Danh mục

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

Số trang: 3      Loại file: docx      Dung lượng: 25.03 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp SỞ GDĐT TỈNH ĐỒNG THÁP ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN Năm học 2023 - 2024 MÔN: LỊCH SỬ- KHỐI LỚP: 11 Ngày kiểm tra: 03/01/2024 (Đề có 03 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Số báoHọ và tên: ............................................................................ Mã đề 146 danh: .......I. TRẮC NGHIỆM (7.0 ĐIỂM)Câu 1. Nội dung nào không là nguyên nhân dẫn đến thực dân phương Tây xâm lược các nướcĐông Nam Á ở nửa sau thế kỉ XIX? A. Đa dạng về dân tộc và tôn giáo. B. Lãnh thổ khá rộng, đông dân. C. Chế độ phong kiến khủng hoảng. D. Có nhiều tài nguyên thiên nhiên.Câu 2. Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âutrong đầu thập niên 90 thế kỉ XX? A. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí. B. Khi cải tổ lại mắc phải nhiều thiếu sót và sai lầm. C. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật. D. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.Câu 3. Đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thựcdân phương Tây? A. Xiêm. B. Malaixia. C. Brunây. D. Inđônêxia.Câu 4. Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước trở thành một hệ thống thế giới khi A. Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (1945). B. cuộc cách mạng Cu-ba thắng lợi đã lật đổ chế độ độc tài Batixta năm 1959. C. nội chiến ở Trung Quốc kết thúc, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949). D. cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu (1945 – 1949) thắng lợi.Câu 5. Quốc gia nào được mệnh danh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”? A. Pháp. B. Anh. C. Mĩ. D. Đức.Câu 6. Từ 1991, nước Cộng hòa Cu-ba đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là A. sự chống phá của các thế lực thù địch trong nước. B. con đường xã hội chủ nghĩa chưa có tính ưu việt. C. chính quyền độc tài thân Mĩ chưa bị lật đổ. D. lệnh cấm vận kéo dài của Mĩ và phương Tây.Câu 7. Nội dung nào không là tác động tích cực trong chính sách cai trị của thực dân phương Tâyđối với khu vực Đông Nam Á? A. du nhập nền sản xuất công nghiệp. B. các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để. C. thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa. D. gắn kết khu vực với thị trường thế giới.Câu 8. Tiền đề về chính trị của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX là A. quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế hoàn toàn quan hệ phong kiến. B. giai cấp tư sản và đồng minh có thế lực rất lớn cả về kinh tế và chính trị. C. chế độ cai trị của nhà nước phong kiến, gây ra sự bất mãn trong xã hội. D. Triết học Ánh sáng ra đời, thức tĩnh, dọn đường cho quần chúng đấu tranh.Câu 9. Miền Bắc Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội sau thắng lợi của A. cuộc kháng chiến chống Mĩ và tay sai năm 1975. B. quá trình thống nhất hai miền Nam - Bắc năm 1976. C. cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1954. D. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết năm 1973.Mã đề 146 Trang 3/3Câu 10. Mục tiêu chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu của nhóm năm nước sáng lậpASEAN là A. nhanh chóng phát triển các ngành công nghiệp nặng, hội nhập với thị trường thế giới. B. tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển kinh tế đối ngoại, hội nhập thế giới. C. xoa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. D. mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư, kĩ thuật và công nghệ hiện đại của nước ngoài.Câu 11. Trong những năm 1944 -1945, điều kiện khách quan nào thúc đẩy các nước Đông Âu giànhchính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân? A. Sự viện trợ về mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa như: Liên Xô, Trung Quốc. B. Phát xít Đức chuyển hướng tấn công sang đánh chiếm các nước ở Bắc Âu và Tây Âu. C. Phe Đồng minh suy yếu, liên tục thất bại và buộc phải rút khỏi mặt trận Đông Âu. D. Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở châu Âu.Câu 12. Tác động tích cực từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây đến khu vực Đông NamÁ là A. giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong xã hội. B. nền sản xuất công nghiệp du nhập vào khu vực. C. kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, quy mô lớn. D. đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống.Câu 13. Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á được coi là một trong bốn “con rồng kinh tế” củachâu Á? A. Xin-ga-po. B. Việt Nam. C. Thái Lan. D. Inđônêxia.Câu 14. Để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu và nhân công, các nước tư bản phương Tây tăng cường A. hợp tác và mở rộng đầu tư. B. đổi mới hình thức kinh doanh. C. thu hút vốn đầu tư bên ngoài. D. xâm lược và mở rộng thuộc địa.Câu 15. Lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX là A. công nhân. B. nông dân. C. quý tộc mới. D. địa chủ.Câu 16. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anhvà Pháp do A. Anh và Pháp thỏa thuận không biến Xiêm thành thuộc địa riêng. B. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Đông Dương của Pháp. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: