Danh mục

Đề thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 năm học 2017-2018 – Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 165.71 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 năm học 2017-2018 – Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc được biên soạn với mục tiêu giúp giáo viên đánh giá, theo giỏi năng lực của các học sinh và chọn lọc các học sinh ưu tú tham gia vào các đợt thi học sinh giỏi tiếp theo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 năm học 2017-2018 – Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí SỞ GD &ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI KHỐI 12TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ NĂM HỌC 2017 - 2018 Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi gồm: 01 Trang. Câu 1:( 2,0 điểm) Nêu những ưu điểm và hạn chế cơ bản của Liên Xô trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội (1945- 1991). Liên Xô tan rã đã tác động như thế nào đến tình hình thế giới? Câu 2: ( 2,5 điểm) Trình bày bước phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1994. Những nhân tố nào thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi ? Câu 3: (1,5 điểm) Những điểm giống và khác nhau giữa Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? Câu 4: (2,0 điểm) “ Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới”. ( Sách giáo khoa Lịch sử 12, trang 56). a. Sự khác biệt cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản trước và sau năm 1977? b. Những nguyên nhân nào khiến Nhật Bản điều chỉnh chính sách đối ngoại? Câu 5: ( 2,0 điểm) Quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 có sự thay đổi như thế nào? Giải thích tại sao lại có sự thay đổi đó. ---------------------Hết---------------------- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíSỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI KHỐI 12TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ NĂM HỌC 2017 - 2018 Đáp án gồm: 04 Trang. Câu Nội dung Điểm Câu 1 Nêu những thành tựu và hạn chế cơ bản của Liên Xô trong công 2,0 cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội (1945- 1991). Liên Xô tan rã đã tác động như thế nào đến tình hình thế giới? a. Thành tựu: 0,25 - Kinh tế: Hoàn thành khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh; xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của Chủ nghĩa xã hội đạt được nhiều thành tựu. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), chiếm 20% sản lượng công nghiệp thế giới. - Khoa học kĩ thuật: Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom 0,25 nguyên tử phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ; Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo; Năm 1961, phóng thành công tàu vũ trụ phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh trái đất, mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. b. Hạn chế: 0,25 - Đề ra đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, …xã hội thiếu dân chủ và công bằng làm gia tăng bất mãn trong quần chúng. - Không bắt kịp bước phát triển về khoa học - kĩ thuật tiên tiến, dẫn 0,25 đến tình trạng trì trệ khủng hoảng về kinh tế và xã hội. - Công cuộc cải tổ phạm phải sai lầm về nhiều mặt, từ bỏ Chủ nghĩa 0,25 Mác – Lênin, xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc Đảng lãnh đạo…., thiết lập quyền lực tổng thống, làm sụp đổ CNXH ở Liên Xô. - Hạn chế về công tác cán bộ: sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo 0,25 đức cách mạng của một số người lãnh đạo đảng và nhà nước trở thành đối tượng để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá chế độ. c. Tác động: 0, 5 - Hệ thống XHCN trên thế giới không còn tồn tại; Trật tự hai cực Ianta chính thức sụp đổ; Mĩ là cực duy nhất còn lại, có lợi thế tạm thời, mưu đồ thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ làm bá chủ thế giới. Câu 2 Trình bày bước phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở 2,5 châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1994. Những nhân tố nào thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi ? a. Bước phát triển: 0,25 Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: