Danh mục

Đề tài triết học XÃ HỘI CÔNG DÂN VÀ XÃ HỘI DÂN SỰ: TỪ ARIXTỐT ĐẾN HÊGHEN

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 181.25 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích tư tưởng của Arixtốt về cộng đồng chính trị - một khái niệm được coi là khởi thuỷ của khái niệm xã hội công dân/xã hội dân sự sau này. Đồng thời, phân tích tư tưởng về xã hội dân sự trong thời cận đại qua một số đại biểu điển hình. Đặc biệt, tác giả đã làm rõ sự kế thừa và phát triển của Hêghen đối với quan điểm của Arixtốt về xã hội công dân. Theo tác giả, tư tưởng của Hêghen về xã hội dân sự và nhà nước tuy mang tính...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài triết học " XÃ HỘI CÔNG DÂN VÀ XÃ HỘI DÂN SỰ: TỪ ARIXTỐT ĐẾN HÊGHEN " Đề tài triết họcXÃ HỘI CÔNG DÂN VÀ XÃ HỘI DÂN SỰ: TỪ ARIXTỐT ĐẾN HÊGHENXÃ HỘI CÔNG DÂN VÀ XÃ HỘI DÂN SỰ: TỪ ARIXTỐT ĐẾN HÊGHEN TRẦN TUẤN PHONG(*)Bài viết phân tích tư tưởng của Arixtốt về cộng đồng chính trị - một khái niệm đượccoi là khởi thuỷ của khái niệm xã hội công dân/xã hội dân sự sau này. Đồng thời,phân tích tư tưởng về xã hội dân sự trong thời cận đại qua một số đại biểu điển h ình.Đặc biệt, tác giả đã làm rõ sự kế thừa và phát triển của Hêghen đối với quan điểmcủa Arixtốt về xã hội công dân. Theo tác giả, tư tưởng của Hêghen về xã hội dân sựvà nhà nước tuy mang tính duy tâm, song nh ững luận điểm của ông đóng vai trònhất định trong sự hình thành tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen về xã hội dân sự, vềvai trò của nhà nước.Có thể nói, khái niệm xã hội dân sự bắt nguồn từ phương Tây. Thuật ngữ Civilsociety được dịch sang tiếng Việt là xã hội công dân hoặc xã hội dân sự. Xung quanhcác thuật ngữ này có rất nhiều nhận định và bàn luận khác nhau, thậm chí trái ngượcnhau. Chính các cách kiến giải khác nhau về nội hàm của khái niệm xã hội côngdân/xã hội dân sự đã đem đến những cách hiểu khác nhau về mối liên hệ giữa xã hộicông dân/xã hội dân sự, gia đình, thị trường và nhà nước. Theo quan điểm của chúngtôi, nội hàm của khái niệm này mang tính lịch sử cụ thể, nó biến đổi theo từng thờikỳ phát triển khác nhau của lịch sử phương Tây. Trong phạm vi nội dung bài viếtnày, chúng tôi sẽ trình bày một cách khái quát về sự biến đổi của khái niệm xã hộicông dân/xã hội dân sự trong lịch sử tư tưởng triết học chính trị ph ương Tây giaiđoạn từ Arixtốt đến Hêghen.1. Arixtốt và cộng đồng chính trịVề mặt thuật ngữ, khái niệm xã hội công dân/xã hội dân sự chưa xuất hiện trong tưtưởng của các nhà triết học cổ Hy Lạp. Thuật ngữ “Koinonia politike” mà Arixtốtdùng để miêu tả đời sống chính trị của Hy Lạp cổ đại thường được dịch là cộng đồngchính trị có thể được coi là “tiền thân” của khái niệm xã hội công dân/xã hội dân sựvề sau này. Cộng đồng chính trị chính là hình thức tổ chức đời sống chính trị xã hộicủa Hy Lạp cổ, nó cũng được hiểu là polis (thành - bang). Khái niệm cộng đồngchính trị được Arixtốt dùng để phân biệt với đời sống gia đình, để phân biệt lĩnh vựccông (public) với lĩnh vực tư (private) trong cách tổ chức đời sống con người. Lĩnh vực tư của con người, hay gia đình, theo Arixtốt, là lĩnh vực đời sống được tổchức để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu nhất của con người nhằm đảm bảo sự tồn tạivề mặt sinh học của cá thể và duy trì sự tồn tại của giống loài. Sự tồn tại này đòi hỏisự liên kết giữa các cá thể một cách tự nhiên, liên kết tiêu biểu nhất là hình thức sốngchung trong gia đình giữa đàn ông và đàn bà. Trong hình thức tổ chức của gia đìnhthì người đàn ông đóng vai trò là ông chủ cai trị và điều hành cuộc sống của ngườivợ, các con và nô lệ. Đời sống kinh tế của Hy Lạp cổ đại chủ yếu mang tính tự cung,tự cấp và vì thế, được bó gọn trong lĩnh vực tư của gia đình. Kinh tế được hiểu làđiều hành gia đình (Oikos)(1) và nằm trong “vương quốc thiết yếu” mà ở đó, cuộcsống của con người bị chi phối bởi các nhu cầu thiết yếu. Ở đây không có sự b ìnhđẳng, người đàn ông là chủ có quyền quyết định hầu hết mọi việc quan trọng tronggia đình mà không cần tham vấn các thành viên khác trong gia đình, anh ta điềuhành gia đình thông qua mệnh lệnh và sự cưỡng ép đối với vợ con và nô lệ. Trongquan điểm của Arixtốt, hình thức liên kết cộng sinh ở dạng gia đình này của conngười không khác mấy so với đời sống của động vật, của xã hội hoang dã bầy đàn.Tuy nhiên, ngoài đời sống tư trong gia đình (Oikos), người Hy Lạp còn có đời sốngcông, đời sống chính trị (bios politikos) của những công dân dưới dạng thành - bang(polis). Nếu như sự cần thiết của liên kết gia đình là để đáp ứng các nhu cầu thiết yếucủa cuộc sống và thuộc về “vương quốc của thiết yếu” thì liên kết thành - bang,(cộng đồng chính trị) xuất hiện là để đáp ứng nhu cầu tự hoàn thiện cao cả của conngười và thuộc về “vương quốc của tự do”. Arixtốt nêu rõ sự hình thành của thành -bang không phải chỉ là sự mở rộng của gia đình, của đời sống tư (kinh tế), mà là liênkết có sự khác biệt rõ ràng về mục đích: trong khi gia đình được lập ra để duy trìcuộc sống mang tính sinh học (life) thì mục đích của thành - bang (hay cộng đồngchính trị) là để nhắm đến cuộc sống phúc lành, hạnh phúc (good life), để tự do hoànthiện những tiềm năng trí tuệ và đạo đức của con người(2).Khác với lĩnh vực tư được hiểu như đời sống kinh tế gia đình - nơi mà các cá nhântheo đuổi cái tư lợi cho riêng mình và gia đình mình, lĩnh vực công hay đời sốngchính trị là nơi các công dân cùng nhau theo đuổi sự phát triển chung của cả cộngđồng, khi mà họ hoàn toàn bình đẳng với nhau, cùng nhau thảo luận và tham vấn đểtìm ra cách thức tổ chức và phát triển cộng đồng hợp lý ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: