Danh mục

Đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khu vực Đông Nam Bộ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 198.34 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu hiện trạng phát triển khởi nghiệp, hiện trạng chính sách, khó khăn vướng mắc và đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khu vực Đông Nam Bộ. Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khu vực Đông Nam Bộ ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> <br /> <br /> ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI<br /> KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ<br /> <br /> <br /> Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN<br /> <br /> I. Hiện trạng phát triển khởi nghiệp khu vực Đông Nam Bộ<br /> Năm 2016 được Chính phủ chọn là “Năm quốc gia khởi nghiệp”, với mục<br /> tiêu đưa Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo đi vào thực tế, Chính phủ đã ban hành Đề<br /> án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Có<br /> thể nói, chưa bao giờ hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo được diễn ra mạnh<br /> mẽ và lan rộng khắp cả nước như thế, chưa bao giờ khởi nghiệp nhận được sự<br /> quan tâm của xã hội, của Chính phủ, của các cấp chính quyền nhiều như thế. Tinh<br /> thần khởi nghiệp đã có sự chuyển động tích cực từ các Bộ, Ban, Ngành, đến các<br /> tỉnh, địa phương trên cả nước. Nhờ vậy, “làn sóng khởi nghiệp” đã lan rộng và<br /> nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng và có hàng nghìn doanh nghiệp khởi<br /> nghiệp được thành lập.<br /> Trong bối cảnh đó, Đông Nam Bộ - một trong những vùng kinh tế động lực<br /> quan trọng hàng đầu của cả nước, đạt tốc độ tăng trưởng cao, bền vững ở nhiều<br /> lĩnh vực, đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST trên nhiều tỉnh,<br /> thành phố trong khu vực. Hiện, vùng Đông Nam Bộ đứng thứ hai cả nước về số<br /> doanh nghiệp (DN) thành lập mới với hơn 3.370 DN (chiếm 69%). Chỉ riêng sáu<br /> tháng đầu năm 2016, vùng ĐNB thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước,<br /> chiếm 51,6% số dự án cấp mới, 62,5% lượt dự án tăng vốn và 42,2% tổng vốn<br /> đầu tư cả nước.<br /> Về hoạt động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, cung cấp dịch vụ cho<br /> khởi nghiệp ĐMST, hiện nay trên toàn khu vực Đông Nam Bộ có 08 vườn ươm<br /> khởi nghiệp (Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, Trung<br /> tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, Vườn ươm doanh nghiệp Khoa học Công nghệ<br /> thuộc Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, v.v); 03 tổ chức thúc đẩy kinh doanh<br /> (Chương trình hỗ trợ năng lực cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, Alpha starup,<br /> Mekong Capital); 16 khu làm việc tập trung (Esmart, Gooffice, Citihub, cirCO,<br /> v.v.). Bên cạnh đó, TP. Hồ Chí Minh cũng đào tạo phát triển ý tưởng kinh doanh,<br /> đánh giá sản phẩm khởi nghiệp cho 1523 cá nhân và nhóm cá nhân, kết nối 3200<br /> cá nhân và nhóm cá nhân với nhà đầu tư, chuyên gia và tổ chức tư vấn; kết nối<br /> trên 20 cơ sở ươm tạo DN (cả tư nhân và nhà nước) trên địa bàn tp; hỗ trợ đào tạo<br /> về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho 37 giảng viên của 15 trường đại học để<br /> hình thành đội ngũ giáo viên về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; hỗ trợ công tác<br /> vận hành vườn ươm cho 03 trường đại học trên địa bàn thành phố.<br /> <br /> <br /> 2<br /> ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> <br /> <br /> Về công tác xây dựng nền tảng, thúc đẩy sự kiên kết hệ sinh thái khởi nghiệp<br /> ĐMST, hàng loạt sự kiện, chương trình được tổ chức nhằm mục đích liên kết các<br /> thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước như Ngày hội khởi nghiệp<br /> (Startup day), Cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp (Startup Wheel), Tuần lễ khởi<br /> nghiệp ĐMST hàng năm, v.v. Ngoài ra, để thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế,<br /> khu vực đã triển khai kết nối với các hoạt động ươm tạo và ĐMST của Bộ<br /> KH&CN (Chương trình Đối tác ĐMST Việt Nam – Phần Lan, Chương trình thúc<br /> đẩy khởi nghiệp Việt Nam), các tổ chức hỗ trợ kinh doanh và tài chính quốc tế<br /> (ADB, Microsoft Đại học Tsukuba, TEN-Canada…), v.v. Cùng với đó, TP. Hồ<br /> Chí Minh đã hình thành cổng thông tin ĐMST (3 trang “Đổi mới sáng tạo”, “khởi<br /> nghiệp”, “sáng kiến cộng đồng”) với mục đích thúc đẩy hoạt động truyền thông<br /> khởi nghiệp ĐMST và xây dựng văn hóa khởi nghiệp.<br /> Nhìn chung, với những hoạt động tương đối sôi nổi, môi trường khởi nghiệp<br /> tại khu vực Đông Nam Bộ bắt đầu phát triển, nhiều hoạt động hỗ trợ các chủ thể<br /> trong hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST đã được tổ chức, tuy nhiên chưa có sự đồng<br /> đều giữa các tỉnh, thành, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như TP.Hồ Chí<br /> Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu. Bên cạnh đó, các hoạt động kết nối các th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: