Đề tài triết học MỐI QUAN HỆ TAM GIÁO TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUỐC GIA ĐỘC LẬP THỜI LÝ - TRẦN
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 168.31 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết góp phần luận chứng một hiện tượng độc đáo, có một không hai trong lịch sử của dân tộc, đó là mối quan hệ tam giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập dưới thời Lý – Trần. Theo tác giả, cả Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo đều được Nhà nước phong kiến sử dụng và khuyến khích phát triển; tam giáo này không chỉ ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, mà còn cạnh tranh với nhau để giành vị trí hàng đầu....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài triết học " MỐI QUAN HỆ TAM GIÁO TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUỐC GIA ĐỘC LẬP THỜI LÝ - TRẦN " Đề tài triết học MỐI QUAN HỆ TAM GIÁO TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUỐC GIA ĐỘC LẬP THỜI LÝ - TRẦN MỐI QUAN HỆ TAM GIÁO TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUỐC GIA ĐỘC LẬP THỜI LÝ - TRẦN BÙI THANH PHƯƠNG* Bài viết góp phần luận chứng một hiện tượng độc đáo, có một không hai trong lịch sử của dân tộc, đó là mối quan hệ tam giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập dưới thời Lý – Trần. Theo tác giả, cả Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo đều được Nhà nước phong kiến sử dụng và khuyến khích phát triển; tam giáo này không chỉ ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, mà còn cạnh tranh với nhau để giành vị trí hàng đầu. Sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, với chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nước ta đã bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc. Từ năm 938 đến đầu thế kỷ XI là thời kỳ đất nước ta đạt được sự ổn định về kinh tế, chính trị, văn hoá và thống nhất dân tộc - những tiền đề quan trọng tạo nên sự phát triển rực rỡ trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, thể hiện sức sống của dân tộc trong thời kỳ Lý - Trần. Trong thời kỳ này, vấn đề phát triển kinh tế đ ược nhà nước phong kiến đặc biệt quan tâm, vì đó là cơ sở để ổn định tình hình chính trị - xã hội. Bằng các chính sách khác nhau, nông nghiệp được đưa lên vị trí hàng đầu. Nông nghiệp phát triển kéo theo sự phát triển của thủ công nghiệp, nhiều nghề của n ước ta được hình thành và phát triển, như đồ gốm, dệt gấm, kiến trúc... Từ đó, hình thành những trung tâm buôn bán lớn trong nước và ngoài nước, như Thăng Long, Vân Đồn. Trong giai đoạn này, có thể nói, bộ mặt kinh tế của nước Đại Việt đã phát triển với một sinh lực dồi dào và đạt đến trình độ khá cao(1). Nhà nước trong thời kỳ này được tổ chức theo chế độ phong kiến trung ương tập quyền và quản lý nhà nước đã có sự phát triển về chất. Nhà Lý rồi nhà Trần đều ban bố các bộ luật. Thời kỳ này, tăng lữ quý tộc là một tầng lớp đông đảo và có quyền lực đáng kể trong triều đình. Mặt khác, do yêu cầu của lịch sử, của thực tiễn đòi hỏi phải có một đội ngũ trí thức liên tục được bổ sung từ những người ngoài tông tộc để xây dựng chính quyền, tầng lớp nho sinh ngày càng có vai trò quan trọng. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, đến năm 1267, những người văn học bắt đầu giữ quyền bính từ đây. Như vậy, tới thời Trần đã có sự phân hoá trong giai cấp thống trị: một bên là tôn thất nhà vua, tăng lữ có thế lực, có sản nghiệp, có khuynh hướng ủng hộ Phật giáo; một bên là ngoại tộc đi lên bằng tài năng trí tuệ. Nói cách khác, bắt đầu có mâu thuẫn trong hệ tư tưởng phong kiến giữa một bên ủng hộ, đề cao Phật giáo và một bên đề cao Nho giáo. Văn hoá tư tưởng Đại Việt thời kỳ này có điều kiện phát triển rực rỡ trong hoàn cảnh một quốc gia độc lập. Phật giáo thời kỳ này hầu như trở thành quốc giáo, có vai trò to lớn trong việc đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước và chống ngoại xâm. Do đó, Phật giáo được nhà nước phong kiến đặc biệt quan tâm cả về cơ sở vật chất lẫn giáo lý, đội ngũ sư sãi: có lần xây tới 950 ngôi chùa một lúc, nhiều lần xuống chiếu viết kinh Tam Tạng, cho in lại các sách Phật giáo... phổ biến trong thiên hạ và cấp độ điệp cho nhân dân trong nước làm tăng(2). Chính nhờ sự quan tâm lớn của nhà nước phong kiến nên các dòng Thiền vào Việt Nam lúc này được dịp phát triển độc lập và mang bản sắc riêng của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng của các triều đại, như phái Thảo Đường thời Lý, phái Trúc Lâm thời Trần. Tuy nhiên, việc đề cao Phật giáo quá mức cũng dẫn đến những hệ quả khôn lường: Phật giáo tràn lan khắp nơi, bên cạnh cái tốt cái hay, đã xuất hiện cái dở cái xấu(3). Năm 1344 là năm mất mùa đói kém nhưng nhiều người lại đi tu, thậm chí số sư sãi ngang gần với số phu dịch(4). Những vấn đề trên đã ảnh hưởng đến sức sản xuất và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc cũng như sự phát triển của xã hội. Bởi vậy, nhà nước phong kiến lúc đó đã buộc phải đưa ra nhiều biện pháp hạn chế: sa thải các tăng đạo chưa đến năm mươi tuổi, bắt phải hoàn tục v.v.. Ngoài những nguyên nhân chủ quan như trên, nguyên nhân quan tr ọng nhất làm suy yếu Phật giáo là hệ thống giáo lý của Phật giáo đã không đáp ứng được yêu cầu xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ở nước ta thời kỳ đó. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo, nền giáo dục Nho học đã dần dần đi vào nề nếp và phát triển, có ý nghĩa rất to lớn đối với sinh hoạt văn hoá và tư tưởng của nước Đại Việt(5) sau này. Tại sao vậy? Vì Phật giáo là học thuyết về giải thoát con người nhưng lại chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng một nhà nước phong kiến tập quyền vững mạnh. Trong khi đó, Nho giáo với các tư tưởng trung quân”, “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ dường như đáp ứng được yêu cầu này. Mặt khác, Nho giáo lúc bấy giờ ở phương Bắc tuy có những hạn chế, nhưng đối với nước ta thì nó vẫn có ý nghĩa tích cực nhất định trong việc xây dựng đạo đức, lối sống và sự phát triển văn hoá của người Việt. Vì vậy, sau khi xây dựng Văn Miếu, năm 1075, triều đình phong kiến đã mở khoa thi Minh Kinh bác học. Sang tới triều Trần, các khoa thi đ ược mở 7 năm một lần để chọn nhân tài. Tình hình trên làm cho nền văn hoá Đại Việt có bước phát triển về chất so với thời kỳ trước đó. Nếu như văn hóa, tư tưởng thời Lý còn chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo cả về thể loại lẫn ngôn ngữ, trường hợp Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà chưa rộng khắp, thì sang thời Trần, văn hoá, tư tưởng đã phát triển nở rộ cả về thể loại lẫn đề tài, v.v.. Sự ra đời của các tư liệu được viết bằng chữ Nôm năm 1282 được coi là cuộc cách mạng thực sự trong văn hoá và nhà nước nói riêng(6), nó chứng tỏ rằng chúng ta có quốc gia lãnh thổ độc lập, có văn hoá và phong tục riêng. Việc phát triển Nho học một cách có ý thức của các triều đại làm cho Nho giáo dần dần chiếm vị trí quan trọng trong xã hội. Nhưng khi Nho giáo đã đủ mạnh và Phật giáo đã bộc l ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài triết học " MỐI QUAN HỆ TAM GIÁO TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUỐC GIA ĐỘC LẬP THỜI LÝ - TRẦN " Đề tài triết học MỐI QUAN HỆ TAM GIÁO TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUỐC GIA ĐỘC LẬP THỜI LÝ - TRẦN MỐI QUAN HỆ TAM GIÁO TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUỐC GIA ĐỘC LẬP THỜI LÝ - TRẦN BÙI THANH PHƯƠNG* Bài viết góp phần luận chứng một hiện tượng độc đáo, có một không hai trong lịch sử của dân tộc, đó là mối quan hệ tam giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập dưới thời Lý – Trần. Theo tác giả, cả Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo đều được Nhà nước phong kiến sử dụng và khuyến khích phát triển; tam giáo này không chỉ ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, mà còn cạnh tranh với nhau để giành vị trí hàng đầu. Sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, với chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nước ta đã bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc. Từ năm 938 đến đầu thế kỷ XI là thời kỳ đất nước ta đạt được sự ổn định về kinh tế, chính trị, văn hoá và thống nhất dân tộc - những tiền đề quan trọng tạo nên sự phát triển rực rỡ trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, thể hiện sức sống của dân tộc trong thời kỳ Lý - Trần. Trong thời kỳ này, vấn đề phát triển kinh tế đ ược nhà nước phong kiến đặc biệt quan tâm, vì đó là cơ sở để ổn định tình hình chính trị - xã hội. Bằng các chính sách khác nhau, nông nghiệp được đưa lên vị trí hàng đầu. Nông nghiệp phát triển kéo theo sự phát triển của thủ công nghiệp, nhiều nghề của n ước ta được hình thành và phát triển, như đồ gốm, dệt gấm, kiến trúc... Từ đó, hình thành những trung tâm buôn bán lớn trong nước và ngoài nước, như Thăng Long, Vân Đồn. Trong giai đoạn này, có thể nói, bộ mặt kinh tế của nước Đại Việt đã phát triển với một sinh lực dồi dào và đạt đến trình độ khá cao(1). Nhà nước trong thời kỳ này được tổ chức theo chế độ phong kiến trung ương tập quyền và quản lý nhà nước đã có sự phát triển về chất. Nhà Lý rồi nhà Trần đều ban bố các bộ luật. Thời kỳ này, tăng lữ quý tộc là một tầng lớp đông đảo và có quyền lực đáng kể trong triều đình. Mặt khác, do yêu cầu của lịch sử, của thực tiễn đòi hỏi phải có một đội ngũ trí thức liên tục được bổ sung từ những người ngoài tông tộc để xây dựng chính quyền, tầng lớp nho sinh ngày càng có vai trò quan trọng. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, đến năm 1267, những người văn học bắt đầu giữ quyền bính từ đây. Như vậy, tới thời Trần đã có sự phân hoá trong giai cấp thống trị: một bên là tôn thất nhà vua, tăng lữ có thế lực, có sản nghiệp, có khuynh hướng ủng hộ Phật giáo; một bên là ngoại tộc đi lên bằng tài năng trí tuệ. Nói cách khác, bắt đầu có mâu thuẫn trong hệ tư tưởng phong kiến giữa một bên ủng hộ, đề cao Phật giáo và một bên đề cao Nho giáo. Văn hoá tư tưởng Đại Việt thời kỳ này có điều kiện phát triển rực rỡ trong hoàn cảnh một quốc gia độc lập. Phật giáo thời kỳ này hầu như trở thành quốc giáo, có vai trò to lớn trong việc đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước và chống ngoại xâm. Do đó, Phật giáo được nhà nước phong kiến đặc biệt quan tâm cả về cơ sở vật chất lẫn giáo lý, đội ngũ sư sãi: có lần xây tới 950 ngôi chùa một lúc, nhiều lần xuống chiếu viết kinh Tam Tạng, cho in lại các sách Phật giáo... phổ biến trong thiên hạ và cấp độ điệp cho nhân dân trong nước làm tăng(2). Chính nhờ sự quan tâm lớn của nhà nước phong kiến nên các dòng Thiền vào Việt Nam lúc này được dịp phát triển độc lập và mang bản sắc riêng của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng của các triều đại, như phái Thảo Đường thời Lý, phái Trúc Lâm thời Trần. Tuy nhiên, việc đề cao Phật giáo quá mức cũng dẫn đến những hệ quả khôn lường: Phật giáo tràn lan khắp nơi, bên cạnh cái tốt cái hay, đã xuất hiện cái dở cái xấu(3). Năm 1344 là năm mất mùa đói kém nhưng nhiều người lại đi tu, thậm chí số sư sãi ngang gần với số phu dịch(4). Những vấn đề trên đã ảnh hưởng đến sức sản xuất và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc cũng như sự phát triển của xã hội. Bởi vậy, nhà nước phong kiến lúc đó đã buộc phải đưa ra nhiều biện pháp hạn chế: sa thải các tăng đạo chưa đến năm mươi tuổi, bắt phải hoàn tục v.v.. Ngoài những nguyên nhân chủ quan như trên, nguyên nhân quan tr ọng nhất làm suy yếu Phật giáo là hệ thống giáo lý của Phật giáo đã không đáp ứng được yêu cầu xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ở nước ta thời kỳ đó. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo, nền giáo dục Nho học đã dần dần đi vào nề nếp và phát triển, có ý nghĩa rất to lớn đối với sinh hoạt văn hoá và tư tưởng của nước Đại Việt(5) sau này. Tại sao vậy? Vì Phật giáo là học thuyết về giải thoát con người nhưng lại chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng một nhà nước phong kiến tập quyền vững mạnh. Trong khi đó, Nho giáo với các tư tưởng trung quân”, “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ dường như đáp ứng được yêu cầu này. Mặt khác, Nho giáo lúc bấy giờ ở phương Bắc tuy có những hạn chế, nhưng đối với nước ta thì nó vẫn có ý nghĩa tích cực nhất định trong việc xây dựng đạo đức, lối sống và sự phát triển văn hoá của người Việt. Vì vậy, sau khi xây dựng Văn Miếu, năm 1075, triều đình phong kiến đã mở khoa thi Minh Kinh bác học. Sang tới triều Trần, các khoa thi đ ược mở 7 năm một lần để chọn nhân tài. Tình hình trên làm cho nền văn hoá Đại Việt có bước phát triển về chất so với thời kỳ trước đó. Nếu như văn hóa, tư tưởng thời Lý còn chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo cả về thể loại lẫn ngôn ngữ, trường hợp Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà chưa rộng khắp, thì sang thời Trần, văn hoá, tư tưởng đã phát triển nở rộ cả về thể loại lẫn đề tài, v.v.. Sự ra đời của các tư liệu được viết bằng chữ Nôm năm 1282 được coi là cuộc cách mạng thực sự trong văn hoá và nhà nước nói riêng(6), nó chứng tỏ rằng chúng ta có quốc gia lãnh thổ độc lập, có văn hoá và phong tục riêng. Việc phát triển Nho học một cách có ý thức của các triều đại làm cho Nho giáo dần dần chiếm vị trí quan trọng trong xã hội. Nhưng khi Nho giáo đã đủ mạnh và Phật giáo đã bộc l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiểu luận nghiên cứu đề tài tiểu luận triết học kinh tế chính trị triết học mác lênin chủ nghĩa xã hội đường lối cách mạng lý luận triết họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
27 trang 340 2 0
-
112 trang 291 0 0
-
14 trang 274 0 0
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 273 0 0 -
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 265 1 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 228 0 0 -
30 trang 223 0 0
-
Bài thuyết trình: Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về Chủ nghĩa Xã hội
42 trang 220 0 0 -
Tiểu luận Triết học: Học thuyết Âm Dương và Văn hóa Trọng Âm của người Việt
26 trang 218 0 0 -
20 trang 214 0 0