Danh mục

Đề xuất các giải pháp giảng dạy có hiệu quả cho sinh viên ngành Du lịch của Trường Đại học Tiền Giang theo định hướng CDIO

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 379.66 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề xuất các giải pháp giảng dạy có hiệu quả, nhất là hoạt động trải nghiệm thực tế cho sinh viên ngành Du lịch của Trường Đại học Tiền Giang ở phạm vi của các học phần “Nghiệp vụ lễ tân”, “Nghiệp vụ buồng”, “Quản trị nhà hàng - khách sạn”, “Quản trị sự kiện” theo định hướng CDIO.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề xuất các giải pháp giảng dạy có hiệu quả cho sinh viên ngành Du lịch của Trường Đại học Tiền Giang theo định hướng CDIO Đề xuất các giải pháp giảng dạy có hiệu quả cho sinh viên ngành Du lịch của Trường Đại học Tiền Giang theo định hướng CDIO Phan Thị Khánh Đoan, Nguyễn Thị Ngọc Thắm Tóm tắt Trước yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường lao động trong lĩnh vực Du lịch, sinhviên nhóm ngành này cần tích lũy kinh nghiệm thực tiễn ngay từ giảng đường. Với định hướngđào tạo thực tiễn, chú trọng thực hành, ngành Du lịch của Trường Đại học Tiền Giang đượcnhiều bạn trẻ yêu thích để sẵn sàng chinh phục lĩnh vực đầy tiềm năng nhưng cũng không ítthách thức này. Từ thực tế giảng dạy các học phần “Nghiệp vụ lễ tân”, “Nghiệp vụ buồng”,“Quản trị nhà hàng - khách sạn”, “Quản trị sự kiện” tại Khoa Kinh tế - Luật của Trường Đạihọc Tiền Giang, chúng tôi đề xuất các giải pháp giảng dạy trải nghiệm thực tế có hiệu quả chosinh viên ngành Du lịch của Trường Đại học Tiền Giang theo định hướng CDIO. Từ khóa: CDIO, Du lịch, đào tạo, trải nghiệm, Tiền Giang. 1. Đặt vấn đề Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triểndu lịch và Nghị quyết số 08-NQ/TW được ban hành ngày 16 tháng 1 năm 2017 đã một lần nữakhẳng định sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước phát triển du lịch và đưa du lịch trở thànhngành kinh tế mũi nhọn. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước các cấp, các ngành, ngành Dulịch đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hoạt động giáo dục nguồn nhân lực du lịch có nhữngbước phát triển đáng ghi nhận, thông qua sự phát triển về số lượng cơ sở đào tạo, ngành nghềđào tạo, số lượng và quy mô tuyển sinh các ngành, nghề lĩnh vực du lịch. Theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục hiện nay, một số vấn đề cần phải lưu ý liênquan đến nội dung và phương pháp giảng dạy đại học và học tập tại các trường đại học ViệtNam, cụ thể như: Phương pháp giảng dạy không hiệu quả, cụ thể là giảng dạy quá nhiều và ítvận dụng các kỹ thuật học tập chủ động. Do đó, thiếu sự tương tác giữa giảng viên và sinh viênbên trong hoặc bên ngoài lớp học; Bắt sinh viên nhớ (thuộc lòng) các khái niệm, số liệu màkhông tập trung phát triển các kỹ năng phân tích và tổng hợp; (3) Số sinh viên trong lớp họcquá đông; Sinh viên học tập thụ động (chỉ nghe giảng, ghi chú, và cố gắng nhớ những thông tintrong các kỳ thi). Qua khảo sát thực tế giảng dạy các học phần “Nghiệp vụ lễ tân”, “Nghiệp vụ buồng”,“Quản trị nhà hàng - khách sạn”, “Quản trị sự kiện” cho sinh viên ngành Du lịch tại Khoa Kinhtế - Luật của Trường Đại học Tiền Giang từ năm 2020-2023, chúng tôi nhận thấy mỗi buổi họcvẫn có một số ít sinh viên không đến lớp học (5-10%), tỷ lệ này giảm đáng kể khi càng về phíacuối của môn học. Từ kết quả khảo sát này, chúng tôi đề xuất các giải pháp giảng dạy có hiệuquả cho sinh viên ngành Du lịch của Trường Đại học Tiền Giang theo định hướng CDIO trongthời gian tới. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Thu thập thông tin, số liệu: Số liệu được thu thập thông qua tham khảo các côngtrình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan và các nguồn tư liệu của Sở Văn hóa - Thể 910thao và Du lịch, Trường Đại học Tiền Giang; Dữ liệu thực tiễn thu thập qua khảo sát thực tế vàphỏng vấn. 2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thông tin thứ cấp được thu thập từ cácnguồn tài liệu như: sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo tổng kết và kỷ yếu hội thảokhoa học có liên quan, phỏng vấn, thống kê, phân tích, đánh giá tổng hợp, … để thực hiệnnghiên cứu này. 3. Nội dung 3.1. Nhận thức bối cảnh dạy và học Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các chương đào tạo ở Việt Nam cần được kiểmđịnh ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Vì thế, trong những năm qua, Trường Đại học Tiền Giangđã tiến hành tổ chức kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và được công nhận “đạt tiêu chuẩnchất lượng giáo dục” (chu kỳ 2) của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốcgia TP. HCM. Ngoài ra, 05 Chương trình đào tạo của Nhà trường gồm: Đại học Kế toán, Đạihọc Quản trị Kinh doanh, Đại học Công nghệ kỹ thuật xây dựng, Đại học Công nghệ kỹ thuậtcơ khí, Cao đẳng Giáo dục mầm non cũng đã được kiểm định. Thời gian gần đây, Trường Đại học Tiền Giang còn triển khai phát triển các chương trình đàotạo theo định hướng CDIO. Trong đó, các giảng viên được đào tạo để áp dụng các phương phápgiảng dạy tương tác và phương pháp học tập chủ động trong lớp học. Thực tế từ nhiều năm nay,một số giảng viên của các trường đại học Việt Nam đã được lựa chọn để tham gia vào chương trìnhliên minh giáo dục đại học HEEAP (Higher Education Engineering Alliance Program). Mục tiêutổng thể của nó là chuyển đổi nền giáo dục từ học tập thụ động (dạy nhiều về lý thuyết) sang họctập chủ động (vận dụng lý thuyết vào các bài toán thực tế). Mặc dù có rất nhiều những nỗ lực trong cải cách chương trình giảng dạy, một số sinh viênhiện nay vẫn ít tham dự lớp học. Là giảng viên, cá nhân chúng tôi đã cố gắng giải quyết vấn đềnày bằng cách xây dựng một kế hoạch giảng dạy thu hút sự tham gia của các sinh viên. Để thựchiện được điều này, chúng tôi đã nghiên cứu và chủ động sử dụng phương pháp học tập tíchcực thu hút các sinh viên cũng giống như sử dụng các chiêu thức chiến đấu khác nhau để đánhbại đối thủ. Như thể hiện trong Hình 1, nếu một phương pháp giảng dạy nào đó không giúp sinhviên thích thú với môn học, giảng viên nên suy nghĩ và áp dụng một phương pháp nào khác phùhợp hơn. 3.2. Thiết kế hoạt động dạy và học Theo quan điểm CDIO, quá trình học tập của sinh viên được xem là trọng tâm. Nói cáchkhác, hoạt động dạy và học trong môi trường giáo dục đại học là mối quan hệ giữa ba thànhphần như được thể hiện Hình 2. Trong đó: (1) Chuẩn đầu ra mong muốn: là những gì sinh viêncần phải biết/ có thể làm sau ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: