Danh mục

Đề xuất cấu trúc và đánh giá năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua môn khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 281.66 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến một trong những năng lực đặc thù của môn Khoa học tự nhiên (KHTN) – năng lực thực nghiệm (NL TN): xác định cấu trúc, các thành tố của năng lực, phác thảo đường phát triển năng lực và chuẩn năng lực thực nghiệm, minh họa cụ thể về chuẩn NL TN cho học sinh (HS - giai đoạn cuối lớp 7, cơ hội phát triển NLTN thông qua một số nội dung môn KHTN cấp trung học cơ sở (THCS), thiết kế rubric đánh giá NL TN của HS lớp 6 thông qua môn KHTN dựa trên cơ sở chuẩn NL đã mô tả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề xuất cấu trúc và đánh giá năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua môn khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 79-88 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0153 ĐỀ XUẤT CẤU TRÚC VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ 1 Phạm Thị Bích Đào và 2 Đặng Thị Oanh 1 Viện 2 Khoa Khoa học giáo dục Việt Nam Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực (NL) là xu thế phát triển chương trình trên thế giới và cũng là quan điểm phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam. Bài viết đề cập đến một trong những năng lực đặc thù của môn Khoa học tự nhiên (KHTN) – năng lực thực nghiệm (NL TN): xác định cấu trúc, các thành tố của năng lực, phác thảo đường phát triển năng lực và chuẩn năng lực thực nghiệm, minh họa cụ thể về chuẩn NL TN cho học sinh (HS - giai đoạn cuối lớp 7, cơ hội phát triển NLTN thông qua một số nội dung môn KHTN cấp trung học cơ sở (THCS), thiết kế rubric đánh giá NL TN của HS lớp 6 thông qua môn KHTN dựa trên cơ sở chuẩn NL đã mô tả. Theo tác giả, để triển khai dạy học theo định hướng phát triển NL có hiệu quả cần tiếp tục nghiên cứu để chuẩn hóa trong việc xác định quan niệm, cấu trúc, đường phát triển một số NL cần phát triển cho HS thông qua môn KHTN. Từ khóa: Năng lực thực nghiệm, Đánh giá năng lực, Cấu trúc và đánh giá, Khoa học tự nhiên. 1. Mở đầu Trong nhà trường phổ thông, lĩnh vực Khoa học tự nhiên (KHTN) góp phần hình thành và phát triển cho người học các năng lực (NL) và phẩm chất chính như: năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo); năng lực chuyên môn (năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khám phá khoa học tự nhiên và xã hội,...); Năng lực đặc thù môn học (NL thực nghiệm, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn,. . . ). Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về NLTN như: xác định các NL thành phần của NLTN [4]; bồi dưỡng và phát triển NLTN cho học sinh (HS) thông qua các chuyên đề thí nghiệm mở [1] hoặc sử dụng hệ thống bài tập [2]. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng NLTN cho HS ở trường phổ thông hiện nay còn chưa được chú trọng, việc vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn cuộc sống hay những ứng dụng khoa học và kĩ thuật còn chưa thực sự được quan tâm. Nội dung bài báo tập trung trình bày về khái niệm, cấu trúc, chuẩn NL Thực nghiệm (TN), xây dựng đường phát triển NL TN. Từ đó đề xuất cách thức đánh giá sự phát triển NL TN cho HS thông qua môn KHTN cấp THCS. Ngày nhận bài: 5/4/2017. Ngày nhận đăng: 2/8/2017 Liên hệ: Phạm Thị Bích Đào, e-mail: dao311@gmail.com 79 Phạm Thị Bích Đào và Đặng Thị Oanh 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Chuẩn năng lực Thực nghiệm thông qua môn Khoa học tự nhiên 2.1.1. Khái niệm năng lực Thực nghiệm Năng lực thực nghiệm là khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng thực nghiệm cùng với thái độ tích cực và hứng thú để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn một cách phù hợp và hiệu quả. NL TN của HS phổ thông là khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng TN cùng với thái độ tích cực và hứng thú để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong quá trình học tập và vấn đề đặt ra có liên quan đến thực tiễn một cách phù hợp hiệu quả. NL TN được thể hiện thông qua hoạt động giải thích được hiện tượng tự nhiên liên quan đến khoa học, thực hiện thành công thí nghiệm, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm hoạt động dựa trên nguyên tắc, định luật liên quan đến KHTN để phục vụ cuộc sống,... Như vậy, NL TN gắn với khả năng hành động, đòi hỏi HS phải giải thích được, làm được, vận dụng được kiến thức lí thuyết vào thực tiễn. 2.1.2. Cấu trúc năng lực thực nghiệm Hình 1. Cấu trúc năng lực thực nghiệm (4 thành tố và 16 chỉ số) Theo Schreiber, N., Theyssen, H. & Schecker, H [4], cấu trúc NL TN bao gồm các NL thành phần sau: NL xác định vấn đề cần nghiên cứu và đưa ra các dự đoán, giả thuyết; NL thiết kế các phương án thí nghiệm; NL tiến hành phương án thí nghiệm đã thiết kế; NL xử lí, phân tích và trình bày kết quả. Trong Chương trình GDPT một số nước [3], [5], [8], hệ thống kĩ năng tiến trình khoa học cần phát triển cho HS khi dạy học môn Khoa học bao gồm: quan sát, so sánh, suy luận, dự đoán, đặt câu hỏi, sử dụng thiết bị, xây dựng giả thuyết, lập kế hoạch, điều tra, giải quyết vấn đề, giải thích, trình bày,... Đây là các kĩ năng chính để hình thành NL TN. Chúng tôi đề xuất cấu trúc NL TN dự kiến phát triển ở HS bao gồm bốn thành tố: Xác định vấn đề cần TN và đề xuất phương án TN; Thiết kế phương án TN; Tiến hành TN; Xử lí, phân tích, báo cáo kết quả TN và rút ra kết luận về kiến thức. Mỗi thành tố này sẽ được cụ thể hóa bằng các 80 Đề xuất cấu trúc và đánh giá năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua môn Khoa học tự nhiên... hành vi (xem hình 1): - Xác định vấn đề và đề xuất p ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: