Danh mục

Đề thi KSCL môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2018-2019 có đáp án

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 91.20 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Ngữ Văn năm học 2018 - 2019 sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi KSCL môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2018-2019 có đáp ánĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9 ĐẦU NĂM HỌC 2018-2019 Môn : NGỮ VĂN Thời gian: 90 phút Câu 1 (1,5 điểm): a) Hãy cho biết đặc điểm, chức năng của câu nghi vấn? b) Xác định chức năng của những câu sau: – (Lão Hạc ơi!) Sao đời lão khốn cùng đến thế? – Bạn có khoẻ không? Câu 2 (2.5 điểm): Trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó. Sau bao nhiêu gian khổ Người vẫn thấy: Cuộc đời cách mạng thật là sang. Em hiểu cái sang của cuộc đời cách mạng trong bài thơ này như thế nào? Câu 3 (6 điểm): Giới thiệu một danh lam thắng cảnh mà em được biết. ĐÁP ÁN Câu 1 (1,5 điểm): 1. a) Đặc điểm của câu nghi vấn: Trong câu có từ nghi vấn: ai, gì, thế nào…Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi.Trong một số trường hợp có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than…(0.25 điểm) – Chức năng: Có chức năng chính là dùng để hỏi, ngoài ra câu nghi vấn còn dùng để bộc lộ cảm xúc, cầu khiến, khẳng định, phủ định…(0.25 điểm) 1. Xác định chức năng: – Bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước số phận của nhân vật Lão Hạc: sự cảm thương (0.5 điểm) – Dùng để hỏi (0.5điểm) Câu 2: (2.5 điểm ) Học sinh trình bày theo ý hiểu có thể gạch đầu dòng có thể viết thành đoạn văn song phải đảm bảo các ý sau: + Giải thích được sang : Sang trọng, giàu có.(0.5đ) + Ở đây là sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời cách mạng lấy lý tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị khó khăn thiếu thốn khuất phục. (0.5đ) + Ở đây còn là sự sang trọng, giàu có của một nhà thơ luôn tìm thấy sự hòa hợp tự tin, thư thái, trong sạch với thiên nhiên đất nước. (0.5đ) + Còn là cái sang trọng, giàu có của người tự thấy mình hữu ích cho cách mạng cả trong gian khổ thiếu thốn. (0.5đ) + Cao hơn nữa là cái sang của người cách mạng ngay cả trong hoàn cảnh tù đày. .(0.5đ) 1. Yêu cầu chung: – Giới thiệu một danh lam thắng cảnh mà em biết. Người viết phải có tri thức giới thiệu về danh lam thắng cảnh đó. Có thể giới thiệu từ trong ra ngoài hoặc từ xa đến gần. Sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp, lời giới thiệu có kèm theo miêu tả, bình luận. Bài viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt. Ngôn từ trong sáng, bố cục rõ ràng. 2- Yêu cầu cụ thể: – Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau: – Giới thiệu khái quát danh lam thắng cảnh. – Trình bày vị trí, địa điểm. – Đặc điểm của danh lam thắng cảnh này có những nét gì nổi bật, ấn tượng ở hình ảnh chi tiết nào. – Danh lam thắng cảnh này gắn với truyền thuyết, sự tích, hay lễ hội gì ở địa phương không. – Bày tỏ tình cảm, suy nghĩ về danh lam thắng cảnh đó. 3. Biểu điểm: – Đảm bảo những yêu cầu trên, còn một vài lỗi nhỏ. (6 điểm ) – Đảm bảo 2/3 những yêu cầu trên, mắc vài lỗi diễn đạt, chính tả. (4,5 điểm ) – Đảm bảo 1/2 những yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả. (3 điểm) – Bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi. (2 điểm) – Bài viết lạc đề (0 điểm) ——– Tham khảo thêm bài làm mẫu: Tả một danh lam thắng cảnh Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như in vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn. Mùng sáu tháng Giêng, chùa Hương bắt đầu mở hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây để lễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình hiếm có. Hương Sơn quả là một kì quan mà Tạo hóa đã hào phóng ban tặng cho con người. Ngồi trên con đò xuôi bến Đục, em khoan khoái đưa tay khoát nước. Nước suối Yến mát lạnh. Thỉnh thoảng, một chú chim bói cá màu xanh cánh trả cụp cánh lao vút như một mũi tên xuống dòng nước trong văn vắt, nhìn thấy rõ rong rêu mọc ven bờ. Trước mắt em là dãy núi tím biếc trập trùng, ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Những con đò nối đuôi nhau chở du khách vào đền Trình dưới chân núi. Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Các cụ bà đầu đội khăn, mặc áo dài nâu, quần thâm, cổ đeo tràng hạt, tay chống gậy vừa đi vừa niệm Nam mô, bước chân vẫn dẻo dai, chẳng kém thanh niên. Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa Ngoài vào chùa Trong, thăm chùa Giải Oan, lên tới chùa Thiên Trù… Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền lụy của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản. Dòng người nối đuôi nhau trên những con đường hẹp, chon von theo vách đá. Tiếng suối róc rách văng vẳng đâu đây hòa với tiếng mõ, tiếng chuông ngân nga trong khoảng không êm đềm, tĩnh lặng. Lúc mỏi chân, du khách tạt vào quán lá, uống một bát nước lão mai lại thấy khỏe khoắn hẳn ra, vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình. Động Hương Tích được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động. Lên đến đây, từ trên cao nhìn xuống, cả bầu trời, mặt đất thu gọn trong tầm mắt. Ruộng nương trông bé như bàn tay. Rừng mơ, rừng mận nở hoa trắng xóa cả vùng đồi núi xung quanh. Động ăn sâu trong lòng núi, trông giống như một chiếc hàm rồng khổng lồ. Lòng động phẳng và rộng, có thể chứa mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh, những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng… Khách hành hương lầm rầm cầu nguyện, mong một cuộc sống bình an, no đủ và hạnh phúc. Hai ngày liền mới thăm hết được phong cảnh Hương Sơn. Lúc lên xe ra về em ngoái đầu lại lưu luyến ngắm nhìn. Xa xa, nơi những dãy núi trập trùng, sương bốc lên mù mù như khói tỏa. Khung cảnh đẹp như trong mơ, làm say lòng biết bao du khách. Tạm biệt Hương Sơn! Hẹn ngày gặp lại! ——– Hết đề và đáp án đề KSCL đầu năm môn văn——– ...

Tài liệu được xem nhiều: