Danh mục

Đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của khác biệt văn hóa đến sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam qua đánh giá của khách du lịch quốc tế

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 462.61 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của khác biệt văn hóa đến sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam qua đánh giá của khách du lịch quốc tế" nhằm đề xuất một mô hình về mối quan hệ ảnh hưởng của mức độ khác biệt văn hóa (hay còn gọi là khoảng cách văn hóa) đến sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam qua đánh giá của khách du lịch tới từ các thị trường mục tiêu của du lịch Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của khác biệt văn hóa đến sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam qua đánh giá của khách du lịch quốc tế ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHÁC BIỆT VĂN HÓA ĐẾN SỨC HẤP DẪN CỦA TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA Ở VIỆT NAM QUA ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ThS. NCS. Đào Minh Ngọc Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Trong du lịch quốc tế, văn hóa không chỉ là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn củaquốc gia điểm đến, mà còn là nguyên nhân của những khác biệt trong đặc điểm hànhvi khách du lịch. Các nghiên cứu trước đây về chủ đề sức hấp dẫn của tài nguyên dulịch thường chỉ đề cập đến những giá trị tạo nên sức hấp dẫn mà chưa có nghiên cứunào đề cập đến các yếu tố tác động đến hành vi đánh giá của khách du lịch quốc tế vềsức hấp dẫn của tài nguyên. Dựa trên lý thuyết khác biệt văn hóa quốc gia của giáo sưGeert Hofstede (2001), tác giả đề xuất một mô hình về mối quan hệ ảnh hưởng củamức độ khác biệt văn hóa (hay còn gọi là khoảng cách văn hóa) đến sức hấp dẫn củatài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam qua đánh giá của khách du lịch tới từ các thịtrường mục tiêu của du lịch Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020. Từ khóa: Hofstede, khoảng cách văn hóa, sức hấp dẫn của tài nguyên du lịchvăn hóa. Abstract For international tourism, culture is not only the factor creating the countrydestination’s attractiveness, but the reason for differences in tourists’ behaviors. Theprevious studies have just refered to factors creating the attractiveness of tourismresources, not factors affecting on evaluating the attractiveness of Vietnam’s culturaltourism resources. Therefore, the author proposed the model of the effect of culturedistance on evaluating the attractiveness of Vietnam’s cultural tourism resourcesbased on the Hofstede’s Culture’s Consequences theory. Key words: Hofstede, culture distance, attractiveness of culture heritage tourismresources. 1. Đặt vấn đề Du lịch văn hóa đang trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ trên thế giới vàđược xếp vào loại hình phổ biến của du lịch đại chúng (McKercher & cộng sự, 2003).Theo ước tính của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), có tới gần 40% khách toàn cầu 585đi du lịch với động cơ văn hóa và năm 2010 có khoảng 940 triệu lượt khách du lịchđến một đất nước khác để tiếp xúc trực tiếp với các di sản văn hóa nghệ thuật vô hìnhvà hữu hình (UNWTO, 2011). Phát triển du lịch văn hóa không chỉ mang lại nhữngnguồn lợi to lớn về kinh tế, xã hội, mà còn là công cụ hữu hiệu để bảo tồn, duy trì bềnvững những giá trị di sản văn hóa đang ngày càng bị mai một hoặc bị phá hủy bởi thờigian, hay bởi sự lãng quên của cộng đồng bản địa (Verbeker & cộng sự, 2008). Ở Việt Nam, trong những năm qua, phát triển du lịch văn hóa được xem như làmột mục tiêu mang tính định hướng, tạo nên sự độc đáo, đặc sắc, hấp dẫn, bền vữngcủa các sản phẩm du lịch, góp phần tăng cường hình ảnh quốc gia trong mắt bạn bèquốc tế. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 nêu rõmột trong những mục tiêu của du lịch Việt Nam là “phát triển du lịch văn hóa bềnvững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, … Phát triểncác sản phẩm du lịch văn hóa gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu văn hóa,lối sống địa phương: phát triển du lịch làng nghề và du lịch cộng đồng…”1. Để hoànthành mục tiêu này, ngành du lịch Việt Nam buộc phải vượt qua rất nhiều thách thức,trong đó, thách thức lớn nhất chính là việc phải tạo ra những sản phẩm độc đáo, có khảnăng cạnh tranh với thị trường du lịch văn hóa của các nước lân cận. Trong quá trìnhxây dựng và phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, bên cạnh việc tìm hiểu, khai thác,phát huy các giá trị văn hóa giàu bản sắc của Việt Nam, những nhà quản lý và kinhdoanh sản phẩm du lịch văn hóa còn rất cần có những hiểu biết về đặc điểm sở thích,cảm nhận, đánh giá giá trị tài nguyên du lịch văn hóa của các thị trường khách du lịchkhác nhau. Đây chính là cơ sở, căn cứ để có thể phát triển các sản phẩm du lịch vănhóa phù hợp với nhu cầu của thị trường, nâng cao khả năng thu hút và hấp dẫn đối vớikhách du lịch quốc tế. Tài nguyên du lịch văn hóa là một yếu tố cốt lõi của quá trình xây dựng, pháttriển sản phẩm du lịch và là mấu chốt quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của một điểmđến du lịch (Boniface, 2003). Tài nguyên du lịch văn hóa có thể bao gồm các di sảnvăn hóa, lối sống, lễ hội, môi trường văn hóa xã hội tại điểm đến, các loại hình, tụđiểm vui chơi giải trí… Trong bài viết này, tác giả muốn đề cập tới mối quan hệ củamức độ khác biệt văn hóa quốc gia với việc đánh giá sức hấp dẫn của tài nguyên dulịch di sản v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: