Danh mục

Đề tài triết học E.HUSSERL (1859 - 1938) - NHÀ HIỆN TƯỢNG HỌC

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 164.78 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuộc đời và tác phẩm Emund Gustav Albrecht Husserl (1859 - 1938) là triết gia người Đức gốc Do Thái, người sáng lập hiện tượng học. Sinh ra ở một thị trấn nhỏ thuộc vùng Moravia của đế quốc Áo - Hung, ngay từ nhỏ, Husserl đã say mê nghiên cứu toán học và khoa học. Năm 1876, ông đến Trường Đại học Leipzip để học toán học và thiên văn học. Sau ba học kỳ học ở đó, ông chuyển tới Đại học Berlin....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài triết học " E.HUSSERL (1859 - 1938) - NHÀ HIỆN TƯỢNG HỌC " Đề tài triết họcE.HUSSERL (1859 - 1938) -NHÀ HIỆN TƯỢNG HỌCE.HUSSERL (1859 - 1938) - NHÀ HIỆN TƯỢNG HỌC NGUYỄN THỊ MAI HOA(*)1. Cuộc đời và tác phẩmEmund Gustav Albrecht Husserl (1859 - 1938) là triết gia người Đứcgốc Do Thái, người sáng lập hiện tượng học. Sinh ra ở một thị trấnnhỏ thuộc vùng Moravia của đế quốc Áo - Hung, ngay từ nhỏ,Husserl đã say mê nghiên cứu toán học và khoa học. Năm 1876, ôngđến Trường Đại học Leipzip để học toán học và thiên văn học. Sauba học kỳ học ở đó, ông chuyển tới Đại học Berlin. Tại đây, ông cóđiều kiện được học chung với bộ ba nhà toán học nổi tiếng lúc bấygiờ là Weierstraõ, Kronecker và Kummer. Sau ba năm học ở Berlin,ông chuyển đến Vienne. Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứuở đó, Husserl đã nhận được học vị tiến sĩ toán học vào tháng 1 năm1883. Sau đó, Husserl đã từng có thời gian trở lại Berlin và làm trợlý cho Weierstraõ, nhưng do Weierstraõ luôn ốm yếu, nên ông quyếtđịnh quay về Vienne và tham gia phục vụ quân đội một năm. Đếnnăm 1884, mối quan tâm lớn dành cho tôn giáo đã thôi thúc Husserltheo học triết học với Franz Brentano ở Vienne. Brentano không chỉlà người truyền nguồn cảm hứng triết học cho Husserl, mà còn làngười có ảnh hưởng mang tính quyết định đến hiện tượng họcHusserl sau này. Husserl đã học tập với Brentano đến năm 1886, khiBrentano khuyên ông đến Halle, nơi mà một trong những học trò củaBrentano là Carl Stumpf đang dạy triết học và tâm lý học. Năm1887, Husserl trở thành giảng sư của Halle và ở lại đó như mộtPrivatdozent cho đến năm 1901, khi đã trở thành phó giáo sư ởGottingen và là giáo sư chính thức 5 năm sau đó. Từ năm 1916 đếnnăm 1928, ông ở Freiburg và dạy học cho đến cuối đời.Trong suốt thời gian học tập và làm việc với Brentano, Husserl đặcbiệt bị lôi cuốn bởi quan niệm về tính ý hướng của Brentano và đãphát triển nó thành hiện tượng học. Nhờ đó, Husserl đã trở thànhmột trong những nhà triết học có ảnh hưởng lớn ở thế kỷ XX vàđược coi là người đặt cơ sở cho hầu hết các học thuyết triết học châuÂu đương đại, đã tiên đoán nhiều vấn đề, đưa ra nhiều quan niệmcho triết học tâm thức (ý thức) cũng như khoa học nhận thức hiệnthời. Mặc dù vậy, các tác phẩm của Husserl không dễ đọc, người tathường nói đến ông nhiều hơn là đọc các tác phẩm của ông.Về hiện tượng học, tác phẩm đầu tiên mà Husserl đã viết là Nhữngnghiên cứu lôgíc (1900 - 1901), tiếp sau là Những ý tưởng (ý niệm)(1913) - tác phẩm đầu tiên trình bày một cách đầy đủ và có hệ thốngvề hiện tượng học. Các tác phẩm ra đời muộn hơn là Về hiện tượnghọc của sự ý thức về thời gian nội tại (1928); Lôgíc hình thức và tiênnghiệm (1929) - tác phẩm chín muồi nhất của ông; Những suy ngẫmvề Descartes (1931); Sự khủng hoảng của các khoa học châu Âu.Kinh nghiệm và phán đoán (1938) - tác phẩm được người giúp việccủa Husserl là Ludwig Landgrebe biên tập với sự tham khảo ý kiếncủa ông.Ngoài ra, Husserl còn có các tác phẩm triết học quan trọng khác,chẳng hạn, Khái niệm về số (tác phẩm được in vào năm 1887, nhưngsau đó không được xuất bản). Đến tác phẩm n ày, ở Husserl đã có sựthay đổi hướng nghiên cứu; ông từ bỏ dự án Triết học về số học vớitư cách cơ sở toán học cho tâm lý học. Thay vào đó, ông đã pháttriển những nghiên cứu triết học lâu dài của mình là hiện tượng học(được giới thiệu lần đầu trong Những nghiên cứu lôgíc gồm haiquyển, được viết vào năm 1900 và 1901). Trong những năm 1095 -1907, ông đã giới thiệu tư tưởng về sự hoàn nguyên tiên nghiệm vàhướng hiện tượng học đến chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm. Quanđiểm mới về hiện tượng học này đã được Husserl giải nghĩa trongNhững ý tưởng (1913) - tác phẩm trình bày có hệ thống nhất về hiệntượng học.Ngày nay, những phần quan trọng trong các b ài báo và những côngtrình nghiên cứu đã được xuất bản trước đây của Huserl được introng bộ Huserl toàn tập (Husserliana). Những tác phẩm chính củaông cũng đã được dịch sang tiếng Anh.2. Hiện tượng họcTrong quan niệm của Husserl, triết học cũng như các khoa học kháckhông phải là những thứ xa vời với thực tiễn cuộc sống hay đánhmất ý nghĩa nhân sinh của con người. Do vậy, ông chủ trương xâydựng một thứ triết học và phương pháp triết học nhằm đưa conngười trở về với bản chất chân thực trong nhận thức, trong hành vi ýthức, trong việc hình thành thế giới sống của chính mình. Hiệntượng học cùng các phương pháp hiện tượng học chính là con đườngmà thông qua đó, Husserl thực hiện mục đích của mình.Hiện tượng học của Husserl bắt đầu với ý tưởng cho rằng, mọi hànhvi ý thức của con người đều có một đối tượng để hướng tới. Ông lậpluận như sau: “Khi chúng ta yêu mến một ai đó hoặc một cái gì đó,thì rõ ràng là đã có một ai hoặc một cái gì đó mà chúng ta yêu; tươngtự, khi chúng ta cảm giác về một cái gì đó, thì rõ ràng là đã có mộtcái gì đó mà chúng ta cảm giác; khi chúng ta nghĩ về một cái gì đó,thì đã ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: