Danh mục

Đề tài triết học PHÊ PHÁN LUẬN ĐIỂM SAI LẦM 'NHÂN QUYỀN CAO HƠN CHỦ QUYỀN'

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 143.83 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày 10/12/1948, bản Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức thông qua. Nhân 60 năm ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948 - 10/12/2008), Tạp chí Triết học xin giới thiệu bài viết “Phê phán luận điểm sai lầm “Nhân quyền cao hơn chủ quyền”” của tác giả Từ Xích Nhượng đăng trên tạp chí “Nghiên cứu Triết học” số 10, 2000 (tiếng Trung) để bạn đọc tham khảo. Năm 1999, Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), dưới sự lãnh đạo của Mỹ, đã điên cuồng đánh phá...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài triết học " PHÊ PHÁN LUẬN ĐIỂM SAI LẦM “NHÂN QUYỀN CAO HƠN CHỦ QUYỀN” "PHÊ PHÁN LUẬN ĐIỂM SAI LẦM “NHÂN QUYỀN CAO HƠN CHỦQUYỀN” TỪ XÍCH NHƯỢNGNgày 10/12/1948, bản Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được Đại hộiđồng Liên hợp quốc chính thức thông qua. Nhân 60 năm ngày Nhân quyền thếgiới (10/12/1948 - 10/12/2008), Tạp chí Triết học xin giới thiệu bài viết “Phêphán luận điểm sai lầm “Nhân quyền cao hơn chủ quyền”” của tác giả Từ XíchNhượng đăng trên tạp chí “Nghiên cứu Triết học” số 10, 2000 (tiếng Trung) đểbạn đọc tham khảo.Năm 1999, Khối quân sự Bắc Đại Tây D ương (NATO), dưới sự lãnh đạo củaMỹ, đã điên cuồng đánh phá Nam Tư suốt hơn hai tháng với lý do là “nhânquyền cao hơn chủ quyền”. Điều này mới nghe thì dường như rất có lý, bởi“nhân quyền” là quyền lợi của tất cả mọi người (tức toàn nhân loại), mà số nhânkhẩu của quốc gia có “chủ quyền”, dẫu nhiều đến mức nào cũng vẫn chỉ là mộtbộ phận của “toàn nhân loại”, cho nên “nhân quyền cao hơn chủ quyền”.Tuy nhiên, tình huống trên thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Bởi lẽ, khái niệm“nhân quyền” chẳng qua chỉ là một khái niệm trừu tượng. Nó chỉ tồn tại trongquyền lợi của tất cả mọi cá nhân; cho nên, nếu không có quyền lợi cá nhân thìcũng sẽ không có nhân quyền. Trong khi đó, quyền lợi của mỗi cá nhân hiện đềunằm dưới sự bảo hộ của chủ quyền quốc gia; vì thế, nếu không có chủ quyềnquốc gia thì cũng chẳng có quyền lợi cá nhân, “chủ quyền” trên thực tế là caohơn “nhân quyền”.Nếu như loại “nhân quyền” đó là quyền lợi của cá nhân tồn tại thực sự thì chẳngqua nó cũng chỉ là ảo tưởng của chủ nghĩa cá nhân cực đoan mà thôi. Bởi lẽ,một khi quyền lợi cá nhân “cao hơn” chủ quyền quốc gia, thì tại sao nó vẫn cầnđến sự bảo hộ của quốc gia? Chỉ có đặt cuộc sống cá nhân lên trên quốc gia mớicó thứ gọi là “nhân quyền” này. Thế nhưng, dẫu ngày nay vẫn còn khả năng cómột số ít người sống bên ngoài quốc gia, song chắc chắn cũng không thể tồn tạicái gọi là cá nhân sống bên trên quốc gia được. Hiện có một số cá nhân trongcác “tổ chức quốc tế” dường như vượt khỏi chủ quyền quốc gia, nhưng họ vẫnphải lấy chủ quyền quốc gia làm cơ sở. Bởi lẽ, nếu không có chủ quyền quốc giathì không có “tổ chức quốc tế” đó và cũng chẳng thể nào bàn tới chuyện quyềnlợi cá nhân được.Trên đây vẫn là lấy “nhân quyền” để nói về nhân quyền, chỉ cần vượt ra khỏikhái niệm “nhân quyền”, nhìn từ góc độ lịch sử chân thực sự phát triển của loàingười, cái thứ “lý do” kiểu đó càng trở nên hồ đồ. Bởi lẽ, khi loài người cònsống trong các bộ lạc và thị tộc thời xã hội nguyên thuỷ, tất cả sự phục tùng củacá nhân đối với thị tộc và bộ lạc khiến rất khó phân biệt đâu là “quyền lợi” đâulà “nghĩa vụ”, do tất cả mọi vấn đề của cá nhân đều thuộc về bộ lạc và thị tộc,làm sao có thể có quyền lợi cá nhân? Chỉ đến xã hội nô lệ, khi nô lệ bị đánhđồng với các công cụ sản xuất khác và trở thành tài sản tư hữu của chủ nô thì lúcđó, mới cần tới sự bảo vệ của quốc gia để quyền lợi của chủ nô không bị xâmhại. Nếu khi ấy có ai đưa ra đòi hỏi nô lệ phải có quyền lợi bình đẳng ngang vớichủ nô, thì đó đúng là một chuyện điên rồ. Bởi lẽ, trong quan hệ xã hội hiện thựcđương thời, bất bình đẳng vẫn còn được coi trọng hơn bình đẳng. Tới xã hộiphong kiến, nông dân trở thành người làm thuê cho địa chủ, nhà nước đặt ra chếđộ đẳng cấp để bảo vệ những địa chủ lớn nhỏ, hoàng đế là người thống trị chí caovô thượng. Trong xã hội ấy, nếu như có người đề xuất việc thần dân phải cóquyền lợi ngang với hoàng đế, thì điều đó sẽ bị coi là phản nghịch, bởi nó hoàntoàn đối lập với quan hệ xã hội hiện thực.Chỉ sau khi kinh tế hàng hoá trong lòng xã hội phong kiến phát triển, thươngnhân đi tới đâu cũng buôn bán, tiến hành “trao đổi ngang giá”, vấn đề bình đẳngquyền lợi cá nhân mới đ ược đặt ra. Đây cũng chính là quá trình phát triển chủnghĩa nhân đạo đòi hỏi về cá tính, tự do, bình đẳng và dân chủ, nhân quyền từthời Phục hưng trở về sau ở châu Âu. Tư tưởng đó có hệ thống tương đối hoànchỉnh nhờ các nhà tư tưởng người Pháp thế kỷ XVIII và đạt tới đỉnh cao vớiL.Phoiơbắc - nhà triết học cổ điển Đức thế kỷ XIX.Tuy nhiên, căn cứ vào “Tuyên ngôn nhân quyền”, C.Mác đã giải thích về vấn đềnày như sau: “Đặc quyền tín ngưỡng là nhân quyền nói chung”, “ứng dụng thựctế của nhân quyền (về) tự do chính là nhân quyền (về) tư hữu tài sản”, “loại nhânquyền (về) tư hữu tài sản này chính là quyền lợi được sử dụng và xử lý tài sảncủa mình một cách tuỳ ý, không liên quan đến người khác, không chịu bó buộccủa xã hội”, “bình đẳng không có gì khác là bình đẳng tự do đã nói ở trên, tứcmỗi một người đều được nhìn nhận như một đơn tử độc lập”, “an toàn là kháiniệm xã hội cao nhất của xã hội dân sự, là khái niệm của cảnh sát; căn cứ theokhái niệm này, sự tồn tại của toàn thể xã hội đều là vì bảo vệ nhân thân, quyềnlợi và sự bất khả xâm phạm về tài sản của mỗi một thành viên trong đó”, “có thểthấy, bất cứ một loại ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: