Danh mục

Đề tài triết học SỰ BẤT BIẾN CỦA CÁI THẦN THOẠI VÀ CÁC YẾU TỐ THẾ GIỚI QUAN TIỀN TRIẾT HỌC Ở CÁC NỀN VĂN MINH CỔ ĐẠI

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 24,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lịch sử các nền văn minh cổ đại được tính hàng nghìn năm. Tất cả các nền văn minh đó - Ai Cập, Sumerô, Babilon, Ấn Độ, Trung Hoa - xuất hiện và phát triển trong những điều kiện ấm nóng của phù sa mầu mỡ được tạo thành từ những dòng chảy của các sông lớn. Tuy nhiên, hoạt động sinh sống của những cộng đồng người ở các quốc gia đó, giống như thời nguyên thủy, về cơ bản, vẫn là sự thích nghi với môi trường tự nhiên xung quanh và cùng với đó, nỗ lực của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài triết học " SỰ BẤT BIẾN CỦA CÁI THẦN THOẠI VÀ CÁC YẾU TỐ THẾ GIỚI QUAN TIỀN TRIẾT HỌC Ở CÁC NỀN VĂN MINH CỔ ĐẠI " Đề tài triết học SỰ BẤT BIẾN CỦA CÁI THẦN THOẠI VÀ CÁC YẾU TỐ THẾ GIỚI QUAN TIỀN TRIẾT HỌC Ở CÁC NỀN VĂN MINH CỔ ĐẠI NHẬP MÔN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Tiếp theo kỳ trước) V.V.XÔCÔLỐP(*) SỰ BẤT BIẾN CỦA CÁI THẦN THOẠI VÀ CÁC YẾU TỐ THẾ GIỚI QUAN TIỀN TRIẾT HỌC Ở CÁC NỀN VĂN MINH CỔ ĐẠI Lịch sử các nền văn minh cổ đại được tính hàng nghìn năm. Tất cả các nền văn minh đó - Ai Cập, Sumerô, Babilon, Ấn Độ, Trung Hoa - xuất hiện và phát triển trong những điều kiện ấm nóng của ph ù sa mầu mỡ được tạo thành từ những dòng chảy của các sông lớn. Tuy nhiên, hoạt động sinh sống của những cộng đồng người ở các quốc gia đó, giống nh ư thời nguyên thủy, về cơ bản, vẫn là sự thích nghi với môi trường tự nhiên xung quanh và cùng với đó, nỗ lực của chủ thể tập thể cũng không ngừng tăng lên. Đó là việc sử dụng ruộng đất tự nhiên được bổ sung thêm nghệ thuật dẫn nước và lao động có công cụ. Nếu nghề trồng trọt dưới hình thức sơ khai đã từng có trong thời kỳ công xã nguyên thủy, thì ở các nền văn minh này, nó đã trở thành nhân tố chủ đạo trong hoạt động sống của con người, còn nghề chăn nuôi, theo ý nghĩa to lớn của nó, trở thành nhân tố lệ thuộc vào nghề trồng trọt. Thần thoại Ai Cập cổ đại và minh triết thế tục Những người Ai Cập cổ đại đã sử dụng các công cụ bằng đá, đồng đỏ và đồng thau. Nhà nước Ai Cập cổ đại được hình thành từ thiên niên kỷ thứ IV TCN. Và, ngay từ đầu thiên niên kỷ thứ III TCN, ở đây đã hình thành nên một cơ cấu rất tập trung và cần thiết cho việc duy trì nghề trồng trọt có hệ thống tưới tiêu khá quy mô, cũng như các phương diện khác của đời sống kinh tế. Cùng với đó, người ta cũng đã xây dựng được một hệ thống phòng thủ có khả năng tự bảo vệ khỏi sự tấn công của láng giềng và khi cần thiết, cho sự tấn công ngược trở lại. Quyền lực tối cao của các Pharaon (nghĩa của Pharaon là ngôi nhà lớn, về sau tự nó là chủ sở hữu) là vô hạn và về nguyên tắc, không bị hạn chế bởi bất cứ thể chế xã hội nào cả. Hơn nữa, quyền lực này còn đòi hỏi phải có sự phân hóa của những cư dân đã từng được nó bảo vệ. Tính giai cấp là dấu hiệu cần thiết khác về tính tập thể của nền văn minh này. Bởi lẽ, đã có một thời, ở Ai Cập cũng nh ư ở các nền văn minh cổ đại khác, sự phân hóa giai cấp, nói đúng h ơn là sự phân chia tầng lớp, đã được thừa nhận ở một mức độ nào đó. Phần lớn cư dân ở Ai Cập cổ đại là những người của công xã nông nghiệp, hình thức ít thay đổi về tính tập thể này của họ kéo dài cả thế kỷ, thậm chí hàng nghìn năm. Có thể gọi họ là những người theo đẳng cấp nghề nghiệp (kasta). Số lượng những người làm nghề thủ công trong cộng đồng, đặc biệt là ở các thành phố, không thể so sánh được với đông đảo những người của công xã nông nghiệp. Ở đây, về mặt quy luật mà nói, đã có sự xuất hiện các “giai cấp bóc lột” - đó là những địa chủ lớn, đặc biệt là việc họ cấu kết với nhau xung quanh chúa thượng - Pharaon. Thuộc loại đó còn có một tầng lớp quan trọng khác - đó là đẳng cấp tư tế, những người nắm lễ nghi tôn giáo, nhưng cũng nắm cả những tri thức có giá trị mà thiếu chúng, không thể có được cả kinh tế lẫn đời sống tinh thần. Các thành tố phi lý và duy lý luôn đan xen với nhau trong hoạt động của các nhà tư tế này. Đương nhiên, ở các nền văn minh cổ đại, sự hiểu biết của con người đã được mở rộng hơn, sâu sắc hơn so với thời nguyên thủy. Trước hết, ở đây cần phải lưu ý tới nhân tố ngôn ngữ. Tư tưởng của “con người có lý tính” thời nguyên thủy về khía cạnh ký hiệu mà nói, chỉ được nâng lên tới tầm mô phỏng bằng các bức tranh, hình vẽ mô tả tượng hình loài vật và hình tượng con người thô phác trên các bức tường nơi hang động. Tính ký hiệu của ngôn ngữ trong các nền văn minh này đã được phát triển theo xu hướng biểu tượng hóa. Ở Ai Cập cổ đại đã xuất hiện chữ tượng hình, đã có sự kết hợp hình thể của loài vật và con người với những ký hiệu của ngôn từ và các âm tiết của từng ngôn ngữ cụ thể. Sự lược đồ hóa tiếp theo của chữ viết loại này đã tước đi các họa tiết, đồng thời làm gia tăng những thành tố của loại chữ tốc ký. Loại chữ viết đó trong ngôn ngữ Hy Lạp cổ được gọi là chữ tượng hình, bởi những người làm ra nó trước hết là những nhà tư tế. Và, như ở phần trước chúng tôi đã đề cập, sự xuất hiện và phát triển của ngôn ngữ ngay từ giai đoạn tiền văn tự của nó đã kéo theo sự liên kết kinh nghiệm tập thể với tư duy cá nhân. Quá trình đó lại được đẩy mạnh nhờ ngôn ngữ thành văn. Nếu hiểu khoa học như là sự mở rộng và làm sâu sắc lao động trí óc, loại lao động được bắt đầu từ trình độ kinh nghiệm thông thường đến kinh nghiệm khoa học và dần dần tích lũy được các yếu tố đã được khái quát hoá, định hình hoá trong ngôn ngữ và hơn nữa, trong các ký hiệu văn tự của nó, thì ngay cả ở các nền văn minh cổ đại cũng không thể thiếu khoa học. Ở Ai Cập cổ đại đã diễn ra sự chia tách một cách khá quy mô giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Chủ thể của lao động trí óc không chỉ là những nhà tư tế, mà thường có cả một đội ngũ đông đảo những người biết chữ làm công việc phụ tá cho các nhà tư tế đó. Ở đây, hoạt động kinh tế phức tạp và những nhu cầu hành chính của nhà nước luôn đòi hỏi ngày càng thận trọng hơn việc định hình chữ viết. Khoa học không thể thiếu văn tự và đương nhiên, nó cũng không thể bị quy về chỉ với văn tự. Các nhu cầu về kinh tế đã làm nảy sinh sự khéo léo trong việc thực hiện những phép tính khác nhau, cũng như việc sử dụng các phân số để giải quyết những bài toán phương trình bậc nhất, thậm chí cả những phương trình bậc hai. Sự cần thiết của việc tính diện tích đất đai và những diện tích khác cũng như khối lượng của các thể tích khác nhau đã dẫn tới một khoa học mà nhà sử học vĩ đại Hêrôđốt, khi đến thăm Ai Cập vào thế kỷ thứ 5 TCN, đã gọi nó là hình học (“kích thước của đất”). Khi đó, người ta đã đưa ra đ ...

Tài liệu được xem nhiều: