Danh mục

Đề thi vào lớp 10 THPT chuyên Văn (2012 - 2013) - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - (Kèm Đ.án)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 502.06 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn Ngữ văn năm 2012 - 2013 của Sở giáo dục và đào tạo Thái Nguyên kèm đáp án này giúp các em học sinh ôn tập kiến thức, ôn tập kiểm tra, thi cuối kỳ, rèn luyện kỹ năng để các em nắm được toàn bộ kiến thức chương trình đã học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi vào lớp 10 THPT chuyên Văn (2012 - 2013) - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - (Kèm Đ.án)UBND TỈNH THÁI NGUYÊN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊNSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2012 - 2013 MÔN: NGỮ VĂN (Dành cho thí sinh thi vào chuyên Văn) Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ CHÍNH THỨCCâu 1 (2 điểm) Hãy trình bày cảm nhận của em về một chi tiết, hình ảnh nghệ thuật đặc sắc trongbài thơ Bếp lửa (Bằng Việt).Câu 2 (3 điểm) Đọc câu chuyện sau: Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi táinhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng cógì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tayrun rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông. (Theo Tuốc-ghê-nhép, SGK Ngữ văn 9 tập một, trang 22, NXB Giáo dục ViệtNam 2010) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ ý kiến của em về những điềutác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên.Câu 3 (5 điểm) Tuy thuộc hai thể loại khác nhau, nhưng Nói với con của nhà thơ Y Phương vàChiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đều là những tác phẩm hay viết về vẻđẹp của tình cha con, sự gắn bó, hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu quê hương,đất nước. Bằng sự hiểu biết của mình về hai tác phẩm, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. …………….Hết……………… Họ và tên thí sinh……………………………………… SBD……………………UBND TỈNH THÁI NGUYÊNSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn : Ngữ văn Dành cho thí sinh thi vào chuyên Văn (Bản hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) I. Hướng dẫn chung - Đây chỉ là những gợi ý có tính tương đối làm căn cứ để định hướng chấm bài. Giám khảocần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh. Tránh cáchchấm đếm ý cho điểm. - Vì là thi chọn học sinh chuyên Văn nên giám khảo cần vận dụng chủ động, linh hoạtHướng dẫn chấm với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảmxúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện để phát hiệnhọc sinh có năng khiếu học văn. - Nếu có việc chi tiết hóa điểm các ý cần phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm vàđược thống nhất trong toàn Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và khônglàm tròn. II. Đáp án và thang điểm Câu 1 (2,0 điểm ) a. Yêu cầu cần đạt - Học sinh chọn được chi tiết, hình ảnh nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa. - Trình bày được suy nghĩ, cảm nhận của mình về nội dung, ý nghĩa chính của chi tiết, hìnhảnh. - Biết diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, có cảm xúc. * Lưu ý: Học sinh có thể chọn chi tiết, hình ảnh sau: - Hình ảnh bếp lửa với nghĩa thực: bếp lửa mà bà đã nhóm lên để nấu ăn, sưởi ấm chocháu trong những năm tháng gian nan; nghĩa biểu tượng: bếp lửa của tình thương, đức hi sinh,niềm tin và hi vọng; cội nguồn thiêng liêng của sự sống; biểu tượng của tình bà cháu, tình cảmgia đình, tình quê hương, tình đời nồng ấm. Đây là hình ảnh đơn sơ, bình dị nhưng có sức chứalớn về tư tưởng, cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ, mang ý vị triết lý sâu sắc. - Âm thanh tiếng chim tu hú với nghĩa thực: tiếng chim quen thuộc của đồng quê mỗi độ hèvề mà bà cháu vẫn thường nghe trong những năm gian khó; nghĩa biểu tượng: tiếng chim gợikhông gian mêng mông buồn vắng như đồng điệu với tình cảnh vắng vẻ và nỗi nhớ mong của haibà cháu, tiếng chim nhắc cảnh mùa màng trong những ngày đói kém nghe thật xót xa, tiếng chimlạc lõng, bơ vơ gợi nỗi khát khao được chở che, sưởi ấm, tiếng chim da diết khiến lòng ngườitrỗi dậy nỗi khắc khoải, chờ mong. Đây là chi tiết chân thực, giàu chất thơ, có sức vang vọngtrong thời gian, không gian, gợi nhiều cảm xúc, suy nghĩ trong lòng bạn đọc. b. Biểu điểm - Điểm 2: Đảm bảo yêu cầu đã nêu. Diễn đạt tốt, có cảm xúc. - Điểm 1: Xác định được chi tiết, hình ảnh giàu ý nghĩa, nhưng chưa nêu được ý nghĩabiểu tượng. Diễn đạt còn hạn chế. - Điểm 0: Không viết được gì. (Học sinh phải biết cách trình bày nội dung trong một đoạn văn mới cho điểm tối đa) Câu 2 (3,0 điểm ) a. Yêu cầu cần đạt * Yêu cầu kĩ năng - Biết cách làm bài nghị luận xã hội. - Văn phong trong sáng, ngôn từ chọn lọc, lập luận sắc sảo, chặt chẽ. * Yêu cầu kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, tuy nhiên cần đảm bảo các nội dung sau: 1 1. Điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện - Tóm lược cốt truyện. - Điều tác giả muốn gửi gắm: bài học về tình yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ giữa conngười với con người, nhất là với những người nghèo khổ. 2. Suy nghĩ của bản thân - Khẳng định: câu chuyện mang đến cho người đọc ý nghĩa triết lí sâu sắc. + Với một người sống trong cảnh bần hàn như ông lão (đã già, đôi mắt đỏ hoe, nước mắtgiàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi) rất dễ bị coi thường, khinh rẻ, nhưng cậu bé khôngnhư vậy. Cậu lục hết túi nọ đến túi kia, nghĩa là rất muốn chia sẻ với ông một chút gì, nhưngchẳng có gì hết. Cử chỉ run nun nắm lấy ...

Tài liệu được xem nhiều: