Danh mục

Đề thi lý thuyết môn Kỹ thuật điện 1 có đáp án - Trường TCDTNT-GDTX Bắc Quang (Đề 1)

Số trang: 4      Loại file: doc      Dung lượng: 2.98 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi lý thuyết môn Kỹ thuật điện 1 có đáp án - Trường TCDTNT-GDTX Bắc Quang (Đề 1)’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi lý thuyết môn Kỹ thuật điện 1 có đáp án - Trường TCDTNT-GDTX Bắc Quang (Đề 1) SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TCDTNT-GDTX BĂC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI LÝ THUYẾT Đề số: 01 Môn thi : Kỹ thuật điện 1 Mã môn học : MH10 Khóa/Lớp : ĐCN_KVIII-02 Ngày thi : ……/…/……….. Thời gian làm bài : 120 phút ĐỀ BÀI: Câu 1 (4 điểm): Cho mạch điện như hình vẽ. Biết E1 = 90V, E2 = 120V, R1 = 5Ω, R2 = 5Ω, R3 = 5Ω. Hãy giải mạch điện theo phương pháp dòng điện nhánh? Câu 2 (3 điểm): Anh (chị) hãy trình bày cách lựa chọn vật liệu cách điện? Câu 3: (3 điểm): Anh (chị) hãy vẽ hình chiếu thứ ba của mặt phẳng sau? Chú ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. Người ra đề Nguyễn Thanh Liễu Đề số: 01 TỔ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP KHOA ĐIỆN –ĐIỆNTỬ Nguyễn Hồng Nghĩa Nguyễn Thị Phương Nga SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TCDTNT-GDTX BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI LÝ THUYẾT Đề số: 01 Môn thi : Kỹ thuật điện 1 Mã môn học : MH10 Khóa/Lớp : ĐCN_KVIII-02 Ngày thi : 02/10/2019 Thời gian làm bài : 120 phút TT NỘI DUNG ĐIỂM 1 Câu 1 4 điểm * Tóm tắt: 0,5 điểm E2 = 90V E3 = 120V R1 = R2 = R3 = 5Ω I1, I2, I3= ? * Giải: - B1: Giả sử chọn tên và chiều của các dòng điện nhánh như hình vẽ. 0,5 điểm - B2: Lập hệ phương trình dòng điện nhánh + Áp dụng định luật K1 tại nút A: 2 điểm I1 + I 2 - I3 = 0 + Áp dụng định luật K2 cho vòng a: I1R1 - I2R2 = E1 – E2 + Áp dụng định luật K2 cho vòng b: I2R2 + I3R3 = E2 => hệ phương trình: I1 + I 2 − I 3 = 0 I1 R1 − I 2 R2 = E1 − E2 I 2 R2 + I 3 R3 = E2 Thay số ta được: I1 + I 2 − I 3 = 0 5 I1 − 5I 2 = −30 5 I 2 + 5 I 3 = 120 - B3: Giải hệ phương trình: I1 = 4 1 điểm I 2 = 10 I 3 = 14 ->Kết luận: I1 = 4A, I2 =10A, I3 = 14A 2 Câu 2 3 điểm - Để lựa chọn vật liệu cách điện thì cần căn cứ vào mục đích sử dụng 0,5 điểm vật để lựa chọn vật liệu, và cần lựa chọn các tính chất sau của vật liệu cách điện: + Tính chất cơ học: tùy vào điều kiện sử dụng mà lựa chọn vật liệu 0,5 điểm có độ bền kéo, nén, uốn phù hợp. Ví dụ: khi lựa chọn vật liệu làm sứ cách điện cần chọn vật liệu chịu được lực kéo, nén nên thường chọn sứ, thủy tinh. + Tính chất hóa học: tùy vào môi trường sử dụng vật liệu cách điện 0,5 điểm để lựa chọn cho phù hợp, tránh xảy ra các phản ứng hóa học làm giảm khả năng cách điện của vật liệu. + Độ bền cách điện: dựa vào điện áp sử dụng để tính toán lựa chọn 0,5 điểm vật liệu và độ dày của vật liệu phù hợp. + Độ bền nhiệt: tùy vào nhiệt độ môi trường làm việc của vật liệu để 0,5 điểm lựa chọn, phải lựa chọn vật liệu có độ bền nhiệt lớn hơn nhiệt độ môi trường. Ngoài ra khi gắn các loại vật liệu cách điện với nhau thì phải lựa chọn vật liệu có hệ số giãn nở vì nhiệt độ gần bằng nhau. + Ngoài ra cũng cần quan tâm đến khả năng chịu va đập, độ rắn, độ 0,5 điểm giãn nở theo nhiệt độ… 3 Câu 3 3 điểm 3 điểm Người ra đáp án Nguyễn Thanh Liễu Đáp án đề số: 01 TỔ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ Nguyễn Hồng Nghĩa Nguyễn Thị Phương Nga

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: