Danh mục

Đêm Bạch Tuyết

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 144.19 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi Tuấn, thằng cháu con của bà chị, điện thư cho biết Bạch Tuyết sẽ trình diễn ở San Jose vào ngày 24 tháng Năm, tôi nghĩ ngay không một chút đắn đo hay suy tính, là mình phải có mặt, bằng mọi giá. Tôi thích cải lương, nhưng không mê, nghe thì cũng biết sướng, nhất là nó gợi tôi nhớ tới những ruộng vườn và người dân hiền hoà chân chất của miền Nam, nhưng không có cải lương thì cũng không tới nỗi quay quắt. Tôi nhất quyết phải đi dự Đêm Bạch Tuyết vì một lý...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đêm Bạch Tuyếtvietmessenger.com Trùng Dương Đêm Bạch TuyếtKhi Tuấn, thằng cháu con của bà chị, điện thư cho biết Bạch Tuyết sẽ trình diễn ở SanJose vào ngày 24 tháng Năm, tôi nghĩ ngay không một chút đắn đo hay suy tính, là mìnhphải có mặt, bằng mọi giá. Tôi thích cải lương, nhưng không mê, nghe thì cũng biếtsướng, nhất là nó gợi tôi nhớ tới những ruộng vườn và người dân hiền hoà chân chất củamiền Nam, nhưng không có cải lương thì cũng không tới nỗi quay quắt. Tôi nhất quyếtphải đi dự Đêm Bạch Tuyết vì một lý do hết sức riêng tư: thấy lại Bạch Tuyết bằngxương bằng thịt sau 27 năm xa cách, nghe lại giọng ca ngọt ngào đã khiến tôi biết thíchnghe hát cải lương từ ngày quen biết với Bạch Tuyết.Tôi đặt mua vé cho cả hai cô cháu, hạng nhất hẳn hoi, cách sân khấu có một hàng ghế,trước cả khi biết chương trình gồm những gì, do ai tổ chức, tại sao bỗng dưng sau mộtthời gian dài bằng cả một phần tư thế kỷ Bạch Tuyết bỗng dưng xuất hiện ? những câuhỏi thường tôi phải được thoả mãn trước khi quyết định đi hay không, nhất là khi phải láixe vượt gần 100 miles tới địa điểm trình diễn.Lần cuối tôi gặp Bạch Tuyết là khoảng thời gian sau khi báo Sóng Thần bị chính quyềnViệt Nam Cộng Hoà rút giấy phép xuất bản vào tháng Hai, năm 1975 và trước khi miềnNam bị mất vào ngày 30 tháng Tư năm 1975. Lúc ấy Bạch Tuyết vừa hoàn tất 15 ngàynhịn ăn, chỉ uống nước chanh hoặc nước lã, và tập thể dục theo một số động tác chỉ định,do một người quen truyền dậy. Tuyết bảo tôi, Tập đi chị, để lỡ có chạy loạn mà có phảibị đói nhiều ngày cũng còn có sức, nhất là chị còn phải lo cho hai cháu nhỏ. Lúc ấy caonguyên đã di tản. Rồi Huế mất, xong đến Đà Nẵng. Những chuyện di tản hỗn loạn bithảm, với nhiều người lính uất hận vì bị buộc buông súng bỏ chạy, cảnh người dân hốthoảng thu vén hành trang, gia đình bỏ chạy theo, cảnh cha mẹ lạc con, vợ lạc chồng, cảnhchết đói, chết khát, người ta chen chúc xô đẩy, dẵm lên nhau mà chạy, vv. là câu chuyệnđầu môi chót lưỡi của một Sàigòn lên cơn sốt, hoang mang cùng tột.Tôi đồng ý để Tuyết thu xếp với ông thầy tới truyền dậy cho tôi cách nhịn đói, với BạchTuyết nghiêm trang thành khẩn đứng bên. Ông thầy hỏi tôi theo đạo gì, tôi bảo trước kiathì là đạo Thiên Chúa, ông không chờ tôi nói gì thêm, móc trong túi ra một xấp ảnh vàlựa một tấm hình một ông thánh, rồi bảo tôi quỳ xuống và bắt đầu khấn. Rồi ông chỉ chotôi những gì phải làm, những động tác phải tập và tập vào những lúc nào trong ngày. Vàông cử Bạch Tuyết theo giõi tiến bộ của tôi. Được hai bữa thì tôi lặn luôn, vì đói quá chịukhông thấu, mặc dù đã được khuyến cáo là mấy ngày đầu sẽ rất khó khăn, đòi hỏi rấtnhiều kiên trì để vượt qua. Thêm vào đó là nỗi đứng ngồi không yên, tâm tư bất an. Rồinhư bao người dân miền Nam hồi ấy tôi bị cuốn vào cơn gió lốc của thời cuộc, rồi phiêubạt ra nước ngoài. Ra đi vội vã, không cả kịp nói lời từ biệt với mẹ già? mối ân hận thiênthu của tôi, vì mẹ tôi qua đời một năm sau đó.Bạch Tuyết và tôi quen nhau qua tờ Sóng Thần, một tờ báo tuy do tôi đứng tên chủ nhiệmnhưng là công của của nhiều người đóng góp qua hình thức cổ phần, những người tin vàochủ trương chống tham nhũng của tờ báo với mục đích làm sạch hậu phương để nhữngngười lính cầm súng ngoài tiền tuyến không cảm thấy mình đang chiến đấu vô ích. BạchTuyết, cùng với chồng là Tam Lang, là hai trong số những cổ đông hồi ấy. Hai người nàythường ghé lại toà báo thăm anh chị em toà soạn và đồng thời để nâng đỡ tinh thần chúngtôi. Song Bạch Tuyết và tôi trở nên gắn bó cũng do một ý kiến của cố nhà báo Chu Tử,chủ biên của tờ Sóng Thần hồi ấy.Hồi ấy, trước khi xẩy ra biến cố Quảng Trị bị Bắc quân tấn công vào Mùa Hè Đỏ Lửa1972 (ma ?hờ đó Sóng Thần bỗng phất như diều gặp gió nhờ giàn phóng viên của cả bavăn phòng Quảng Trị, Huế và Đàn Nẵng phối hợp lại, khiến tin tức chiến sự của ST trởnên phong phú và nóng hổi), anh chị em Sóng Thần lo xanh người về việc làm thế nào đểtờ báo tồn tại vì sự đầu tư niềm tin, hơn cả tiền bạc, của nhiều người nơi chủ trương củatờ báo. Tôi cũng vừa xâm mình viết xong cái hôì ký Tôi bắn Chu Tử do Chu Tử đặthàng sau khi chính ông cuối cùng có dịp tiếp xúc với người đã bắn ông hồi giữa thập niên1960. Báo chí ở Việt Nam hồi ấy ngoài tin tức, phóng sự loại nóng hổi nhưng cũng nhấtthời, thường giữ độc giả bằng những bài nằm, đăng thành nhiều kỳ, có khi cả mấy tháng,trong đó có loại hồi ký và nhất là tiểu thuyết.Chu Tử là một người có nhiều sáng kiến độc đáo. Trong một buổi họp mặt chuyện vãn,ông đột nhiên đề nghị, Hay là chị Trùng Dương viết cái hồi ký đi hát của Bạch Tuyết?Thử tưởng tượng bà chủ nhiệm Sóng Thần viết hồi ký cho Cải Lương Chi Bảo.Mọi người ngạc nhiên một cách thích thú khi ông nghe đề nghị như thế. Và người ngạcnhiên đến sững sờ, bối rối, là tôi. Cho đến lúc đó tôi không hề nghe cải lương, nghĩ mộtcách hời hợt và nông cạn là đây là loại giải trí của giới bình dâ ...

Tài liệu được xem nhiều: