Tham khảo đề thi - kiểm tra đề thi môn hóa học số 1 – tháng 5/2012, tài liệu phổ thông, toán học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỀ THI MÔN HÓA HỌC SỐ 1 – tháng 5/2012Hệ thống tư liệu Dạy và học Hóa học Hệ thống tư liệu Chuẩn bị cho kỳ thi Đại học 2012 Dạy và học Hóa học ĐỀ THI SỐ 1 – tháng 5/2012 http://dayhoahoc.com (Thời gian: 90 phút) http://trungtamABC.comChọn câu trả lời đúng nhất Câu 1 : Liên kết kim loại và liên kết ion đều có A. lực liên kết tạo bởi cặp electron tự do. B. lực hút tĩnh điện giữa các tiểu phân mang điện trái dấu. C. sự nhường và nhận electron giữa các nguyên tử. D. lực hút tĩnh điện giữa ion dương và electron tự do. Câu 2 : Cho 56,73 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H12O3N2 tác dụng với 1050ml dung dịch KOH 1M, đun nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, sản phẩm thu được có một khí Y có khả năng làm xanh giấy quỳ tím ẩm và dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận Z, lượng chất rắn khan thu được là A. 70,89 gam. B. 70,70 gam. C. 65,67 gam. D. 63,14 gam. Câu 3 : Nhiệt phân hoàn toàn 18 gam một muối nitrat kim loại thu được 8 gam oxit một kim loại. Công thức của muối đó là A. Fe(NO3)2. B. Cu(NO3)2. C. Zn(NO3)2. D. Fe(NO3)3. Câu 4 : Trong các kim loại sau : Ba, K, Na, Sr, Fe, Al, Mg, Ca, Zn, số kim loại có thể tan trong nước ở nhiệt độ thường là : A. 5 B. 7 C. 8 D. 3 Câu 5 : Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp 2 este đơn chức, no, mạch hở A, B cần 3,976 lít O2 (đkc) thu được 6,38 gam CO2. Cho lượng este này tác dụng vừa đủ với KOH thu được hỗn hợp 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp, 3,92 gam muối của 1 axit hữu cơ. A và B là A. HCOOC3H7 và HCOOC2H5. B. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5. C. C2H5COOC2H5 và C2H5COOCH3. D. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7. Câu 6 : Cho V lit hỗn hợp khí X (gồm hai anken) tác dụng với H2 vừa đủ (Ni, to) thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn V lit Y thu được 26,4 gam CO2 và nước. Nếu đốt cháy V lit hỗn hợp Y thì lượng nước thu được có thể là A. 12,6 gam. B. 7,2 gam. C. 10,8 gam. D. 5,4 gam. Câu 7 : Cho 0.1 mol CH3COOH vào cốc chứa 30ml dung dịch kiềm MOH 20% ( d = 1.2 g/ml). Cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp A. Đốt cháy hoàn toàn A thu được 9.54 g chấy rắn khan và m g hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị m là A. 10,98 gam. B. 2,14 gam. C. 8,26 gam. D. 10,8 gam. Câu 8 : Cho hỗn hợp X gồm axit cacboxylic đơn chức A, ancol metylic và este của chúng. Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X thu được 2,688 lít CO2(đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, 2,76 gam X phản ứng vừa đủ 30ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,96 gam CH3OH. Công thức của A có thể là A. CH2=CH-CH2-COOH. B. CH3-CH2-CH2-COOH. C. CH2=CH-COOH. D. CH3-CH2-COOH. Câu 9 : Cho peptit X : H2NCH2CONHCH(CH3)CONHCH2COOH. Tên gọi của X là A. Ala-Ala-Gly. B. Gly-Ala-Gly. C. Gly-Gly-Ala. D. Ala-Gly-Ala. Câu 10 : Dùng ba muối để pha chế thành dung dịch chứa các ion với tỉ lệ số mol K :Mg2+ :Cl- :SO42- là + 14 :5 :10 :7. Ba muối đã dùng là A. MgSO4, K2SO4, MgCl2. B. MgSO4, MgCl2, KCl C. MgCl2, K2SO4, KCl. D. MgSO4, K2SO4, KCl. Trang 1/5Hệ thống tư liệu Dạy và học Hóa học Câu 11 : Cho các chất : metyl benzoat, natriphenolat, ancol benzylic, phenylamoni clorua, glixerol, protein. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 12 : Cho các phản ứng: Fe+HI, FeO+HI, Fe3O4+HI, Fe2O3 + HI, FeS+HI, Fe(NO3)2+HI. Có bao nhiêu trường hợp phản ứng xảy ra là phản ứng oxi hóa - khử? A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 13 : Dùng CO để khử hoàn toàn 2,88g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 thu được 2,24g chất rắn. Mặt khác cùng lượng hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl thu được 224 ml khí (đktc). Nồng độ mol/l của dd HCl là: A. 0,5M B. 1,6M C. 1M D. 0,8M Câu 14 : Trộn 0,3 mol H2 với 0,38 mol hỗn hợp anken A và ankin B trong bình kín chứa Ni. Bật tia lửa điện để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí X. Cho X từ từ đi qua dung dịch Br2 dư, sau khi phản ứng kết thúc thấy có 0,28 mol Br2 phản ứng. Phần trăm thể tích A, B trong X tương ứng là A. 18,63; 37,25. B. 26,47; 29,41. C. 37,25; 18,63. D. 29,41; 26,47. Câu 15 : Cho các cặp chất sau: CuCl2 và H2S; PbS và HCl; FeSO4 và H2S; NaOH và Cr(OH)2; Na2[Zn(OH)4] và HCl. Số cặp chất xảy ra phản ứng là A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 16 : Điện phân dung dịch chứa Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, AgNO3, Au(NO3)3. Tại catot, thứ tự chất bị điện phân là. A. Au3+, Ag+, Fe3+, Cu2+, H2O, Fe2+. B. Au3+, Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+, H2O. C. Au3+, Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+, H2O. D. Au3+, Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+, H2O. Câu 17 : Để chứng minh ảnh hưởng qua lại của nhóm OH và nhân thơm trong phenol người ta tiến hành phản ứng A. phenol với nước brom và với với dung dịch HNO3. B ...