Di động việc làm trong quá trình chuyển đổi ở Việt Nam: Nhìn từ những thay đổi trong chính sách kinh tế và hội nhập - Lê Thúy Hằng
Số trang: 0
Loại file: pdf
Dung lượng: 188.58 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung bài viết "Di động việc làm trong quá trình chuyển đổi ở Việt Nam: Nhìn từ những thay đổi trong chính sách kinh tế và hội nhập" trình bày về chính sách kinh tế và hội nhập quốc tế, ảnh hưởng của chính sách kinh tế và hội nhập quốc tế đến di động việc làm,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Di động việc làm trong quá trình chuyển đổi ở Việt Nam: Nhìn từ những thay đổi trong chính sách kinh tế và hội nhập - Lê Thúy Hằng Xã hội học, số 3(115), 2011 83 Sù kiÖn - NhËn ®Þnh DI ĐỘNG VIỆC LÀM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI Ở VIỆT NAM: NHÌN TỪ NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ LÊ THÚY HẰNG Lời mở đầu Di động việc làm là khái niệm chỉ những thay đổi về việc làm của cá nhân. Những thay đổi này thường gắn với sự dịch chuyển về vị thế nghề nghiệp hoặc dịch chuyển về lĩnh vực hoạt động hay dịch chuyển về vị trí công việc. Di động việc làm được biết đến là một hiện tượng có nguồn gốc từ những thay đổi cấu trúc kinh tế, và cùng với quá trình toàn cầu hóa, di động việc làm có xu hướng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, di động việc làm không đơn giản chỉ là kết quả của quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, mà còn có tác động trở lại đối với quá trình phát triển. Các nghiên cứu cho thấy di động việc làm có liên quan đến hàng loạt vấn đề như chất lượng cuộc sống, sự tăng trưởng kinh tế, đói nghèo và tiến bộ xã hội (Alex Nunn và cộng sự, 2006; Danish technological institute, 2008). Do đó, di động việc làm là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng của khoa học xã hội. Một điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu di động việc làm là mặc dù di động việc làm là sự quyết định mang tính cá nhân, nhưng nó không đơn giản chỉ phụ thuộc vào các đặc điểm của người lao động (giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, v.v.) mà còn chịu sự chi phối của môi trường chính sách và pháp luật, đặc biệt là chịu sự chi phối của hệ thống chính sách và pháp luật kinh tế. Những thay đổi trong hệ thống chính sách, pháp luật kinh tế tạo nên xu hướng chuyển đổi việc làm được xã hội mong đợi. Dưới tác động của những thay đổi này, người lao động có thể có thêm cơ hội thay đổi việc làm (di động việc làm tự nguyện) hoặc người lao động có thể chịu sức ép buộc phải chuyển đổi việc làm (di động việc làm ép buộc). Vì lẽ đó, để hiểu đầy đủ và lý giải hiện tượng di động việc làm, việc rà soát và đánh giá lại hệ thống chính sách và pháp luật kinh tế là công việc cần thiết. Nhìn lại quá trình chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam trong những năm qua, Việt Nam thực sự đã có những thay đổi bước ngoặt trong quan niệm và định hướng phát triển kinh tế, xã hội. Đảng và Nhà nước đã ghi nhận vai trò tích cực của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và từng bước tạo môi trường pháp lý thuận lợi để tất cả các thành phần kinh tế cùng phát triển. Đất nước bước vào thực hiện công nghiệp hóa và hội nhập với khu vực và thế giới. Việc làm mới được tạo ra ngày càng nhiều hơn, tuy nhiên, điều đáng nói là sự gia tăng số việc làm mới giữa các khu vực kinh tế khác nhau, giữa các ngành kinh tế khác nhau và giữa các vị trí công việc khác nhau là không hoàn toàn giống nhau. Do đó, tạo nên các dòng dịch chuyển việc làm theo khu vực kinh tế, theo ngành kinh tế và theo vị trí công việc. Để góp phần hiểu rõ hơn di động việc làm trong điều kiện hiện nay, bài viết này tập trung rà soát lại những thay đổi trong chính sách kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam và đánh giá tác động của những thay đổi này đối với vấn đề di động việc làm kể từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới đến nay. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 84 Di động việc làm trong quá trình chuyển đổi ở Việt Nam …... 1. Chính sách kinh tế và hội nhập quốc tế 1.1. Chính sách kinh tế Sau nhiều thập kỷ tăng trưởng trì trệ, lạm phát cao và nghèo đói trên diện rộng, Việt Nam đã lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng vào đầu những năm 1980. Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trên, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (tháng 12/1986) đã quyết định tiến hành công cuộc “Đổi mới”. Bước đột phá của đường lối “Đổi mới” là chuyển từ phát triển nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế hàng hóa gồm nhiều thành phần kinh tế để đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) (Đảng cộng sản Việt Nam, 2008). Việc thực hiện đường lối Đổi mới tiếp tục được khẳng định trong các Đại hội sau này. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và VIII chủ trương: “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.” (Đảng cộng sản Việt Nam, 2008: 169 và 340). Đại hội IX (2001) khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (Đảng cộng sản Việt Nam, 2008: 463). Để thực hiện đường lối Đổi mới, Đảng và Nhà nước đã tiến hành cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế. Hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến quan hệ sản xuất, cơ chế ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Di động việc làm trong quá trình chuyển đổi ở Việt Nam: Nhìn từ những thay đổi trong chính sách kinh tế và hội nhập - Lê Thúy Hằng Xã hội học, số 3(115), 2011 83 Sù kiÖn - NhËn ®Þnh DI ĐỘNG VIỆC LÀM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI Ở VIỆT NAM: NHÌN TỪ NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ LÊ THÚY HẰNG Lời mở đầu Di động việc làm là khái niệm chỉ những thay đổi về việc làm của cá nhân. Những thay đổi này thường gắn với sự dịch chuyển về vị thế nghề nghiệp hoặc dịch chuyển về lĩnh vực hoạt động hay dịch chuyển về vị trí công việc. Di động việc làm được biết đến là một hiện tượng có nguồn gốc từ những thay đổi cấu trúc kinh tế, và cùng với quá trình toàn cầu hóa, di động việc làm có xu hướng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, di động việc làm không đơn giản chỉ là kết quả của quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, mà còn có tác động trở lại đối với quá trình phát triển. Các nghiên cứu cho thấy di động việc làm có liên quan đến hàng loạt vấn đề như chất lượng cuộc sống, sự tăng trưởng kinh tế, đói nghèo và tiến bộ xã hội (Alex Nunn và cộng sự, 2006; Danish technological institute, 2008). Do đó, di động việc làm là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng của khoa học xã hội. Một điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu di động việc làm là mặc dù di động việc làm là sự quyết định mang tính cá nhân, nhưng nó không đơn giản chỉ phụ thuộc vào các đặc điểm của người lao động (giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, v.v.) mà còn chịu sự chi phối của môi trường chính sách và pháp luật, đặc biệt là chịu sự chi phối của hệ thống chính sách và pháp luật kinh tế. Những thay đổi trong hệ thống chính sách, pháp luật kinh tế tạo nên xu hướng chuyển đổi việc làm được xã hội mong đợi. Dưới tác động của những thay đổi này, người lao động có thể có thêm cơ hội thay đổi việc làm (di động việc làm tự nguyện) hoặc người lao động có thể chịu sức ép buộc phải chuyển đổi việc làm (di động việc làm ép buộc). Vì lẽ đó, để hiểu đầy đủ và lý giải hiện tượng di động việc làm, việc rà soát và đánh giá lại hệ thống chính sách và pháp luật kinh tế là công việc cần thiết. Nhìn lại quá trình chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam trong những năm qua, Việt Nam thực sự đã có những thay đổi bước ngoặt trong quan niệm và định hướng phát triển kinh tế, xã hội. Đảng và Nhà nước đã ghi nhận vai trò tích cực của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và từng bước tạo môi trường pháp lý thuận lợi để tất cả các thành phần kinh tế cùng phát triển. Đất nước bước vào thực hiện công nghiệp hóa và hội nhập với khu vực và thế giới. Việc làm mới được tạo ra ngày càng nhiều hơn, tuy nhiên, điều đáng nói là sự gia tăng số việc làm mới giữa các khu vực kinh tế khác nhau, giữa các ngành kinh tế khác nhau và giữa các vị trí công việc khác nhau là không hoàn toàn giống nhau. Do đó, tạo nên các dòng dịch chuyển việc làm theo khu vực kinh tế, theo ngành kinh tế và theo vị trí công việc. Để góp phần hiểu rõ hơn di động việc làm trong điều kiện hiện nay, bài viết này tập trung rà soát lại những thay đổi trong chính sách kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam và đánh giá tác động của những thay đổi này đối với vấn đề di động việc làm kể từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới đến nay. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 84 Di động việc làm trong quá trình chuyển đổi ở Việt Nam …... 1. Chính sách kinh tế và hội nhập quốc tế 1.1. Chính sách kinh tế Sau nhiều thập kỷ tăng trưởng trì trệ, lạm phát cao và nghèo đói trên diện rộng, Việt Nam đã lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng vào đầu những năm 1980. Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trên, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (tháng 12/1986) đã quyết định tiến hành công cuộc “Đổi mới”. Bước đột phá của đường lối “Đổi mới” là chuyển từ phát triển nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế hàng hóa gồm nhiều thành phần kinh tế để đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) (Đảng cộng sản Việt Nam, 2008). Việc thực hiện đường lối Đổi mới tiếp tục được khẳng định trong các Đại hội sau này. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và VIII chủ trương: “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.” (Đảng cộng sản Việt Nam, 2008: 169 và 340). Đại hội IX (2001) khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (Đảng cộng sản Việt Nam, 2008: 463). Để thực hiện đường lối Đổi mới, Đảng và Nhà nước đã tiến hành cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế. Hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến quan hệ sản xuất, cơ chế ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xã hội học Di động việc làm Quá trình chuyển đổi kinh tế Chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam Chính sách kinh tế Hội nhập quốc tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 441 11 0 -
Tiểu luận: Sự ổn định của bộ ba bất khả thi và các mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tê
29 trang 290 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 246 0 0 -
38 trang 231 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 230 1 0 -
Tiểu luận 'Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội'
20 trang 167 0 0 -
Một số hạn chế trong chính sách thuế
3 trang 167 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 165 0 0 -
Giới thiệu lý thuyết xã hội học Curriculum - Nguyễn Khánh Trung
0 trang 152 0 0 -
Giáo trình Nhập môn xã hội học: Phần 1 - TS. Trần Thị Kim Xuyến
137 trang 146 1 0