Thông tin tài liệu:
Được sử dụng tài liệu
I- Nêu định nghĩa hình phạt cấm cư trú và quản chế. Phân tích nhữ
ng điểm giống và khác nhau giữa 2 loại hình phạt này (4 điểm).
Giống nhau: - Chỉ được áp dụng kèm với hình phạt chính là hình phạt tù có thời hạn - Chỉ được áp dụng trong các trường hợp khác quy định tại các điều luật về các tội phạm cụ thể - Áp dụng từ 1 năm đến 5 năm
Khác nhau: - Một hình phạt là cấm cư trú tại nơi cư trú
- Một hình phạt cấm đi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỀ THI MÔN : LUẬT HÌNH SỰ - HỌC - PHẦN 2
ĐỀ THI MÔN : LUẬT HÌNH SỰ - HỌC PHẦN 2
Khoa : Hình Sự - ĐH Luật TP.HCM
Thời gian : 90 phút
Được sử dụng tài liệu
I- Nêu định nghĩa hình phạt cấm cư trú và quản chế. Phân tích nhữ
ng điểm giống và khác nhau giữa 2 loại hình phạt này (4 điểm).
Giống nhau:
- Chỉ được áp dụng kèm với hình phạt chính là hình phạt tù có thời hạn
- Chỉ được áp dụng trong các tr ường hợp khác quy định tại các điều luật về các tội
phạm cụ thể
- Áp dụng từ 1 năm đến 5 năm
Khác nhau:
- Một hình phạt là cấm cư trú tại nơi cư trú
- Một hình phạt cấm đi nơi khác cư trú
- Quản chế có sự kiểm tra, theo dõi của chính quyền địa phương, cấm cư trú thì
không
- Quản chế còn áp dụng với tội phạm về xâm phạm an ninh quốc gia, cấm cư trú
thì không
=> Quản chế bị tước nhiều quyền công dân như quyền bầu cử, quyền làm việc
trong cơ quan nhà nước, ... còn cấm cư trú thì không.
II- Giải quyết trách nhiệm hình sự trong vụ án sau (6 điểm):
Năm 1998 A bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt TS theo khoản 3 Điều 139 BLHS
và bị xử phạt 15 năm tù. Đang thụ hình trong trại giam Chí Hòa được 3 năm thì A
lại phạm tội cố ý gây thương tích cho bạn tù. Sự việc xảy ra là do có sự khiêu
khích của người bị hại trong vụ án này. Về tội phạm mới , A bị xét xử theo khoản
4 Điều 104 BLHS vì đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và bị xử phạt 12 năm
tù. Chi phí điều trị cho người bị hại là 9.200.000 đồng. Gia đình của A đã gởi cho
gia đình người bị hại 5 triệu đồng dùng để đóng chi phí điều trị cho người bị hại.
1. Hãy xác định:
a) Trong việc thực hiện tộii phạm mới có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng
TNHS nào không? Nếu có thì hãy chỉ rõ điều luật qui định về giá trị giảm nhẹ
của nó.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS
- Tự nguyên sửa chữa, bồi thường thiệt hại theo khoản 2 điều 46 (vì gia đình bi
cáo thực hiện)
- Người bị hại cũng có lỗi (khoản 2 điều 46)
- Tái phạm nguy hiểm (điểm g khoản 1 điều 48).
- A tái phạm nguy hiểm (điểm g khoản 1 điều 48)
b) Trong lần phạm tội mới, A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm
không? Tại sao?
Tái phạm nguy hiểm: đang có án tích vì chưa chấp hành xong án tù 15 năm, đã
phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý (điểm a, khoản 2, điều 49)
c) Nếu là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm thì tình tiết đó có ý nghĩa là tình
tiết tăng nặng TNHS theo Điều 48 BLHS hay là tình tiết định khung tăng
nặng của tội phạm mới?
Theo Điều 104 không có tình tiết định khung tăng nặng nào là tái phạm nguy
hiểm, tuy nhiên điểm g khoản 1 điều 48 có quy định tái phạm nguy hiểm l à tình
tiết tăng nặng.
2. Tổng hợp 2 bản án trên để quyết định hình phạt chung đối với A.
Theo khoản 2 Điều 51 thì TH này
A đã bị tuyên BA1 là 15 năm tù. Đã chấp hành xong 3 năm tù suy thời gian chưa
chấp hành là 15-3 =12 năm
BA2 là 12 năm tù --> tổng hợp lại là 12+12 = 24 năm tù
3. Xác định những vấn đề khác cần giải quyết trong vụ án này. Chỉ rõ căn cứ
pháp lý và hướng giải quyết.
Tiếp tục bồi thường cho người bị hại số tiền còn lại: 4.2 triệu đồng theo điều 42
BLHS
Cho biết : Áp dụng BLHS 1999 để giải quyết các vấn đề.