Danh mục

Di tích về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất lang chánh và vấn đề phát huy giá trị trong hoạt động du lịch

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 383.90 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lang Chánh là một trong những địa bàn quan trọng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thời kỳ đầu hoạt động ở miền Tây Thanh Hóa. Ở đây, nghĩa quân đã trải qua những tháng ngày đấu tranh gian khổ trước sự truy lùng, càn quét ráo riết của quân Minh. Dưới sự lãnh đạo tài tình của người chủ tướng Lê Lợi, sự đồng cam cộng khổ, quyết tâm của nghĩa quân và sự đùm bọc của cộng đồng cư dân, lại dựa vào địa thế hiểm yếu của núi Chí Linh, lực lượng khởi nghĩa đã được bảo toàn, tạo tiền đề cho bước phát triển về sau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Di tích về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất lang chánh và vấn đề phát huy giá trị trong hoạt động du lịch NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI DI TÍCH VỀ CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN TRÊN ĐẤT LANG CHÁNH VÀ VẤN ĐỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TS. Lê Thị Thảo1 Tóm tắt: Lang Chánh là một trong những địa bàn quan trọng của cuộc khởi nghĩa LamSơn thời kỳ đầu hoạt động ở miền Tây Thanh Hóa. Ở đây, nghĩa quân đã trải qua nhữngtháng ngày đấu tranh gian khổ trước sự truy lùng, càn quét ráo riết của quân Minh. Dưới sựlãnh đạo tài tình của người chủ tướng Lê Lợi, sự đồng cam cộng khổ, quyết tâm của nghĩaquân và sự đùm bọc của cộng đồng cư dân, lại dựa vào địa thế hiểm yếu của núi Chí Linh,lực lượng khởi nghĩa đã được bảo toàn, tạo tiền đề cho bước phát triển về sau. Đồng thời,những dấu ấn về cuộc khởi nghĩa đã được lưu lại một cách sâu đậm trong tâm thức dân gian,để trở thành một hệ thống di tích phong phú, đặc trưng của Lang Chánh, có khả năng pháthuy trong hoạt động du lịch. Từ khóa: Khởi nghĩa Lam Sơn, phát huy giá trị di tích, hoạt động du lịch. 1. Đặt vấn đề Năm 1416, Lê Lợi và 18 người thân tín đã tổ chức Hội thề Lũng Nhai, kết nghĩa anhem, quyết tâm đánh giặc cứu nước. Năm 1418, từ vùng núi rừng Lam Sơn, Lê Lợi tự xưng làBình Định Vương cùng toàn thể nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa, kêu gọi nhân dân khắp nơiđứng lên chống ách đô hộ của nhà Minh. Trong suốt 10 năm chiến đấu gian khổ với những chiến tích hào hùng của nghĩa quânLam Sơn, vùng núi rừng miền Tây Thanh Hóa đóng vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là thànhlũy, tiền đồn, vừa là hậu phương, căn cứ địa vững chắc cho nghĩa quân Lê Lợi. Mảnh đất Lang Chánh tuy không phải là nơi khởi phát của cuộc khởi nghĩa, nhưng lànơi chứng kiến những tháng ngày gian khổ, nếm mật, nằm gai của nghĩa quân, bảo toàn lựclượng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Có thể xem Lang Chánh là địa bànchiến lược để nghĩa quân trú ẩn và phát triển hùng mạnh, giành thắng lợi sau này. Nhiều dấutích trải qua 6 thế kỷ vẫn còn lưu lại như là những minh chứng rõ ràng cho quãng thời gianhào hùng ấy. 2. Di tích về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Lang Chánh 2.1. Núi Chí Linh Chí Linh (hay Linh Sơn,Pù Rinh) là một vùng núi hiểm yếu bậc nhất ở thượng du sôngChu, đỉnh cao nhất tới 1.291m so với mực nước biển, kéo dài và chiếm một khu vực khá rộnglớn thuộc hai huyện Lang Chánh và Thường Xuân. Sự rậm rạp, hiểm yếu của núi Chí Linh đãđược ghi lại trong bài phú Núi Chí Linh của Nguyễn Mộng Tuân - người đỗ Thái học sinhcùng khoa với Nguyễn Trãi, sớm tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và được Lê Lợi tin dùng:1 Khoa Văn hóa Thông tin - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 89 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI “Một dải quanh co bao bọc, không thể hình trạng; thật cũng trời dành mà đất giấu, bíhiểm muôn vàn. …Nghìn trượng đá cao, kể cũng kim thang chốn hiểm; lưng trời vách núi, xem tày báchnhị cửu quan. …Khen quả núi khéo chăm lo chức vụ, sắp cơ ngơi để đón rước xe loan…”2 Ba lần nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh để cố thủ năm 1418, 1419, 1422. Lựa chọnnúi Chí Linh làm căn cứ, như Nguyễn Trãi nhận định: khác nào đất Mang Đăng khi Hánhoàng khởi nghiệp…, đất Cối Kê thời Việt vương ẩn náu (Phú Núi Chí Linh, Nguyễn Trãi).Quanh núi Chí Linh có tầng tầng, lớp lớp núi đồi, cây cối um tùm, suối sâu, vách đá cheo leo vôcùng hiểm trở tạo thành bức tường thành thiên nhiên đùm bọc nghĩa quân trong những lúc gặpkhó khăn, chưa đủ sức để đương đầu với những cuộc vây quét quy mô của địch. Nghĩa quân đãcắt cử người canh gác liên tục, nếu có giặc đến thì kịp thời cấp báo cho chủ tướng đối phó. Từđỉnh núi này có thể quan sát xung quanh, vì vậy kịp thời đối phó với sự truy sát của địch. Tuy nhiên, sự hẻo lánh, thưa thớt dân cư cũng khiến nghĩa quân khó khăn trong việctiếp tế lương thực, phát triển lực lượng trong tình thế quân Minh bao vây, chặn mọi ngảđường lên núi, xiết chặt vòng vây, đồng thời cả dụ hàng mong làm nao núng tinh thần quânlính. Lực lượng khởi nghĩa hao mòn, lương thực cạn kiệt. Trong lần rút lên núi Chí Linh lầnthứ nhất “hơn mười ngày chỉ ăn củ nâu và mật ong, người ngựa đều khốn đốn”3. Lần thứ haitrải qua ba tháng tuyệt lương, phải tìm măng tre, nứa và các loại cây, củ có thể ăn được đểsống qua ngày. Lần thứ ba, Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa và cả con ngựa của mình cưỡiđể nuôi quân. Sự gian khổ ở Chí Linh đã được thể hiện trong bài Bình Ngô Đại cáo để nói lênnhững thời điểm cam go đầy thử thách của 10 năm kháng chiến: Khi Linh sơn lương cạn mấy tuần, Khi Khôi huyện quân không một lữ. Tình hình của nghĩa quân vô cùng nguy khốn: Vợ con lưu ly, quân sĩ tan tác, … Mang giáp trụ để che thân, lấy rau củ làm lương, (Phú Núi Chí Linh- Nguyễn Trãi) Nhưng tất cả vẫn không đè bẹp được ý chí chiến đấu, sự lạc quan tin tưởng của nghĩaquân Lam Sơn, luôn tìm mọi cách để bảo toàn, khôi phục lực lượng: Rồi thu tập tàn quân, nuôi vỗ ân cần, Trong rèn chiến cụ, ngoài giả hòa thân. (Phú Núi Chí Linh - Nguyễn Trãi) Sự cố gắng một cách quyết liệt và khôn khéo của nghĩa quân thời kỳ ẩn mình ở núi ChíLinh đã được sử sách ghi chép lại: Bà Chiêu Nghi - người thiếp của Lê Lợi lo chạy lươngthực; Nguyễn Nhữ Lãm trở về quê (làng Mía, xã ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: