Danh mục

Di sản phương Tây tại Đông Nam Á: Phương pháp - công cụ và dự án thực tiễn

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.65 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 13,000 VND Tải xuống file đầy đủ (29 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của cuộc tọa đàm lần thứ ba với chủ đề "Di sản phương Tây ở Đông Nam Á: Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn" là so sánh những kinh nghiệm cụ thể tại nhiều thành phố khác nhau trong khu vực Đông Nam Á. Việc chia sẻ các cách làm hay nhằm hiểu rõ hơn những tiến bộ trong các dự án bảo tồn di sản kiến trúc phương Tây và từ những cách làm tốt sẽ đánh giá những công cụ cần áp dụng để thực hiện được một chính sách phát huy giá trị những di sản này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Di sản phương Tây tại Đông Nam Á: Phương pháp - công cụ và dự án thực tiễn Tổng hợp nội dung tọa đàm 15 /16 - 6 - 2015 50 Đào Duy Từ, Hà Nội Lời tựa Cuộc tọa đàm này là hội thảo thứ ba trong chuỗi hội thảo do Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu đô thị (PADDI – cơ quan hợp tác giữa Vùng Rhône-Alpes và Thành phố Hồ Chí Minh) và Dự án hợp tác Phát triển đô thị Hà Nội – Île-de-France (IMV – cơ quan hợp tác giữa Vùng Île-deFrance và Thành phố Hà Nội) khởi xướng với sự hỗ trợ của Quỹ Tương trợ ưu tiên (FSP) dành cho di sản miền nam Lào (của Bộ Ngoại giao và Hợp tác châu Âu Cộng hòa Pháp). PADDI và IMV là hai cơ quan hợp tác cấp địa phương đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của TP Hồ Chí Minh và Hà Nội để soạn thảo và áp dụng các chính sách bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản bên cạnh nhiều hoạt động trong các lĩnh vực hợp tác khác liên quan đến đô thị. Hai cuộc tọa đàm trước đã được tổ chức vào tháng 03 và tháng 11/2014 tại TP HCM. Hội thảo thứ nhất nhằm mục tiêu đánh giá vai trò của di sản tại các thành phố lớn của các nước đang phát triển và trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng với tiêu đề « Dung hòa giữa bảo tồn di sản và phát triển : những công cụ nào phục vụ cho việc bảo tồn di sản tại TP HCM ? ». Hội thảo thứ hai đi sâu hơn vào các công cụ thống kê, xếp hạng và quản lý pháp quy với tiêu đề « Bảo tồn di sản : xếp hạng, các công cụ pháp quy và quá trình thực hiện ». Loạt hội thảo này phản ánh thực tiễn ở các thành phố lớn của Việt Nam hiện đang lập và áp dụng các chính sách bảo tồn di sản trong những lĩnh vực giàu tiềm năng. Các hội thảo có nội dung khác nhau đều tổng kết kinh nghiệm của các đô thị ở Việt Nam và Đông Nam Á, nhất là trong khuôn khổ các dự án hợp tác cấp địa phương. Vì vậy, những hội thảo này tạo thuận lợi cho các chuyên gia trao đổi kinh nghiệm và thúc đẩy hình thành mạng lưới kết nối giữa các đại biểu tham gia. Mục tiêu của cuộc tọa đàm lần thứ ba với chủ đề « Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn » là so sánh những kinh nghiệm cụ thể tại nhiều thành phố khác nhau trong khu vực Đông Nam Á. Việc chia sẻ các cách làm hay nhằm hiểu rõ hơn những tiến bộ trong các dự án bảo tồn di sản kiến trúc phương Tây và từ những cách làm tốt sẽ đánh giá những công cụ cần áp dụng để thực hiện được một chính sách phát huy giá trị những di sản này. Đó có thể là các công cụ kỹ thuật hay hành chính, pháp lý, học thuật, ... Một số dự án được giới thiệu sẽ phát huy giá trị kinh nghiệm của các chuyên gia Pháp trong lĩnh vực quản lý di sản kiến trúc, đô thị và cảnh quan, đặc biệt qua các dự án hợp tác cấp địa phương (Lyon/TP HCM, Hà Nội/Toulouse, Hà Nội/Île-de-France), công cụ thực sự để phát triển đô thị, từ đó xây dựng những dự án thí điểm và những hoạt động mà các cơ quan đối tác Việt Nam thường gặp khó khăn nếu không có sự hỗ trợ của chuyên gia quốc tế. en Asie du Sud-Est Patrimoine occidental Méthodes-outils et projets opérationnels Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015 2 Bối cảnh Tại Việt Nam, ngay sau khi giành độc lập, những tòa nhà được xây dựng thời thuộc địa đã được bố trí dành cho các cơ quan của chính quyền mới. Một sự tiếp nối về công năng sử dụng theo phương châm thực dụng và kinh tế thời chiến. Do đó, các trường học thời Pháp vẫn tiếp tục được sử dụng làm trường học, Tòa đốc lý trở thành trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, nhà bưu điện vẫn giữ nguyên chức năng, Phủ Toàn quyền trở thành Phủ Chủ tịch… Việc duy trì công năng trong các tòa nhà như vậy đã tạo thuận lợi cho việc các công trình được nhìn nhận như một yếu tố riêng trong văn hóa của người Việt. Kiến trúc phương Tây thời thuộc địa không bị trở thành một đối tượng phải phá bỏ theo hệ tư tưởng mà trái lại, trong một giai đoạn cần phải củng cố tinh thần dân tộc, sự hiện diện của kiến trúc phương Tây đã trở thành một phương tiện thể hiện sự khác biệt nhất định so với những quốc gia láng giềng trong quá khứ không phải trải qua thời thuộc địa của một cường quốc châu Âu. Do đó, giá trị kiến trúc và quy hoạch đô thị của thời kỳ thuộc địa là những ưu điểm không cần phải chứng minh. Tuy nhiên, việc bảo vệ những giá trị này vẫn còn mang tính sơ khai và vẫn chịu ảnh hưởng nhiều từ những lợi ích kinh tế của các nhà đầu tư bất động sản. Với cách làm hợp lý và có phương pháp, các cơ quan chức năng ở cấp trung ương và địa phương đã chỉ đạo phân loại và bảo vệ những công trình tiêu biểu của văn hóa Việt Nam như đình, đền, chùa, những quần thể kiến trúc có giá trị… Di sản này chủ yếu là những công trình xây dựng bằng gỗ, chịu ảnh hưởng rất nhiều của « nền văn minh thực vật » mà các nhà nhân chủng học đã xác định tại khu vực Đông Nam Á. Những kiến thức và hiểu biết liên quan đến kiến trúc truyền thống của Việt Nam đã được phát triển tới một trình độ rất cao với việc tiếp thu các kỹ thuật và hình thái truyền thống của khung nhà gỗ, các chi tiết và cách thức lắp dựng. Nếu đâu đó c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: