Danh mục

Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Đội Cấn (Lần 3)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 348.12 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm giúp bạn hệ thống kiến thức văn học hiệu quả cũng như giúp bạn rèn luyện và nâng cao khả năng viết bài văn nghị luận chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra, TaiLieu.VN chia sẻ đến bạn "Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Đội Cấn (Lần 3)", cùng tham khảo và luyện tập với đề thi để làm quen với cấu trúc ra đề cũng như tích lũy kinh nghiệm khi làm đề thi bạn nhé! Chúc các bạn thi tốt!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Đội Cấn (Lần 3) TRƯỜNG THPT ĐỘI CẤN KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 3 (Đề gồm 02 trang) NĂM HỌC 2023-2024 ĐỀ THI MÔN: Ngữ văn 12 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc văn bản: Tôi đã đọc đời mình trên lá người nâng niu lộc biếc mùa xuân người hóng mát dưới trưa mùa hạ người gom về đốt lửa sưởi mùa đông Tôi đã đọc đời mình trên lá lúc non tơ óng ánh bình minh lúc rách nát gió vò, bão quật lúc cao xanh, lúc về đất vô hình Tôi đã đọc đời mình trên lá có thể khổng lồ, có thể bé li ti dẫu tồn tại một giây vẫn tươi niềm kiêu hãnh đã sinh ra chẳng sợ thử thách gì.(Nguyễn Minh Khiêm, Đọc đời mình trên lá, tạp chí Văn nghệ quân đội số 916, tháng 5/2019, tr.31)Thực hiện các yêu cầu sau:Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.Câu 2. Trong đoạn thơ sau, hình ảnh lá được miêu tả ở những mùa nào của năm? Tôi đã đọc đời mình trên lá người nâng niu lộc biếc mùa xuân người hóng mát dưới trưa mùa hạ người gom về đốt lửa sưởi mùa đôngCâu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong khổthơ sau: Tôi đã đọc đời mình trên lá lúc non tơ óng ánh bình minh lúc rách nát gió vò, bão quật lúc cao xanh, lúc về đất vô hìnhCâu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị từ văn bản trên? Vì sao?II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ)trả lời cho câu hỏi: Mỗi người cần có thái độ và hành động như thế nào trước những khó khăn,thử thách trong cuộc sống?Câu 2. (5,0 điểm) Sông Hương là vậy, là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏlá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trởvề với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước. Thỉnh thoảng,tôi vẫn còn gặp trong những ngày nắng đem ra phơi, một sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rấtxưa: màu áo điều lục với loại vải vân thưa màu xanh chàm lồng lên một màu đỏ ở bên trong,tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người, thuở ấy các cô dâu trẻ vẫn mặcsau tiết sương giáng. Đấy cũng chính là màu của sương khói trên sông Hương, giống như tấmvoan huyền ảo của thiên nhiên, sau đó ẩn giấu khuôn mặt thực của dòng sông... Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng vềnó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ.Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màuthực bất ngờ, “Dòng sông trắng - lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thướtmơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của CaoBá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ Bà Huyện ThanhQuan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, mộtlần nữa, sông Hương quả thực là Kiều, rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tácgiả Từ ấy. (Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.199-200, 2014). Anh/Chị hãy cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên; từ đó, liênhệ với vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn, để rút ra nhận xét cái nhìn mang tính phát hiệncủa Hoàng Phủ Ngọc Tường về dòng sông. ………….Hết…………… Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.Họ tên thí sinh:………………………………………..SBD:………………………………… ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 3 NĂM HỌC: 2023 – 2024 MÔN: Ngữ văn 12 (Đáp án có 03 trang)Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 1 Văn bản trên được viết theo thể thơ: Tự do 0.5 2 Trong đoạn thơ trên, hìn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: