Là một Thành phố nhỏ nằm duyên hải miền Trung Việt Nam, Hội An thu hút du khách trong nước và quốc tế không chỉ bởi vẻ đẹp nên thơ, nhẹ nhàng của một đô thị cổ mà còn bởi chiều sâu văn hóa ẩn chứa trong từng ngôi nhà, từng ngõ phố, từng con người nơi đây. Có thể nói, hiếm có nơi nào trên thế giới mà không gian văn hóa lại được bảo tồn đầy tính nhân văn như ở Hội An.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Di sản văn hóa thế giới Hội An - trường hợp điển hình trong giao thoa và tiếp biến văn hóa
DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI HỘI AN - TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH
TRONG GIAO THOA VÀ TIẾP BIẾN VĂN HÓA
Nguyễn Thị Vĩnh Linh1
Tóm tắt: Là một Thành phố nhỏ nằm duyên hải miền Trung Việt Nam, Hội An thu
hút du khách trong nước và quốc tế không chỉ bởi vẻ đẹp nên thơ, nhẹ nhàng của một đô
thị cổ mà còn bởi chiều sâu văn hóa ẩn chứa trong từng ngôi nhà, từng ngõ phố, từng con
người nơi đây. Có thể nói, hiếm có nơi nào trên thế giới mà không gian văn hóa lại được
bảo tồn đầy tính nhân văn như ở Hội An. Từ những hiện vật của thời tiền sử đến các giá
trị văn hóa của người Hoa, người Nhật, người châu Âu…không những được trân trọng
gìn giữ mà quan trọng hơn, chúng được hòa trộn trong một chỉnh thể thống nhất đầy tính
đa dạng. Chắc chắn trong giới hạn của một bài nghiên cứu, chúng tôi không thể trình bày
hết những giá trị văn hóa của Hội An mà chỉ chọn những dấu ấn đậm nét nhất trong quá
trình giao thoa để đi sâu phân tích. Thông qua đó, có một cái nhìn đối sánh về việc xây
dựng “bản sắc chung” của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN trong giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: văn hóa, Hội An…
1. Mở đầu
Di sản văn hóa thế giới Hội An (Quảng Nam) từ lâu đã trở thành một điểm đến
không thể bỏ qua của nhiều du khách nước ngoài khi đến Việt Nam. Sự pha trộn tuyệt vời
các lớp văn hóa khác nhau trên nền tảng cơ tầng văn minh nông nghiệp lúa nước góp phần
tạo cho Hội An một diện mạo văn hóa riêng biệt. Trên cơ sở tổng hợp những khảo cứu
chuyên sâu của các học giả về văn hóa Hội An, chúng tôi muốn nghiên cứu Hội An như
một ví dụ điển hình về quá trình giao thoa, tiếp biến văn hóa trong bối cảnh chung của văn
hóa Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN đang tạo điều kiện cho sự giao
lưu văn hóa giữa các quốc gia, các dân tộc trong Đông Nam Á. Việc tìm kiếm và xác định
“bản sắc chung” trong Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đang trở thành chủ đề nóng
của nhiều diễn đàn. Vì thế, những bài học lịch sử từ Di sản thế giới Hội An có thể chứa
đựng những dữ kiện cần thiết để từ đó giúp chúng tôi trả lời câu hỏi “bản sắc chung”
trong văn hóa ASEAN sẽ là mô hình chung cho tất cả 10 quốc gia trong ASEAN hay đơn
giản là “hằng số” mà các quốc gia cần hướng đến trong quá trình hội nhập, tiến tới xây
dựng Cộng đồng ASEAN vừa ra đời vào cuối năm 2015?.
2. Nội dung
2.1. Từ những lớp trầm tích văn hóa trên mảnh đất Hội An (Quảng Nam, Việt Nam)
Không chỉ là một trường hợp đặc thù ở Việt Nam, văn hóa Hội An đã thu hút sự
quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Dựa vào những thành tựu
nghiên cứu trong mấy thập niên gần đây, một chuỗi phát triển liên tục của lịch sử trên
vùng đất này được phác thảo và ngày càng có cơ sở vững chắc.
1
TS, Khoa Văn hóa-Du lịch, trường Đại học Quảng Nam
51
NGUYỄN THỊ VĨNH LINH
Dấu vết xa xưa nhất được tìm thấy tại Hội An có niên đại khoảng 3.000 năm tuổi đó là di tích khảo cổ Bãi Ông (Hòn Lao, Cù Lao Chàm, xã đảo Tân Hiệp) thuộc giai đoạn
văn hóa “Tiền Sa Huỳnh” ở miền Trung Việt Nam với nhiều hiện vật gốm thô, hiện vật
đá... Đến giai đoạn “Sa Huỳnh muộn” (cách ngày nay khoảng 2.000 năm), khu di tích mộ
táng và di chỉ cư trú của cư dân thời kỳ này cũng được phát hiện, thể hiện tính chất phân
bố dân cư men theo dòng chảy, sông [5; 39-40]. Theo GS Phan Huy Lê thì: “trước khi Hội
An ra đời, vùng cửa sông Thu Bồn đã trải qua thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh và Champa mà
nhiều nhà khoa học quan gọi là thời kỳ tiền Hội An. Khảo cổ học đã phát hiện và
khai quật nhiều di tích Văn hóa Sa Huỳnh muộn ( khoảng thế kỷ 1, 2 TCN đến thế kỷ 1
SCN) trên các cồn cát bên tả ngạn sông Thu Bồn thuộc xã Cẩm Hà như An Bang, Hậu Xá,
Thanh Chiêm...”. [4]
Hội An lại tiếp tục ghi dấu ấn trong lịch sử như là “nhân chứng” sống động cho quá
trình phát triển liên tục từ Văn hóa Sa Huỳnh đến Văn hóa Champa [8; 23-25]1. Trong giai
đoạn đỉnh cao của Vương quốc Chăm pa (thế kỷ IX - X), Lâm Ấp phố - Hội An đã trở
thành cảng thị giao thương mang tính quốc tế, thu hút nhiều thương thuyền từ A rập, Ba
Tư, Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi hàng hóa. Với các phế tích như giếng Chăm, vết
tích kiến trúc tại Lùm Bà Vàng [7; 125], An Bang2, cùng nhiều hiện vật điêu khắc3, các
hiện vật gốm Chăm…, đã dần hé lộ về một giai đoạn phát triển thịnh đạt của Lâm Ấp phố
- Hội An, với tư cách là cảng thị chính của vương quốc Champa (Đại Chiêm hải khẩu).
Từ thế kỷ XIV, với quá trình di dân của người Việt và sự suy tàn của nhà nước
Champa, Hội An trở thành một phần lãnh thổ của Đại Việt. Lớp trầm tích văn hóa thứ hai
được tích tụ ghi đậm dấu ấn của quá trình giao lưu văn hóa Việt - Chăm. Các di tích, địa
danh mà người Chăm xây dựng trên vùng đất này vẫn được người Việt trân trọng giữ gìn.
Cùng với việc xác lập quyền lực của chúa Nguyễn ở Đàng Trong vào thế kỷ XVI,
Hội An dần bước vào thời kỳ hoàng kim “sản sinh, nuôi dưỡng và tạo nên tên tuổi lừng
vang cho cảng thị Hội An trong quá khứ” [6; 56]. Chúa Nguyễn với sự nắm bắt được mọi
k ...