Danh mục

Đề xuất giải pháp thiết kế tu bổ phục hồi đình An Phú, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 575.44 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu và đề xuất giải pháp thiết kế nhằm tu bổ phục hồi Đình An Phú dưới sự xuống cấp do tác động của điều kiện môi trường và thời gian; cần có giải pháp tu bổ phục hồi, nhằm đảm bảo mục tiêu bảo đảm giữ gìn tối đa các yếu tố nguyên gốc và giá trị chính xác của di tích về các mặt: vị trí, cấu trúc công trình, chất liệu, vật liệu, kỹ thuật truyền thống chức năng ngoại thất, nội thất, cảnh quan liên quan và các yếu tố khác của di tích nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích…, đây là một trong các mục tiêu bảo vệ di tích lịch sử văn hóa trước những tác dụng xấu của môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề xuất giải pháp thiết kế tu bổ phục hồi đình An Phú, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THIẾT KẾ TU BỔ PHỤC HỒI ĐÌNH AN PHÚ, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Võ Thanh Hùng1, Nguyễn Trần Tường Ly1 1. Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Bài viết nghiên cứu và đề xuất giải pháp thiết kế nhằm tu bổ phục hồi Đình An Phú dướisự xuống cấp do tác động của điều kiện môi trường và thời gian; cần có giải pháp tu bổ phụchồi, nhằm đảm bảo mục tiêu bảo đảm giữ gìn tối đa các yếu tố nguyên gốc và giá trị chínhnxác của di tích về các mặt: vị trí, cấu trúc công trình, chất liệu, vật liệu, kỹ thuật truyền thốngchức năng ngoại thất, nội thất, cảnh quan liên quan và các yếu tố khác của di tích nhằm bảovệ và phát huy các giá trị của di tích…, đây là một trong các mục tiêu bảo vệ di tích lịch sử vănhóa trước những tác dụng xấu của môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội. Từ khóa: Bảo tồn, đình, gỗ, hoa văn, kèo…1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đình An Phú tọa lại tại địa chỉ số 4 đường số 20, tổ 24, ấp 3, phường An Phú, thành phốThủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Đình An Phú đã được xây dựng cách nay 250 năm, là vàokhoảng năm 1730-1740. Đình An Phú không có sắc phong của nhà vua, cũng như khá nhiềungôi đình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh không được vua ban sắc. Trong đình An Phú cómột bài vị thờ (Đương kim Hoàng đế nước Đại Nam), (xem ảnh khảo tả), danh hiệu nước ĐạiNam chỉ xuất hiện dưới thời vua Minh Mạng tức chỉ là có từ năm 1820 đến năm 1945. Đình An Phú trở thành cơ sở cách mạng suốt hai thời kỳ kháng chiến chống thực dânPháp và đế quốc Mỹ. Những ngày đầu mới thành lập chính quyền cách mạng là Thôn Bộ Minhcũng đóng trụ sở tại đình An Phú từ năm 1946 đến năm 1947. Nơi đây còn là địa điểm thườngxuyên diễn ra những hoạt động phục vụ kháng chiến: như họp mặt quần chúng nhân dân phátđộng những phong trào đấu tranh chống Pháp, thu gom lương thực tiền bạc do dân đóng gópcho kháng chiến, tổ chức lớp bình dân học vụ trong làng. Vì sao đình An Phú lại tập trung nhiềuhoạt động của các tổ chức các mạng như thế, do một số yếu tố sau: - Đình tọa lạc trên một khu đất vắng và hẻo lánh, xung quanh cỏ dại mọc che khuất. Đìnhbiệt lập với khu dân cư. Thời đó chưa có xa lộ Biên Hòa (theo tên đường thời bấy giờ) chạy quaxã, dân cư còn thưa thớt. Vì vậy phong cảnh xung quanh đình càng trở nên hoang vu, ngôi đìnhcàng biệt lập, chính yếu tố này là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động bí mật của lực lượngkháng chiến. - Vị trí của đình An Phú nằm giáp ranh giữa nội thành và ngoại thành nên đây trở thànhđiểm liên lạc, trạm chuyển tiếp giữa hai khu vực nội và ngoại thành. Trong di sản kiến trúc Việt Nam còn tồn tại nhiều di tích kiến trúc dân gian, kiến trúc tôngiáo và tín ngưỡng, Đình An Phú với tính chất đặc biệt về văn hóa cổ xưa Nam bộ cùng với quátrình lịch sử lâu đời thật sự là một di tích kiến trúc quý giá của dân tộc. Đình An Phú còn là mộtnét văn hóa đặc trưng trong đời sống của người Việt Nam. Đình như là một trung tâm tín ngưỡngcủa nhân dân đồng thời là trung tâm sinh hoạt chính trị xã hội của làng quê Việt Nam. 828 Đình An Phú là ngôi Đình cổ xưa, có một ý nghĩa không nhỏ trong lịch sử hình thành vàphát triển của Thành phố Thủ Đức. Đình An Phú còn thể hiện một bản sắc đặc trưng của đìnhNam Bộ đặc biệt gần gũi với nhân dân bằng hình thức đơn giản nhẹ nhàng. Đình An Phú đã được công nhận Di tích lịch sử cấp Thành phố tại Quyết định số5515/QĐ-UBND ngày 30/11/2006 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vềxếp hạng di tích cấp Thành phố đối với di tích lịch sử. Với giá trị lịch sử trên, việc đề xuất giải pháp tu bổ, cải tạo đình di tích kiến trúc nghệthuật Đình An Phú là hết sức cần thiết, bởi hiện nay ngôi đình này đã xuống cấp: mái bị dột,một số riu mè, hoành bị mục. Đồng thời việc Tu bổ Đình An Phú là việc làm cần thiết nhằmgìn giữ mỹ quan kiến trúc đô thị, tăng cường sự ổn định lâu dài cho di tích. Đóng góp xứngđáng cho sự nghiệp phát triển văn hóa nghệ thuật, kiến trúc, xã hội của Thành phố Thủ Đức nóiriêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập tài liệu từ thông tin mạng, từ sách báo và các đềtài luận văn liên quan. - Phương pháp quan sát: tham quan một số đình, chùa khu vực vùng Đông Nam bộ - Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích tài liệu, số liệu.3. HIỆN TRẠNG ĐÌNH AN PHÚ Đình An Phú là ngôi đình nhỏ, tọa lạc trên một khu đất không cao (0,5-0,8m so với mặtnước biển trung bình) có diện tích khoảng 2.127m², xung quanh đình là ruộng ngập nước, cỏdại mọc um tùm. Mùa mưa đình bị ngập nước, nước lên cao hơn nền đình từ 40-50cm. Do tìnhhình đô thị hóa nên xung quanh đình hiện nay đã được san lấp bằng phẳng xây đựng khu đô thị,nên hiện nay việc ...

Tài liệu được xem nhiều: