Thông tin tài liệu:
.
Hội chứng chuyển hóa bao gồm tập hợp các biểu hiện như béo bụng, kháng insulin, rối loạn nồng độ lipit máu và tăng huyết áp.
Ngoài ra, trên các xét nghiệm sinh hóa có các biểu hiện phổ biến khác như giảm phân hủy Ảnh minh họa. fibrin, viêm, nồng độ axit uric cao và gan nhiễm mỡ.
Người mắc hội chứng chuyển hóa thường tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường tuýp 2, tâm thần phân liệt, bệnh Alzheimer và một số bệnh ung thư phổ biến. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đi bộ chữa hội chứng chuyển hóa
Đi bộ chữa hội chứng
chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa bao gồm tập hợp các biểu hiện
như béo bụng, kháng insulin, rối loạn nồng độ lipit máu
và tăng huyết áp.
Ngoài ra, trên các xét nghiệm
sinh hóa có các biểu hiện phổ
biến khác như giảm phân hủy
Ảnh minh họa. fibrin, viêm, nồng độ axit uric
cao và gan nhiễm mỡ.
Người mắc hội chứng chuyển hóa thường tăng nguy cơ mắc
bệnh tim mạch, đái tháo đường tuýp 2, tâm thần phân liệt,
bệnh Alzheimer và một số bệnh ung thư phổ biến. Đi bộ và
tập thể dục giúp ngăn ngừa và điều trị hội chứng chuyển hóa.
Đi bộ nhanh: Để phòng và điều trị hội chứng chuyển hóa
cần giảm thời gian hoạt động tĩnh tại (ngồi hoặc nằm yên một
chỗ) và tăng hoạt động thể lực tích cực ở mức độ vừa phải
mỗi ngày. Đi bộ nhanh với vận tốc khoảng 5km/giờ ít nhất 30
phút (60 phút đối với người thừa cân).
Đi bộ kiểu Bắc Âu: Đi bộ với tốc độ nhanh cùng gậy. Với
cách đi này, yêu cầu đặc biệt là chân tay phải được phối hợp
nhịp nhàng. Phần chân càng sải dài thì càng tác động mạnh
đến phần hông và eo.
Tập thể dục: Thường xuyên từ 2 - 3 lần mỗi tuần ở mức độ
vừa phải trong ít nhất 30 phút. Có thể thực hiện các bài tập
sức mạnh phù hợp kết hợp với tập thể dục nhịp điệu (aerobic)
hằng ngày với cường độ vừa (tập đến khi người tập bắt đầu
toát mồ hôi hoặc thở nhanh hơn).
Có thể chia nhỏ tổng thời gian hoạt động thể lực khuyến nghị
mỗi ngày ra nhiều lần trong ngày, tuy nhiên mỗi lần tập tối
thiểu là 10 phút (ví dụ: 30 phút chia làm 3 lần, mỗi lần 10
phút).