lý. Do vậy, nó luôn tạo  ra lực lượng sản xuất cho xã hội, tạo ra sự dư thừa hàng hoá để cho phép thoả mãn nhu cầu ở  mức tối đa. Ưu điểm: Trong điều kiện các yếu tố sản xuất được lưu động, di chuyển dễ dàng; giá cả thị  trường có tính linh hoạt, thông tin thị trường phải nhanh nhạy, và các chủ thể thị trường phải  nắm được đầy đủ thông tin liên quan: ­ Thứ nhất, cơ chế thị trường kích thích hoạt động của các chủ thể kinh tế và tạo điều kiện  thuận lợi cho hoạt động tự do của họ. Do đó, làm cho nền kinh tế phát triển năng động, có  hiệu quả. VD: Để có được hiệu quả kinh doanh tốt, những người dân trồng cam Cao Phong đã phải đi  học tại các lớp tập huấn, các lớp hướng dẫn chăm sóc cây trồng, đầu tư thiết bị dẫn nước lên  đồi tưới,…giúp cam phát triển tốt hơn với chất lượng cao hơn cho người tiêu dùng. ­ Thứ hai, sự tác động của cơ chế thị trường sẽ đưa đến sự thích ứng tự phát giữa khối lượng  và cơ cấu của sản xuất (tổng cung) với khối lượng và cơ cấu nhu cầu của xã hội (tổng cầu).  Nhờ đó ta có thể thoả mãn tốt nhu cầu tiêu dùng cá nhân về hàng ngàn, hàng vạn sản phẩm  khác nhau. Nhiệm vụ này nếu để Nhà nước làm sẽ phải thực hiện một số công việc rất lớn,  có khi không thực hiện được và đòi hỏi chi phí cao trong quá trình ra các quyết định. VD: Từ khi bắt đầu xuất hiện hiện tượng bão hòa ở các thành phố lớn, ngày càng có nhiều  các chi nhánh Viettel mở ra ở các vùng tỷ lẻ, xa xôi để đưa dịch vụ của mình với giá tốt nhất  đến những người có  nhu cầu, thu hút ngày càng nhiều các khách hàng cho riêng mình. ­ Thứ ba, cơ chế thị trường kích thích đổi mới kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. Sức ép của cạnh  tranh buộc những người sản xuất phải giảm chi phí sản xuất cá biệt đến mức tối thiểu bằng  cách áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất như không ngừng đổi mới kỹ thuật và công  nghệ sản xuất, đổi mới sản phẩm, đổi mới tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh, nâng cao  hiệu quả. VD: Năm 1946, máy tính ra đời với kích thước khổng lồ: dài 20 mét, cao 2,8 mét và rộng vài  mét, có khả năng thực hiện 5.000 phép toán cộng trong một giây. Năm 1981, IBM mới cho ra  mắt chiếc PC đầu tiên nặng 21 pound (khoảng 9,5 kg) giá bán 1.565 USD với  đặc điểm của  chiếc máy tính IBM đời đầu là: bộ nhớ chỉ có 16k, có khả năng kết nối với TV, chơi game và  xử lí văn bản. Có thể nói, chính IBM đã châm ngòi cho sự bùng nổ máy tính cá nhân và sự phát  triển của IBM cũng phần nào thể hiện những bước tiến dài của nền tin học toàn cầu. Ngày  nay, thị trường máy tính sôi động với rất nhiều các công ty máy tính: ASUS, DELL, APPLE,  HP,…không ngừng đổi mới để đưa đến thị trường những sản phẩm tốt nhất  ­ Thứ tư, cơ chế thị trường thực hiện phân phối các nguồn lực kinh tế một cách tối ưu. Trong  nền kinh tế thị trường, việc lưu động, di chuyển, phân phối các yếu tố sản xuất, vốn đều  tuân theo nguyên tắc của thị trường; chúng sẽ chuyển đến nơi được sử dụng với hiệu quả  cao nhất, do đó các nguồn lực kinh tế được phân bố một cách tối ưu. VD: Từ một tỉnh đói nghèo của cả nước với nền nông nghiệp lạc hậu, Ninh Bình đang được  xây dựng để vươn lên trở thành là một trung tâm dịch vụ, du lịch và là đô thị đầu mối giao  ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: