Đề tài triết học VẤN ĐỀ DÂN SINH TRONG ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI CỦA NÓ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài triết học " VẤN ĐỀ DÂN SINH TRONG ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI CỦA NÓ " Đề tài triết họcVẤN ĐỀ DÂN SINH TRONG ĐẠI VIỆTSỬ KÝ TOÀN THƯ VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI CỦA NÓVẤN ĐỀ DÂN SINH TRONG ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ VÀ Ý NGHĨATHỜI ĐẠI CỦA NÓ TRẦN NGUYÊN VIỆT (*)Đại Việt sử ký toàn thư là một bộ sử lớn của Việt Nam, ghi chép lại những sựkiện lịch sử của gần 3000 năm (từ thời Hồng Bàng đến năm 1675). Đây cũngchính là kho dẫn chứng dồi dào cho vấn đề dân sinh của b ài viết này. Trong bàiviết này, vấn đề dân sinh được tác giả xem xét trong ba lĩnh vực: đời sống sảnxuất vật chất xã hội, chính trị - xã hội và đời sống tinh thần của xã hội. Theo tácgiả, nhiều triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam đã ban hành và thực thicác chính sách dân sinh và an sinh xã h ội, thậm chí khái niệm dân sinh cũng đãxuất hiện trong bộ sử ký này. Cuối cùng, tác giả chỉ ra bài học quý giá từ vấn đềdân sinh trong lịch sử đối với giai đoạn phát triển hiện nay ở Việt Nam.Vấn đề dân sinh trong lịch sử phát triển của nhân loại, về thực chất, l à vấn đềchính trị được đại đa số các quốc gia trên thế giới quan tâm. Tuy nhiên, việc giảiquyết vấn đề này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trước hết là chủ trương và chínhsách của giai cấp thống trị, sau đó đến các tổ chức xã hội khác hoạt động trongnhiều lĩnh vực khác nhau tạo thành chỉnh thể của một quốc gia. Xét về lôgíc hìnhthái, khái niệm “dân sinh” có nội hàm rộng hơn khái niệm “an sinh xã hội”; bởikhái niệm thứ hai mang tính cấp thiết nhất thời, nó được dùng để chỉ sự bảo vệcủa xã hội đối với những thành viên của mình bằng một loạt những biện phápcông cộng, nhằm chống đỡ sự hẫng hụt về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc bịgiảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp,tàn tật, tuổi già, v.v.. Khái niệm dân sinh bao hàm không chỉ những vấn đề củaan sinh xã hội, mà còn cả vấn đề bảo vệ sự ổn định đời sống lâu dài của nhân dânthông qua những chính sách, chủ trương được luật pháp hóa.Xuất phát từ tính cấp thiết mà Đảng và Chính phủ ta đặt ra hiện nay về vấn đềtam nông (nông dân, nông nghiệp và nông thôn), chúng tôi muốn truy xét vấn đềdân sinh theo dòng lịch sử, xem nó đã từng được các triều đại phong kiến ViệtNam nêu và giải quyết như thế nào qua bộ sử quan trọng của nước ta là Đại Việtsử ký toàn thư. Sở dĩ chúng tôi coi vấn đề dân sinh trong lịch sử luôn gắn liền vớinông dân vì nước ta là một nước nông nghiệp. Ở đó, nông dân là lực lượng dâncư luôn chiếm gần 80% dân số cả n ước, luôn đóng vai trò quan trọng trong lịchsử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thêm nữa, đến nay, nền kinh tế n ước ta vẫn coinông nghiệp là chủ đạo và vì vậy, có thể nói, vấn đề dân sinh trong Đại Việt sửký toàn thư, về thực chất, là vấn đề “tam nông” trong lịch sử đất nước cần đượcnghiên cứu.Đại Việt sử ký toàn thư là một bộ sử lớn, ghi chép lại các sự kiện từ thời HồngBàng đến năm Ất Mão (năm 1675), tức là đến đời vua Gia Tông nhà Lê. Nhưvậy, xét về sử biên niên, bộ sử này đã ghi chép lại những sự kiện của gần 3000năm; trong đó, đáng để chúng ta chú ý nhất l à từ thời kỳ đất nước giành đượcđộc lập năm 938 đến thời Lê Trung Hưng (năm 1675). Trong thời kỳ đó, việcxây dựng Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam (từ thời Lý,Trần đến thời Lê Trung Hưng) đã ít nhiều gắn liền với việc củng cố mối quan hệquân - dân mà ở đó, vấn đề dân sinh luôn đ ược các triều đại phong kiến chú ý.Mặc dù thước đo thịnh trị của bất kỳ triều đại phong kiến nào cũng lấy tiêuchuẩn lòng dân - ý trời làm cơ sở, song vấn đề dân sinh lại phụ thuộc vào khâutrung gian thực hiện các tiêu chuẩn đó là “thiên tử”, còn bộ máy thống trị quanliêu núp dưới chiêu bài “phụ mẫu của dân” có trách nhiệm thay trời “giáo hóadân và trị vì thiên hạ”. Chính vì vậy, như chúng tôi đã đề cập ở trên, việc phântích dựa trên các nguyên tắc của triết học xã hội để làm sáng tỏ vấn đề dân sinhqua từng giai đoạn lịch sử được nêu trong Đại Việt sử ký toàn thư là cần thiết,qua đó chỉ ra ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp xây dự ng Nhà nước “của dân, dodân và vì dân” ở Việt Nam hiện nay.Để làm rõ hơn khái niệm dân sinh từ góc độ triết học xã hội, chúng tôi cho rằng,không thể bỏ qua việc phân tích các lĩnh vực đời sống xã hội. Thứ nhất, đó làlĩnh vực đời sống sản xuất vật chất xã hội, mà mục đích cao nhất của nó là thỏamãn các nhu cầu vật chất với tư cách cơ sở phổ biến về tính tất yếu trong hoạtđộng lao động của con người. Con người khác với động vật trong hoạt độngnhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất ở chỗ, nó không thể giản đơn sử dụngnhững cái có sẵn trong tự nhiên như động vật, mà phải cải tạo, chế biến các sựvật tự nhiên, như C.Mác viết: “việc tạo một cách thực tiễn ra thế giới vật thể,việc cải tạo giới tự nhiên vô cơ là sự khẳng định của con người với tư cách làmột sinh vật có tính loài có ý thức, nghĩa là một sinh vật đối xử với loài như vớibản chất ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiểu luận nghiên cứu đề tài tiểu luận triết học kinh tế chính trị triết học mác lênin chủ nghĩa xã hội đường lối cách mạng lý luận triết họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
27 trang 349 2 0
-
112 trang 300 0 0
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 291 0 0 -
14 trang 284 0 0
-
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 275 1 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 254 0 0 -
30 trang 244 0 0
-
Tiểu luận Triết học: Học thuyết Âm Dương và Văn hóa Trọng Âm của người Việt
26 trang 239 0 0 -
20 trang 237 0 0
-
Bài thuyết trình: Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về Chủ nghĩa Xã hội
42 trang 231 0 0 -
4 trang 217 0 0
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp marketing địa phương thu hút lượng khách vào Côn đảo
25 trang 209 0 0 -
BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
18 trang 203 0 0 -
Tiểu luận kinh tế chính trị: Quy luật giá trị cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường
16 trang 202 0 0 -
Học thuyết giá trị thặng dư là hòn đá tảng to lớn nhất trong học thuyết kinh tế của C. Mác
7 trang 190 0 0 -
Bài tiểu luận môn sinh thái cảnh quan
16 trang 186 0 0 -
Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam
14 trang 178 0 0 -
19 trang 174 0 0
-
Tiểu luận giao tiếp trong kinh doanh: Nghiên cứu môi trường văn hóa Trung Quốc
30 trang 170 0 0 -
23 trang 167 0 0