Đề tài triết học QUAN ĐIỂM DÂN SINH VÀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH HỒ CHÍ MINH
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài triết học " QUAN ĐIỂM DÂN SINH VÀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH HỒ CHÍ MINH " ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ------ Đề tài triết học QUAN ĐIỂM DÂN SINH VÀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH HỒ CHÍ MINH QUAN ĐIỂM DÂN SINH VÀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH HỒ CHÍ MINH ĐẶNG HỮU TOÀN(*) Trong bài viết này, tác giả đã luận giải và khẳng định cái làm nên giá trị tinh thần lớn lao và có ý nghĩa cải tạo thực tiễn sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là quan điểm vì con người và giải phóng con người - quan điểm dân sinh thấm đượm chủ nghĩa nhân đạo cao cả và tư tưởng nhân văn sâu sắc, là triết lý nhân sinh. Quan điểm dân sinh đó, triết lý nhân sinh đó lấy thực tiễn cuộc sống làm điểm xuất phát, lấy giải phóng và phát triển con người làm mục tiêu. Đó là quan điểm hành động, vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho mỗi con người, cho dân tộc và cho cả cộng đồng nhân loại mà hành động, là triết lý của cuộc sống, là đạo lý làm người, đạo lý làm việc. Với Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội không chỉ gắn liền với độc lập dân tộc, mà còn là con đường, phương thức để giữ vững độc lập dân tộc, thực hiện dân sinh và an sinh xã hội. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã xác định rõ, Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Và, lần đầu tiên, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta chính thức khẳng định: “T ư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”(1). Khẳng định giá trị và ý nghĩa lớn lao của tư tưởng Hồ Chí Minh, trong Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cho rằng, sở dĩ tư tưởng Hồ Chí Minh là “linh hồn”, là “ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam”, là “lương tâm của thời đại”, có sức sống trường tồn, có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của nhân dân Việt Nam và của nhân dân nhiều dân tộc trên thế giới, cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai, chính là vì tư tưởng của Người đã kế thừa những giá trị tư tưởng, văn hóa “vĩnh cửu” của nhân loại, thấm đ ượm chủ nghĩa nhân văn cao cả và đáp ứng những yêu cầu, nguyện vọng cháy bỏng và sâu xa của dân tộc và nhân loại. Rằng, không chỉ thế, cả cuộc đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi của Người còn là một tấm gương sáng ngời, một biểu hiện tiêu biểu cho chủ nghĩa nhân đạo cộng sản(2). Tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tham luận Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh - đặc điểm và cội nguồn, Giáo sư Trần Văn Giầu đã nói: “Cho phép tôi hiểu rằng tầm cỡ của một hiền triết chưa chắc chắn ở chỗ giải đáp mối tương quan giữa tồn tại và tư tưởng, ở chỗ xác định thế giới là thực tại hay là ảo ảnh, khả tri hay bất khả tri, ở chỗ lựa chọn giáo điều quen thuộc hay sáng tạo mới lạ, mà chung quy là ở mức quan tâm đến con người, con người thật đang phải sống trên quả đất này và chắc chắn còn sống lâu dài đến vô tận thời gian, lấy đó làm trung tâm của mọi suy tư và chủ đích của mọi hành động. Cụ Hồ thuộc loại hiền triết đó…”(3). Thật vậy, cái làm nên giá trị tinh thần lớn lao và mang ý nghĩa cải tạo thực tiễn sâu sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh là quan điểm vì con người và giải phóng con người, quan điểm dân sinh thấm đượm chủ nghĩa nhân đạo cao cả, tư tưởng nhân văn sâu sắc và triết lý nhân sinh mà Người đã dày công vun đắp. Hồ Chí Minh chưa một lần dành riêng một tác phẩm, một bài viết hay một bài phát biểu để trình bày quan điểm dân sinh, triết lý nhân sinh của Người. Quan điểm đó, triết lý đó ở Hồ Chí Minh được toát ra, được thể hiện sinh động từ toàn bộ cuộc đời đấu tranh cách mạng không mệt mỏi và từ cuộc sống hàng ngày rất đỗi người thường của Người. Quan điểm đó, triết lý đó là sự kết tinh cả tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Chủ nghĩa nhân đạo, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là sự thể hiện tập trung quan điểm dân sinh, triết lý nhân sinh của Người - suốt đời cống hiến hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người, giải phóng giai cấp và giải phóng nhân loại; đấu tranh không mệt mỏi để xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, mọi bất công, phi lý; gi ành độc lập, tự do vì quyền được phát triển bình đẳng cho dân tộc, cho nhân loại; đem lại cho mỗi con người, cho dân tộc và cho cả cộng đồng nhân loại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Quan điểm dân sinh đó, triết lý nhân sinh đó lấy thực tiễn cuộc sống làm điểm xuất phát, lấy giải phóng và phát triển con người làm mục tiêu. Đó là quan điểm hành động, vì cuộc sống con người mà hành động, là triết lý cuộc sống, là đạo lý làm người, đạo lý làm việc. Ở Hồ Chí Minh, quan điểm dân sinh đó, triết lý nhân sinh đó đ ã trở thành phương châm hành động và, như Người đã xác định rõ, “đầu tiên là công việc đối với con người”(4), mọi công việc đều liên quan tới con người, hướng vào phục vụ con người, làm cho con người được phát triển toàn diện với mọi năng lực vốn có của nó, để con người được làm chủ, có tự do, có cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Hơn nữa, Người còn coi đó là công việc nhất thiết phải làm, dẫu khó khăn, phức tạp đến mấy cũng phải ra sức làm. Ở Hồ Chí Minh, quan điểm dân sinh, triết lý nhân sinh l à sự gắn kết giữa chủ nghĩa nhân đạo cao cả với tư tưởng nhân văn sâu sắc. Cội nguồn của chủ nghĩa nhân đạo và tư tưởng nhân văn ấy là truyền thống nhân ái, “thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam kết hợp với truyền thống nhân ái trong các nền văn minh phương Đông và phương Tây. Nội dung cốt lõi của chủ nghĩa nhân đạo và tư tưởng nhân văn ấy là lòng thương yêu, quý trọng con người gắn với lòng yêu nước, yêu dân nồng nàn. Mục tiêu cao cả của chủ nghĩa nhân đạo và tư tưởng nh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiểu luận nghiên cứu đề tài tiểu luận triết học kinh tế chính trị triết học mác lênin chủ nghĩa xã hội đường lối cách mạng lý luận triết họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
27 trang 349 2 0
-
112 trang 300 0 0
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 291 0 0 -
14 trang 284 0 0
-
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 275 1 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 254 0 0 -
30 trang 244 0 0
-
Tiểu luận Triết học: Học thuyết Âm Dương và Văn hóa Trọng Âm của người Việt
26 trang 239 0 0 -
20 trang 237 0 0
-
Bài thuyết trình: Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về Chủ nghĩa Xã hội
42 trang 231 0 0 -
4 trang 217 0 0
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp marketing địa phương thu hút lượng khách vào Côn đảo
25 trang 209 0 0 -
BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
18 trang 203 0 0 -
Tiểu luận kinh tế chính trị: Quy luật giá trị cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường
16 trang 202 0 0 -
Học thuyết giá trị thặng dư là hòn đá tảng to lớn nhất trong học thuyết kinh tế của C. Mác
7 trang 190 0 0 -
Bài tiểu luận môn sinh thái cảnh quan
16 trang 186 0 0 -
Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam
14 trang 178 0 0 -
19 trang 174 0 0
-
Tiểu luận giao tiếp trong kinh doanh: Nghiên cứu môi trường văn hóa Trung Quốc
30 trang 170 0 0 -
23 trang 167 0 0