Đề xuất định hướng xây dựng chương trình và sách giáo khoa Giáo dục công dân sau năm 2015
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 104.01 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Từ việc phân tích chương trình - sách giáo khoa Giáo dục công dân hiện hành, bài viết tập trung đề xuất định hướng xây dựng chương trình - sách giáo khoa Giáo dục công dân sau năm 2015: Cần xác định rõ chuẩn mực của công dân Việt Nam trong thời đại mới, từ đó xây dựng chương trình - sách giáo khoa Giáo dục công dân xoay quanh 5 mối quan hệ (quan hệ với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, thiên nhiên).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề xuất định hướng xây dựng chương trình và sách giáo khoa Giáo dục công dân sau năm 2015 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Education Science, 2013, Vol. 58, No. 4, pp. 117-123 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC CÔNG DÂN SAU NĂM 2015 Nguyễn Thị Toan Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Từ việc phân tích chương trình - sách giáo khoa Giáo dục công dân hiện hành, bài viết tập trung đề xuất định hướng xây dựng chương trình - sách giáo khoa Giáo dục công dân sau năm 2015: Cần xác định rõ chuẩn mực của công dân Việt Nam trong thời đại mới, từ đó xây dựng chương trình - sách giáo khoa Giáo dục công dân xoay quanh 5 mối quan hệ (quan hệ với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, thiên nhiên) với 3 nội dung căn bản: giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật và giáo dục kĩ năng sống. Từ khóa: Chương trình - sách giáo khoa, giáo dục công dân, chuẩn mực công dân Việt Nam, kĩ năng sống.1. Mở đầu Trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, một nhiệmvụ trọng tâm là phải đổi mới nội dung chương trình - sách giáo khoa (CT - SGK), theohướng chỉ đạo của Bộ Chính trị (ngày 15/4/2009): “Rà soát lại toàn bộ chương trình vàsách giáo khoa phổ thông. Sớm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lí thuyết, nhẹ vềthực hành, chưa khuyến khích đúng mức tính sáng tạo của người học, chuẩn bị kĩ việc xâydựng và triển khai đồng bộ chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng hiện đại,phù hợp và có hiệu quả”. Trên cơ sở phân tích CT - SGK giáo dục công dân (GDCD)hiện hành, bài viết này tập trung đề xuất định hướng xây dựng CT - SGK GDCD sau năm2015 đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái quát về CT - SGK GDCD hiện hành Thực chất, môn GDCD đã có nền tảng từ môn Đạo đức ở Tiểu học, bởi vì mục tiêugiáo dục Tiểu học là “nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự pháttriển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, gópNgày nhận bài: 27-12-2012. Ngày chấp nhận đăng: 11-4-2013Liên hệ: Nguyễn Thị Toan, e-mail: Toannt@hnue,edu.vn 117 Nguyễn Thị Toanphần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tưcách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị học sinh tiếp tục học tiếp THCS” (Điều 23 củaLuật Giáo dục,1998). Môn Đạo đức ở Tiểu học hướng tới hình thành chuẩn mực hành viđạo đức cho học sinh xoay quanh 5 mối quan hệ: 1. Quan hệ với bản thân; 2. Quan hệ vớigia đình; 3. Quan hệ với nhà trường; 4. Quan hệ với cộng đồng xã hội; 5. Quan hệ với môitrường tự nhiên. Chương trình được cấu trúc đồng tâm, xoáy ốc. Các chuẩn mực hành viở lớp dưới cụ thể, đơn giản, tới lớp trên có sự lặp lại nhưng nâng cao, khái quát hơn. Bêncạnh những nội dung giáo dục chuẩn mực hành vi đạo đức, chương trình bước đầu có cảviệc giáo dục chuẩn mực hành vi pháp luật (Tôn trọng luật lệ an toàn giao thông - Lớp4). Ngoại trừ một số bài chưa phù hợp đối tượng (Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế - Lớp 3,Hiểu biết về tổ chức Liên hợp quốc - lớp 5, Tôn trọng các cơ quan chính quyền địa phươngvà ủng hộ các nhà chức trách thi hành công vụ - Lớp 5...), nhìn tổng thể, cấu trúc chươngtrình Đạo đức ở Tiểu học là hợp lí, phù hợp với mục tiêu giáo dục Tiểu học; đảm bảo tínhcơ bản, hiện đại, thiết thực, gắn với thực tiễn. Tiếp nối CT - SGK Đạo đức ở Tiểu học, CT - SGK GDCD cấp THCS (THCS) xoayquanh hai nội dung cơ bản: 1.Giáo dục đạo đức (học kì I); 2. Giáo dục pháp luật (học kìII). CT - SGK GDCD ở cấp học này đã thể hiện sự quá tải với nhiều chủ đề thiếu sức hấpdẫn, không phù hợp với đối tượng: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Lớp7), Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hộichủ nghĩa Việt Nam (Lớp 8), lí tưởng sống của thanh niên, Trách nhiệm của thanh niêntrong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Quyền và nghĩa vụ của công dântrong hôn nhân, Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế (Lớp 9),... Tên bài và nộidung các bài cho thấy, đây là những bài học dành cho thanh niên. Trong khi đó, học sinhtrung học cơ sở (THCS) mới chỉ chủ yếu ở lứa tuổi thiếu niên. Sẽ rất khó khăn cho cả giáoviên và học sinh khi phải dạy và học những vấn đề không phù hợp với đối tượng. Ở cấp trung học phổ thông (THPT), CT - SGK GDCD được cấu trúc thành 5 phần:1. Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học; 2. Côngdân với đạo đức; 3. Công dân với kinh tế; 4. Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội;5. Công dân với pháp luật. Các tri thức của GDCD là sự kết hợp tri thức của các mônhọc: Triết học, Kinh tế - chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Đạo đức học, Phápluật học, Xã hội học... Tách riêng từng phần, có thể thấy các tác giả đã thành công trongviệc chuyển tải những nội dung kiến thức sâu, rộng, trừu tượng của nhiều môn khoa họcxã hội vào SGK một cách cô đọng, hàm súc. Ví dụ: Phần Triết học trong sách GDCD lớp10 là phần viết hay, hấp dẫn. Kiến thức Triết học vốn rất khó đối với cả sinh viên đại họcđã được trình bày thành những nội dung khoa học, chặt chẽ, logic, ngôn ngữ chuẩn xác,ví dụ tiêu biểu, sinh động. Tuy nhiên, chương trình vẫn còn quá tải, chưa vừa sức và chưakhắc phục được tính hàn lâm, nặng lí thuyết nhẹ thực hành, mới chỉ là sự kết hợp chứ chưaphải là sự tích hợp kiến thức của nhiều môn học khó, trừu tượng. SGK GDCD lớp 10 gồmkiến thức của hai môn: Triết học và Đạo đức học. Kiến thức Triết học trừu tượng đượcđưa ngay vào học kì I, khi học sinh vừa bước chân vào trường trung học phổ thông, nhậnthức cảm tính là chủ yếu. Phần Đạo đức học với nhữ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề xuất định hướng xây dựng chương trình và sách giáo khoa Giáo dục công dân sau năm 2015 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Education Science, 2013, Vol. 58, No. 4, pp. 117-123 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC CÔNG DÂN SAU NĂM 2015 Nguyễn Thị Toan Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Từ việc phân tích chương trình - sách giáo khoa Giáo dục công dân hiện hành, bài viết tập trung đề xuất định hướng xây dựng chương trình - sách giáo khoa Giáo dục công dân sau năm 2015: Cần xác định rõ chuẩn mực của công dân Việt Nam trong thời đại mới, từ đó xây dựng chương trình - sách giáo khoa Giáo dục công dân xoay quanh 5 mối quan hệ (quan hệ với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, thiên nhiên) với 3 nội dung căn bản: giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật và giáo dục kĩ năng sống. Từ khóa: Chương trình - sách giáo khoa, giáo dục công dân, chuẩn mực công dân Việt Nam, kĩ năng sống.1. Mở đầu Trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, một nhiệmvụ trọng tâm là phải đổi mới nội dung chương trình - sách giáo khoa (CT - SGK), theohướng chỉ đạo của Bộ Chính trị (ngày 15/4/2009): “Rà soát lại toàn bộ chương trình vàsách giáo khoa phổ thông. Sớm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lí thuyết, nhẹ vềthực hành, chưa khuyến khích đúng mức tính sáng tạo của người học, chuẩn bị kĩ việc xâydựng và triển khai đồng bộ chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng hiện đại,phù hợp và có hiệu quả”. Trên cơ sở phân tích CT - SGK giáo dục công dân (GDCD)hiện hành, bài viết này tập trung đề xuất định hướng xây dựng CT - SGK GDCD sau năm2015 đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái quát về CT - SGK GDCD hiện hành Thực chất, môn GDCD đã có nền tảng từ môn Đạo đức ở Tiểu học, bởi vì mục tiêugiáo dục Tiểu học là “nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự pháttriển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, gópNgày nhận bài: 27-12-2012. Ngày chấp nhận đăng: 11-4-2013Liên hệ: Nguyễn Thị Toan, e-mail: Toannt@hnue,edu.vn 117 Nguyễn Thị Toanphần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tưcách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị học sinh tiếp tục học tiếp THCS” (Điều 23 củaLuật Giáo dục,1998). Môn Đạo đức ở Tiểu học hướng tới hình thành chuẩn mực hành viđạo đức cho học sinh xoay quanh 5 mối quan hệ: 1. Quan hệ với bản thân; 2. Quan hệ vớigia đình; 3. Quan hệ với nhà trường; 4. Quan hệ với cộng đồng xã hội; 5. Quan hệ với môitrường tự nhiên. Chương trình được cấu trúc đồng tâm, xoáy ốc. Các chuẩn mực hành viở lớp dưới cụ thể, đơn giản, tới lớp trên có sự lặp lại nhưng nâng cao, khái quát hơn. Bêncạnh những nội dung giáo dục chuẩn mực hành vi đạo đức, chương trình bước đầu có cảviệc giáo dục chuẩn mực hành vi pháp luật (Tôn trọng luật lệ an toàn giao thông - Lớp4). Ngoại trừ một số bài chưa phù hợp đối tượng (Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế - Lớp 3,Hiểu biết về tổ chức Liên hợp quốc - lớp 5, Tôn trọng các cơ quan chính quyền địa phươngvà ủng hộ các nhà chức trách thi hành công vụ - Lớp 5...), nhìn tổng thể, cấu trúc chươngtrình Đạo đức ở Tiểu học là hợp lí, phù hợp với mục tiêu giáo dục Tiểu học; đảm bảo tínhcơ bản, hiện đại, thiết thực, gắn với thực tiễn. Tiếp nối CT - SGK Đạo đức ở Tiểu học, CT - SGK GDCD cấp THCS (THCS) xoayquanh hai nội dung cơ bản: 1.Giáo dục đạo đức (học kì I); 2. Giáo dục pháp luật (học kìII). CT - SGK GDCD ở cấp học này đã thể hiện sự quá tải với nhiều chủ đề thiếu sức hấpdẫn, không phù hợp với đối tượng: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Lớp7), Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hộichủ nghĩa Việt Nam (Lớp 8), lí tưởng sống của thanh niên, Trách nhiệm của thanh niêntrong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Quyền và nghĩa vụ của công dântrong hôn nhân, Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế (Lớp 9),... Tên bài và nộidung các bài cho thấy, đây là những bài học dành cho thanh niên. Trong khi đó, học sinhtrung học cơ sở (THCS) mới chỉ chủ yếu ở lứa tuổi thiếu niên. Sẽ rất khó khăn cho cả giáoviên và học sinh khi phải dạy và học những vấn đề không phù hợp với đối tượng. Ở cấp trung học phổ thông (THPT), CT - SGK GDCD được cấu trúc thành 5 phần:1. Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học; 2. Côngdân với đạo đức; 3. Công dân với kinh tế; 4. Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội;5. Công dân với pháp luật. Các tri thức của GDCD là sự kết hợp tri thức của các mônhọc: Triết học, Kinh tế - chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Đạo đức học, Phápluật học, Xã hội học... Tách riêng từng phần, có thể thấy các tác giả đã thành công trongviệc chuyển tải những nội dung kiến thức sâu, rộng, trừu tượng của nhiều môn khoa họcxã hội vào SGK một cách cô đọng, hàm súc. Ví dụ: Phần Triết học trong sách GDCD lớp10 là phần viết hay, hấp dẫn. Kiến thức Triết học vốn rất khó đối với cả sinh viên đại họcđã được trình bày thành những nội dung khoa học, chặt chẽ, logic, ngôn ngữ chuẩn xác,ví dụ tiêu biểu, sinh động. Tuy nhiên, chương trình vẫn còn quá tải, chưa vừa sức và chưakhắc phục được tính hàn lâm, nặng lí thuyết nhẹ thực hành, mới chỉ là sự kết hợp chứ chưaphải là sự tích hợp kiến thức của nhiều môn học khó, trừu tượng. SGK GDCD lớp 10 gồmkiến thức của hai môn: Triết học và Đạo đức học. Kiến thức Triết học trừu tượng đượcđưa ngay vào học kì I, khi học sinh vừa bước chân vào trường trung học phổ thông, nhậnthức cảm tính là chủ yếu. Phần Đạo đức học với nhữ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chương trình sách giáo khoa Giáo dục công dân Chuẩn mực công dân Việt Nam Kĩ năng sống Sách giáo khoa Giáo dục đạo đứcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Vận dụng phạm trù thiện ác vào quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay
6 trang 337 1 0 -
Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông mới - Tìm hiểu chương trình môn Giáo dục công dân
15 trang 186 0 0 -
Thực trạng kĩ năng thoát hiểm và nhu cầu giáo dục kĩ năng thoát hiểm cho học sinh tiểu học Hà Nội
6 trang 149 0 0 -
8 trang 113 1 0
-
Câu hỏi và đáp án giáo dục kĩ năng sống
5 trang 102 0 0 -
4 trang 61 0 0
-
6 trang 57 0 0
-
32 trang 40 0 0
-
3 trang 39 0 0
-
63 trang 38 0 0
-
14 trang 36 0 0
-
122 trang 34 0 0
-
154 trang 33 0 0
-
LUẬN VĂN: Vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên Vĩnh Long hiện nay
87 trang 33 0 0 -
Giải pháp thúc đẩy phong trào sinh viên 5 tốt cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
3 trang 32 0 0 -
Đối mặt với những lời chỉ trích
4 trang 32 0 0 -
36 trang 29 0 0
-
9 trang 29 0 0
-
54 trang 29 0 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1
15 trang 29 0 0