Danh mục

Di chúc chủ tịch Hồ Chí Minh - Di sản tinh thần vô giá của dân tộc

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 541.32 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá của dântộc và nhân loại. Di chúc không những phản ánh khí phách hào hùng của dân tộc suốt lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, thể hiện tư tưởng nhân văn, niềm tin sâu sắc và tình cảm cao đẹp của Người dành cho Đảng, cho nhân dân và nhân loại tiến bộ, mà còn là chiến lược phát triển lâu dài và bền vững của Việt Nam trong thời đại mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Di chúc chủ tịch Hồ Chí Minh - Di sản tinh thần vô giá của dân tộcDi chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh...DI CHÚC CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - DI SẢN TINH THẦNVÔ GIÁ CỦA DÂN TỘCNGUYỄN THẾ NGHĨA *Tóm tắt: Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá của dântộc và nhân loại. Di chúc không những phản ánh khí phách hào hùng của dântộc suốt lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, thể hiện tư tưởng nhânvăn, niềm tin sâu sắc và tình cảm cao đẹp của Người dành cho Đảng, cho nhândân và nhân loại tiến bộ, mà còn là chiến lược phát triển lâu dài và bền vữngcủa Việt Nam trong thời đại mới. Trong Di chúc, những quan điểm chiến lượcthể hiện: a) Xây dựng Đảng cầm quyền, đoàn kết trong sạch, vững mạnh “xứngđáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân”; b) Đào tạo,bồi dưỡng thế hệ trẻ những người thừa kế, xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa“hồng” vừa ‘chuyên”; c) Xây dựng kinh tế - xã hội, văn hóa, chăm lo đời sốngvà tạo điều kiện để nhân dân làm chủ nước nhà; d) “Xây dựng một nước ViệtNam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đángvào sự nghiệp cách mạng thế giới”.Từ khóa: Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh; Hồ Chí Minh; Việt Nam.Từ tuổi thiếu niên cho đến giây phútcuối cùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãcống hiến trọn vẹn cuộc đời cho sựnghiệp cách mạng. Trước lúc đi xa,Người đã để lại cho dân tộc ta và cả loàingười tiến bộ bản Di chúc lịch sử.Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh khôngchỉ phản ánh khí phách hào hùng của dântộc suốt lịch sử hàng ngàn năm dựngnước và giữ nước, không chỉ thể hiện tưtưởng nhân văn, niềm tin sâu sắc và tìnhcảm cao đẹp của Người dành cho Đảng,cho dân và nhân loại tiến bộ; mà còn làchiến lược phát triển lâu dài và bền vữngcủa Việt Nam trong thời đại mới.Có thể nói, Di chúc là kết tinh nhữnggiá trị văn hóa truyền thống Việt Namvới những giá trị cao đẹp nhất của vănhóa Đông - Tây và chủ nghĩa Mác - Lêninđược tỏa sáng trong thực tiễn cách mạngViệt Nam. Chiều sâu và tầm cao trí tuệnhân văn đó của Người không phải làbẩm sinh, càng không phải là ngẫu nhiên,mà nó bắt nguồn từ giá trị truyền thốngquê hương, đất nước, nảy sinh và pháttriển suốt quá trình tìm đường cứu nướcvà hoạt động cách mạng của Người.(*)Hồ Chí Minh sinh ra ở vùng “địa linhnhân kiệt”, lớn lên trong một gia đìnhnhà nho thanh bạch, được nuôi dưỡngbởi một dân tộc có truyền thống mấyngàn năm dựng nước và giữ nước, cóPhó giáo sư, tiến sĩ, Trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc giaTp.Hồ Chí Minh.(*)3Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11(84) - 2014nền văn hiến lâu đời với khát vọng hòabình luôn vươn tới cuộc sống ấm no, tựdo, hạnh phúc, song lại phải sống trongcảnh lầm than. Chính trong thực tiễnkhắc nghiệt đó, Hồ Chí Minh đã sớmnhận ra nỗi đau của kiếp đời nô lệ, nỗinhục của người dân mất nước và Ngườiđã quyết ra đi tìm đường cứu nước vớimột ý chí sắt đá “đuổi thực dân, giảiphóng đồng bào”. Bôn ba khắp nămchâu bốn biển, trải qua 42 nước vớinhững trải nghiệm phong phú trong thựctiễn lao động, học tập, nghiên cứu vàhoạt động cách mạng... đến năm 1920,bằng tấm lòng yêu nước nhiệt thành,tình thương dân sâu sắc, chí căm thùthực dân đế quốc, cùng với trí tuệ uyênbác của mình, Hồ Chí Minh đã khámphá ra con đường cứu nước trong chủnghĩa Mác - Lênin, Người khẳng định:“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộckhông có con đường nào khác conđường cách mạng vô sản”(1).Khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin,Hồ Chí Minh đã thấu hiểu quan điểm“Nhân - Trí - Dũng” của Nho giáo, quanniệm “Từ bi, hỷ xả” của Phật giáo, tưtưởng “Vô vi” của Lão giáo và chủnghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn...Song, bằng trí tuệ khoa học và thực tiễncách mạng, Người đã vượt qua nhữnghạn chế của các tư tưởng này để hướngtới giá trị nhân văn phổ quát. Ngườicũng biết về giấc mơ tốt đẹp với chủtrương cứu vớt chúng sinh của ChúaGiêsu và những giá trị đích thực của vănhóa phương Tây với những tư tưởng dânchủ, tự do, bình đẳng, bác ái... Chính vìvậy, trong Tuyên ngôn độc lập của nước4Việt Nam mới, Hồ Chí Minh đã chắt lọcphần tinh túy nhất của Tuyên ngôn độclập 1776 của Mỹ và Tuyên ngôn nhânquyền của cách mạng Pháp 1789 đểkhẳng định quyền sống, độc lập, bìnhđẳng và tự do của dân tộc ta: “Tất cảmọi người sinh ra đều có quyền bìnhđẳng. Tạo hóa cho họ những quyềnkhông ai có quyền xâm phạm được;trong những quyền ấy, có quyền đượcsống, quyền tự do và mưu cầu hạnhphúc”(2) và “Người ta sinh ra tự do vàbình đẳng về quyền lợi; và phải luônluôn được tự do và bình đẳng về quyềnlợi”(3)... Chính vì vậy, “Nước Việt Namcó quyền hưởng tự do và độc lập, và sựthật đã thành một nước tự do, độc lập.Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đemtất cả tinh thần và lực lượng, tính mạngvà của cải để giữ vững quyền tự do, độclập ấy”(4).Nhận rõ những giá trị trong tư tưởngnhân văn phương Tây, song Hồ ChíMinh cũng sớm hiểu rõ những hạn chếcủa quyền con người trong chủ nghĩa tưbản và Người đã tiếp nhận giá trị đíchthực của chủ ngh ...

Tài liệu được xem nhiều: