Danh mục

Đề xuất giải pháp đổi mới dạy học môn Giáo dục công dân trong trường phổ thông hiện nay

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 86.81 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề xuất giải pháp đổi mới dạy học môn Giáo dục công dân trong trường phổ thông hiện nay, gồm: (1) đổi mới mục tiêu và nội dung chương trình; (2) đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; (3) đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên môn học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề xuất giải pháp đổi mới dạy học môn Giáo dục công dân trong trường phổ thông hiện nayJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0140Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 25-29This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY Đào Đức Doãn Khoa Lí luận chính trị - Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đề xuất giải pháp đổi mới dạy học môn Giáo dục công dân trong trường phổ thông hiện nay, gồm: (1) đổi mới mục tiêu và nội dung chương trình; (2) đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; (3) đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên môn học. Từ khóa: Giáo dục công dân, phương pháp dạy học, đào tạo giáo viên.1. Mở đầu Đổi mới môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông đã và đang nhận được sự quan tâm củanhiều nhà nghiên cứu và cả xã hội. Thông qua Hội thảo quốc gia về giáo dục đạo đức – công dântrong giáo dục Việt Nam [3] do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức năm 2013 tại trường Đại học Sưphạm Hà Nội và các nghiên cứu đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, nhiềuvấn đề khác nhau về dạy và học môn học này đã được đặt ra. Bên cạnh nhiều nghiên cứu bổ ích vềcác khía cạnh cụ thể khác nhau trong dạy học (chẳng hạn như: Đào Thị Ngọc Minh trong Vận dụngPhương pháp dạy học theo dự án để dạy môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông [3],Trần Thị Mai Phương trong Một số chú ý trong dạy học những kiến thức kinh tế ở môn Giáo dụccông dân cho học sinh Trung học phổ thông [6].v.v..), đã có những nghiên cứu về xây dựng chươngtrình, sách giáo khoa, chẳng hạn như: Đỗ Ngọc Thống với Định hướng đổi mới chương trình giáodục phổ thông sau năm 2015 và môn Đạo đức – Giáo dục công dân[2], Nguyễn Dục Quang vớiMột góc nhìn về dạy và học Giáo dục công dân hiện nay [2], Nguyễn Thị Toan với Đề xuất địnhhướng xây dựng chương trình và sách giáo khoa Giáo dục công dân sau năm 2015 [5],.v.v... Trên cơ sở các nghiên cứu có tính chất định hướng đó, để góp thêm ý kiến cho công cuộcđổi mới môn học đang ngày một đến gần, cần có cái nhìn cụ thể hơn về giải pháp. Bài viết dướiđây nêu một số giải pháp cụ thể về đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình môn học, phươngpháp dạy học, kiểm tra đánh giá và công tác đào tạo giáo viên.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Về mục tiêu, nội dung chương trình Hạn chế cơ bản của CT và SGK môn GDCD hiện hành là CT còn mang tính hàn lâm, nặngvề giáo dục pháp luật, chính trị, nhẹ về giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống,Ngày nhận bài: 15/8/2015. Ngày nhận đăng: 15/10/2015.Liên hệ: Đào Đức Doãn, e-mail: ddoan62@gmail.com 25 Đào Đức Doãncoi trọng lí thuyết, nhẹ thực hành; kiến thức về pháp luật, triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xãhội khoa học ở nhiều bài học trong SGK còn khô khan, trừu tượng, khó hiểu, tạo ra áp lực cho việcdạy và học. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế đó là CTvà SGK hiện hành đặt ra mụctiêu kiến thức quá cao, không phù hợp với năng lực và tâm lí nhận thức của HS phổ thông, chưahướng tới việc hình thành cho học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết của người công dântrong xã hội. Để khắc phục hạn chế trên nhằm đổi mới dạy và học môn GDCD, trước hết cần xác định lạimục tiêu và nội dung chương trình môn học. Căn cứ quan trọng của sự xác định này là: định hướngvề mục tiêu giáo dục phổ thông đã được chỉ ra trong Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lầnthứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá XI; Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội; tuyênbố của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (“Học để biết - Học để làm -Học để chung sống - Học để tự khẳng định mình”); những ưu điểm cần kế thừa của chương trình,sách giáo khoa hiện hành; những kinh nghiệm cần tham khảo của các nước có nền giáo dục pháttriển; yêu cầu cần đáp ứng của hội nhập quốc tế và đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội của nước tahiện nay;.v.v.. Theo đó, trong giai đoạn sau năm 2015, môn GDCD trong trường phổ thông phải có mụctiêu là môn học giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục các giá trị sống, góp phần hình thành, phát triểncho học sinh những phẩm chất đạo đức, các năng lực cần thiết của người công dân Việt Nam phùhợp với chuẩn giá trị đạo đức và quy định của pháp luật. Đó là người công dân có phẩm chất tốt: nhân ái, khoan dung; trung thực, tự trọng, tự tin;có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; tôntrọng và tự giác chấp hành pháp luật; có lí tưởng cách mạng cao đẹp: yêu Tổ quốc Việt Nam; tinvào ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: