Danh mục

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) trong đánh giá và lựa chọn đất đai quy hoạch xây dựng

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 415.19 KB      Lượt xem: 98      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày phương pháp phân tích, lựa chọn đất xây dựng trong quá trình lập Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050. Việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (Geographical Information System – GIS) với phương pháp phân tích thứ bậc (Analytical Hierachy Process – AHP) sẽ góp phần đánh giá tổng hợp đất đai xây dựng trên cơ sở các yếu tố liên quan về điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) trong đánh giá và lựa chọn đất đai quy hoạch xây dựng ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỨ BẬC (AHP)TRONG ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN ĐẤT ĐAI QUY HOẠCH XÂY DỰNG (Lấy địa bàn tỉnh Quảng Ninh làm khu vực nghiên cứu) Ths.Ks. Đặng Thị Nga Khoa kỹ thuật hạ tầng và môi trường đô thị Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Email: dangngaksdt@gmail.com Tóm tắt Bài viết trình bày phương pháp phân tích, lựa chọn đất xây dựng trong quá trình lập Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050. Việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (Geographical Information System – GIS) với phương pháp phân tích thứ bậc (Analytical Hierachy Process – AHP) sẽ góp phần đánh giá tổng hợp đất đai xây dựng trên cơ sở các yếu tố liên quan về điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật…cho toàn tỉnh, nhằm phát huy giá trị đất đai trên cơ sở tận dụng tối đa quỹ đất phát triển đô thị hạn hẹp trên toàn tỉnh Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu thu được sẽ là Bản đồ khoanh vùng tổng thể đánh giá tiềm năng và quỹ đất xây dựng. Đây chính là một trong những cơ sở đề xuất phát triển quy hoạch không gian tối ưu cho tỉnh Quảng Ninh trong tương lai. Từ khóa: GIS, AHP, Hệ thống thông tin địa lý, Analytical Hierachy Process, phân tích thức bậc, đánh giá đất, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, tỉnh Quảng Ninh I. ĐẶT VẤN ĐỀ Quảng Ninh là một tỉnh biên giới, thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam, là tỉnh duy nhất của Việt Nam có cả đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc. Có vị trí tại điểm đầu của khu vực hợp tác kinh tế Việt –Trung , nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hình 1. Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng tỉnh Quảng Ninh Nguồn:[2] 469 Quảng Ninh là tỉnh có điều kiện tự nhiên không được thuận lợi, quỹ đất phát triển đô thị hạn hẹp chủ yếu tập trung dọc theo khu vực đường Quốc Lộ 18 do địa hình bị chia cắt mạnh với 3 dạng địa hình là trung du, miền núi và ven biển, đọa hình có hướng nghiêng dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Các khu vực đồi núi cao ở phía Bắc, với độ dốc lớn, chủ yếu phục vụ phát triển du lịch và khai thác khoáng sản. Các khu vực thấp trũng ở Uông Bí, Quảng Yên, Tiên Yên... chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của các sông Bạch Đằng, Tiên Yên, Ba Chẽ. Tại các khu vực này, năm 2008 với mức ngập trung bình từ 2-5m. Ngoài ra, đối với các khu vực ven biển của tỉnh như (thị xã Quảng Yên, huyện Vân Đồn, huyện Đầm Hà, huyện Hải Hà, thành phố Móng Cái...) sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu với mực nước biển dâng cao. Hiện trạng dân số khoảng 1,17 triệu người, phát triển đất xây dựng chủ yếu tập trung dọc theo trục đường giao thông chính như: QL18, QL10... thuộc các khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng. Theo dự báo dân số trên toàn tỉnh đến năm 2030 sẽ tăng lên khoảng 2 triệu người, với mục tiêu phát triển hiện đại các đô thị Quảng Ninh, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng phải gắn với xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, bảo tồn di sản và bảo đảm an ninh, quốc phòng. Hình 2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh Nguồn:[2] Xuất phát từ những thực tế và những nhiệm vụ trên của đồ án thì nhóm chuyên gia của chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu Tích hợp hệ thống thông tin địa lý (GIS) với phân tích thứ bậc (AHP) trong đánh giá và lựa chọn đất lập Quy hoạch dựng vùng tỉnh Quảng Ninh nhằm phân nhóm và xác định các tiêu chí đánh giá đất xây dựng dựa trên các đặc điểm điều kiện tự nhiên về địa hình, mức độ ngập lụt, bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác khoáng sản, phát triển hạ tầng...Sau đó sẽ xác định trọng số hay tầm quan 470 trọng của các yếu tố theo phương pháp phân tích tầng bậc (AHP). Từ trọng số xác định cho từng tiêu chí đánh giá sẽ được phân tích tổng hợp bằng phương pháp chồng ghép bản đồ GIS. Kết quả phân tích cuối cùng là bản đồ phân vùng các khu vực phát triển đô thị với các mức độ khác nhau từ Rất thuận lợi đến không thuân lợi góp phần làm cơ sở cho việc định hướng phát triển không gian trên toàn tỉnh trong tương lai. II. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu chung tỉnh về Quảng Ninh 2.1.1 Giới thiệu chung Tỉnh Quảng Ninh có dân số 1.320.324 người (tháng 4 năm 2019) với tổng diện tích tự nhiên 6.102 km2 trên phạm vi 14 đơn vị hành chính: 04 Thành phố (Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái), 01 Thị xã (Quảng Yên), 09 huyện (Đông Triều, Hoành Bồ, Vân Đồn, Cô Tô, Ba Chẽ, Đầm Hà, Bình Liêu, Hải Hà, Tiên Yên). Quảng Ninh là tỉnh miền núi – duyên hải, có diện tích 610.233,50 km2; với trên 2000 hòn đảo nổi và trên 80% diện tích đất đai là đồi núi (gồm núi đảo và núi đất liền nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh với đỉnh cao nhất là Yên Tử 1.068m và đỉnh Am Váp 1.094m). Các vùng biển nằm phía Đông Nam tỉnh, trải dài hơn 250km, gồm các vùng hải đảo và các vùng trũng, vùng bãi bồi, với các đặc trưng là các cây sú vẹt. Giữa vùng núi và vùng biển là khu vực trung du và đồng bằng, thuận lợi cho việc phát triển đô thị. Quảng Ninh có nền địa chất tốt, ổn định, không bị ảnh hưởng của địa chấn. Do địa hình núi kết hợp với đồng bằng duyên hải nên Quảng Ninh có đặc trưng nhiều sông suối, tuy nhiên các sông đều nhỏ, ngắn và độ dốc lớn. Do đó mực nước lên xuống chênh nhau rất nhiều. Vùng biển là vịnh nôn ...

Tài liệu được xem nhiều: