Danh mục

Dinh dưỡng cho bà bầu

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 154.37 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Bà bầu ăn gì để mẹ khỏe, con đủ chất và phát triển tốt nhất? Tại buổi nói chuyện về chủ đề dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai do Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM cơ sở 2 tổ chức mới đây, bà Nguyễn Thị Ngọc Hạng, giảng viên trường ĐH Y Dược TP.HCM cho biết: Trong giai đoạn đặc biệt này, khẩu phần ăn của thai phụ cần tăng thêm 300 kcal/ngày (tương đương với ăn thêm 1 bát cơm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dinh dưỡng cho bà bầu Dinh dưỡng cho bà bầu Dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Bà bầu ăn gì để mẹ khỏe, con đủ chất và phát triển tốt nhất? Tại buổi nói chuyện về chủ đề dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai do Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM cơ sở 2 tổ chức mới đây, bà Nguyễn Thị Ngọc Hạng, giảng viên trường ĐH Y Dược TP.HCM cho biết: Trong giai đoạn đặc biệt này, khẩu phần ăn của thai phụ cần tăng thêm 300 kcal/ngày (tương đương với ăn thêm 1 bát cơm đầy hoặc uống thêm 2 ly sữa/ngày, mỗi ly có thể tích 240 ml). Năng lượng tăng thêm này sẽ dành cho việc hình thành thai nhi, bánh nhau và chuyển hóa cơ bản của mẹ. Khẩu phần ăn của thai phụ cần đảm bảo đủ chất đạm, vì chất này giúp phát triển bào thai. Nguồn chất đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu hũ, đậu nành..., nói chung là các món mặn trong bữa ăn hằng ngày. Vì thế, những người hay ăn chay hoặc ăn chay trường nên chú ý để có đủ lượng đạm cần thiết. Giai đoạn này người phụ nữ cũng cần bổ sung thêm nhiều canxi, vừa cho thai nhi, vừa cho người mẹ. Khi mang thai, nhu cầu can-xi tăng gấp 2 lần bình thường, tức 1.000 mg/ngày. Canxi giúp phát triển xương và răng em bé. Canxi có nhiều trong phó-mát, sữa, yaourt, rau xanh, tôm, cua, trứng, cá... Canxi đặc biệt có nhiều trong xương cá, vỏ tôm. Vì vậy, thay vì ăn tôm to, cá to phải lột vỏ, bỏ xương, thai phụ nên ăn tôm nhỏ, cá nhỏ (ví dụ như cá cơm) để có thể ăn cả vỏ tôm và xương cá. Giai đoạn mang thai, phụ nữ cần chú ý bổ sung chất sắt khoảng 30 - 60 mg/ngày. Chất sắt nhằm cung cấp cho việc tạo máu ở mẹ và thai nhi, ngoài ra còn tạo máu dự trữ để bồi hoàn lượng máu mất sau sinh (khoảng 300 gram máu/lần đẻ). Chất sắt gốc động vật dễ hấp thụ hơn chất sắt gốc thực vật (như đậu hạt, trái cây khô). Ngoài ra, ăn thức ăn giàu chất sắt kết hợp với thức ăn giàu vitamin C cũng giúp hấp thụ chất sắt tối đa. Axit folic là chất rất quan trọng trong việc tạo ống thần kinh cho thai nhi, cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương của bé. Tuy axit folic quan trọng như vậy nhưng lượng cần rất ít. Một số hãng sữa đã bổ sung axit folic trong sữa. Ngoài ra, axit folic có nhiều trong các loại rau tươi lá to, màu xanh thẫm. Vitamin C giúp tạo bánh nhau bền chắc, giúp người mẹ tăng sức đề kháng và hấp thụ chất sắt tốt hơn. Vitamin C có nhiều trong trái cây (những loại có vị chua nhiều), rau tươi. Vitamin C dễ tan trong nước, dễ đưa vào cơ thể nhưng không tích trữ trong cơ thể, vì vậy thai phụ cần bổ sung vitamin C hằng ngày. Chất xơ cần được thai phụ chú ý bổ sung vì nó giúp tránh táo bón. Trong thời kỳ mang thai, người mẹ dễ bị táo bón do thai chèn ép ruột nên ruột không co bóp được thoải mái. Trái cây và rau xanh là những nguồn cung cấp chất xơ quan trọng. Ngoài ra, kết hợp với việc uống nước nhiều, chăm đi bộ cũng làm giảm chứng táo bón. Phụ nữ mang thai cũng cần uống nhiều nước. Điều cần thiết trong giai đoạn này là giữ cho thận được khỏe mạnh và tránh bị táo bón, vì vậy uống nhiều nước là biện pháp tốt nhất. Một người trung bình cần 2 - 3 lít nước/ngày (bao gồm lượng nước có trong nước uống, sữa, canh, trái cây...). Người phụ nữ cần chú ý đảm bảo đủ i-ốt từ trước khi thụ thai cũng như trong quá trình mang thai để tránh tổn thương não ở thai nhi. Trong xương cá, đồ biển có nhiều i-ốt hơn các thực phẩm khác. Lượng i-ốt rất cần thiết, nhưng chỉ cần rất ít, vì vậy chỉ cần dùng muối i-ốt để nêm nếm thức ăn là đủ nhu cầu. Phụ nữ mang thai không nên dùng quá nhiều muối trong bữa ăn vì có thể gây chứng sưng phù hay chứng tiền sản giật. Ngoài ra, thai phụ cần hạn chế ăn thực phẩm đã chế biến sẵn và đóng hộp, đóng gói, thực phẩm đông lạnh (vì chúng có nhiều gia vị và hóa chất bảo quản) và các thức uống: rượu, bia, cà phê, trà, thuốc lá, sô-cô-la. Chất cafein có trong các thức uống này có thể gây tác hại đối với hệ tiêu hóa của thai nhi. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: