Danh mục

Đề tài triết học QUAN NIỆM CỦA HÊGHEN VỀ XÃ HỘI CÔNG DÂN

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 185.49 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả đã phân tích một cách khái quát quan niệm của G.V.Ph.Hêghen về xã hội công dân (xã hội dân sự), về các mối quan hệ kinh tế của xã hội công dân cũng như cơ cấu đẳng cấp và biện chứng của xã hội công dân. Theo tác giả, Hêghen đã đứng trên cơ sở của chủ nghĩa duy tâm khách quan, thần bí để xem xét mối quan hệ giữa xã hội công dân và nhà nước, coi nhà nước là cái có trước, là cơ sở và động lực của xã hội...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài triết học " QUAN NIỆM CỦA HÊGHEN VỀ XÃ HỘI CÔNG DÂN "  Đề tài triết học QUAN NIỆM CỦA HÊGHEN VỀ XÃ HỘI CÔNG DÂN QUAN NIỆM CỦA HÊGHEN VỀ XÃ HỘI CÔNG DÂN NGUYỄN ĐÌNH TƯỜNG(*) Trong bài viết này, tác giả đã phân tích một cách khái quát quan niệm của G.V.Ph.Hêghen về xã hội công dân (xã hội dân sự), về các mối quan hệ kinh tế của xã hội công dân cũng nh ư cơ cấu đẳng cấp và biện chứng của xã hội công dân. Theo tác giả, Hêghen đã đứng trên cơ sở của chủ nghĩa duy tâm khách quan, thần bí để xem xét mối quan hệ giữa xã hội công dân và nhà nước, coi nhà nước là cái có trước, là cơ sở và động lực của xã hội công dân. Vì vậy, có thể nói, quan niệm của Hêghen về xã hội công dân nói riêng và triết học của ông nói chung có tính chất mâu thuẫn. Qua sách báo và các phương tiện truyền thông trong những năm gần đây, vấn đề xã hội công dân (hay xã hội dân sự) ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Khái niệm xã hội công dân có một quá trình ra đời và tồn tại khá phức tạp. Nó xuất hiện trong ngôn ngữ phương Tây từ cuối thế kỷ XVI và ở nước ta trong những thập niên gần đây. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu khái niệm này một cách đầy đủ và đúng đắn. Nghiên cứu các tài liệu hiện có cho thấy, có nhiều định nghĩa, nhiều ý kiến và tranh luận khác nhau về khái niệm xã hội công dân. Mỗi một cách tiếp cận đều có tính hợp lý của nó tuỳ theo góc độ triết học, chính trị học, xã hội học, luật học… Trong bài viết này, chúng tôi muốn đưa ra quan niệm của Hêghen về xã hội công dân nhằm phần nào làm sáng tỏ nội hàm của khái niệm này trong một giai đoạn lịch sử triết học trước Mác. Trong tác phẩm Triết học pháp quyền của G.V.Ph.Hêghen, lĩnh vực đạo đức hay từ của ông dùng là “thực thể đạo đức” bao gồm ba giai đoạn; giai đoạn thứ nhất là gia đình, giai đoạn thứ hai là xã hội công dân, giai đoạn thứ ba là nhà nước. Học thuyết về xã hội công dân là một trong những nội dung quan trọng nhất trong Triết học pháp quyền của Hêghen. Theo ông, “thực thể đạo đức” là sự liên kết giữa cá nhân và xã hội, còn xã hội con người là sự thể hiện của “thực thể đạo đức”. Chính điều này đã thể hiện rõ nét chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hêghen. “Thực thể đạo đức” là giai đoạn cao nhất trong sự phát triển của tinh thần khách quan. Trong giai đoạn này đã có sự thống nhất giữa con người và xã hội. Nếu trước đây, trong các học thuyết của Xpinôda, Hốpxơ và của những nhà Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, cá nhân đã được chọn làm điểm xuất phát cho quan niệm của các ông về xã hội, nghĩa là xã hội là cái thứ hai được sinh ra từ cá nhân, thì ngược lại, đến Hêghen, ông đã nêu ra quan điểm đúng đắn khi coi xã hội chứ không phải là cá nhân là cái khởi đầu. Đồng thời, Hêghen đã xem xét những hình thức khác nhau của đời sống xã hội là gia đình, xã hội công dân và nhà nước. Khái niệm xã hội công dân Hêghen đã xác định xã hội công dân như là sự tổng hợp những điều kiện vật chất của đời sống xã hội, là hệ thống những nhu cầu dựa trên chế độ tư hữu, là những quan hệ tài sản, pháp luật và đẳng cấp. Về điều này, C.Mác cho rằng, theo cách của người Anh và người Pháp thế kỷ XVIII, Hêghen đã gộp toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất lại và gọi chung là xã hội công dân. Hêghen nói, “xã hội công dân là mối liên hệ giữa các thành viên với tư cách là cái riêng độc lập trong tính chung hình thức, là mối liên hệ thông qua nhu cầu của các thành viên đó, thông qua các thiết chế pháp luật là phương tiện bảo vệ cá nhân và sở hữu”(1). Đồng thời, ông coi xã hội công dân là lĩnh vực những điều kiện sinh hoạt vật chất, là sản phẩm có tính chất tự nhiên, trong đó các cá nhân ràng buộc với nhau thông qua những lợi ích vật chất ích kỷ. Với quan niệm như vậy, Hêghen rút ra hai đặc điểm cơ bản của xã hội công dân: Thứ nhất, trong xã hội công dân từng cá nhân cụ thể là mục đích của chính mình, nghĩa là hoạt động của nó nhằm vào việc đáp ứng những nhu cầu riêng tư. Thứ hai, từng cá nhân cụ thể chỉ có thể đáp ứng đ ược mục đích của mình thông qua quan hệ với những cá nhân khác. Như vậy, trong xã hội công dân, những người khác chỉ là phương tiện để từng cá nhân cụ thể đạt được mục đích riêng của mình. Hêghen cho rằng, “Trong xã hội công dân, mỗi người đều là mục đích đối với mình, mọi người khác thực chất là hư vô đối với nó. Nhưng nó không thể đạt được tổng số các mục đích của mình nếu thiếu quan hệ với người khác. Do vậy, những người này thực chất chỉ là phương tiện cho mục đích riêng. Nhưng mục đích riêng cũng đem lại cho nó hình thức của cái chung và tự đáp ứng thông qua quan hệ với những mục đích khác, nhờ đó mà nó cũng đồng thời đáp ứng những lợi ích của người khác”(2). Như vậy, xã hội công dân là lĩnh vực để thực hiện những mục đích riêng của các cá nhân, còn những người khác chỉ có ý nghĩa như là phương tiện để cá nhân đạt được mục đích đó. Theo đó, mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng được thiết lập và xuyên suốt toàn bộ đời sống của xã hội công dân. Trong hoạt động của mỗi cá nhân riêng biệt, khi đáp ứng mục đích của mình, thì đồng thời nó cũng đáp ứng mục đích của những người khác và bằng cách đó, những cá nhân này cũng góp phần thực hiện lợi ích chung. Ngoài ra, Hêghen còn xác định những mối quan hệ khác giữa các thành viên của xã hội công dân. Trong xã hội công dân, mục đích riêng của cá nhân và mục đích chung của mọi người có sự độc lập với nhau, nhưng giữa chúng vẫn có mối liên hệ hữu cơ. Một mặt, Hêghen coi xã hội công dân như là kết quả của “sự mở rộng” các gia đình; mặt khác, ông nhấn mạnh tư tưởng cho rằng sự phát triển của xã hội công dân muộn hơn so với sự phát triển của nhà nước. Theo ông, các yếu tố và đặc điểm của xã hội công dân cũng chính là của xã hội tư sản dựa trên sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và sự cạnh tranh tự do, “xã hội công dân chỉ đ ược tạo ra trong thế giới hiện đại”(3). Hơn nữa, Hêghen coi sở hữu tư nhân là điều kiện cần thiết cho sự ra đời và phát triển của xã hội công dân cũng như của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: