Đi tìm nguồn gốc của tình hình suy thoái đạo đức trong xã hội - Trần Hữu Quang
Số trang: 30
Loại file: pdf
Dung lượng: 467.23 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đi tìm nguồn gốc của tình hình suy thoái đạo đức trong xã hội đề ra một giả thuyết để trả lời cho câu hỏi này bằng cách dựa trên khái niệm hệ thống và khái niệm “tự trị” của Immanuel Kant. Giả thuyết này bao gồm hai vế chính, đó là tính chất “ngoại trị” của nền đạo đức xã hội, và tình trạng “nhà nước hóa” xã hội dân sự trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đi tìm nguồn gốc của tình hình suy thoái đạo đức trong xã hội - Trần Hữu Quangthời đại mới Số 24 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN tháng 3, 2012 Đi tìm nguồn gốc của tình hình suy thoái đạo đức trong xã hội Trần Hữu QuangTóm tắt: Đâu là những nguồn gốc sâu xa của tình trạng xuống cấp vàsuy thoái đạo đức trong xã hội Việt Nam ngày nay? Bài này đề ra mộtgiả thuyết để trả lời cho câu hỏi này bằng cách dựa trên khái niệm hệthống và khái niệm “tự trị” của Immanuel Kant. Giả thuyết này bao gồmhai vế chính, đó là tính chất “ngoại trị” của nền đạo đức xã hội, và tìnhtrạng “nhà nước hóa” xã hội dân sự trong xã hội Việt Nam hiện nay.Từ khóa: Đạo đức, Luân lý, Chính trị hóa, Nhà nước hóa, Xã hội dân sự © 2012 Thời Đại Mới1. Mở đầu Trong vài năm gần đây, đặc biệt là từ năm ngoái đến nay, báo chítrong nước đăng tải với mật độ ngày càng nhiều những sự kiện và vụ ánđau lòng và lạ lùng đến mức mà nhiều người phải gọi đây là tình trạngxuống cấp hay suy thoái đạo đức, thậm chí băng hoại đạo đức. Chúng ta thử điểm lại một vài vụ điển hình như: vụ Lê Văn Luyệngiết người dã man khi cướp tiệm vàng ở Bắc Giang vào tháng 8-2011; tàixế gây tai nạn rồi còn rượt đánh cảnh sát; một giảng viên luật bị truy tốvì chạy án cho một bị can ở Bắc Giang (An ninh Thủ đô, 8-12-2011);thanh niên chở “hàng nóng” như dao, kiếm... trên đường phố ở Hà Nội(Lao động và xã hội, 23-2-2012); vụ cưỡng chế thu hồi đất một cách phipháp ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng)... Đó là chưa kể nhiều vụ thamnhũng của cán bộ nhà nước với quy mô ngày càng lớn. Nhưng cũng đặc biệt đáng chú ý là có khá nhiều vụ liên quan tớichính những người thân trong gia đình với nhau, như: một bà mẹ liệt sĩ ởQuảng Bình bị con trai và cháu nội của mình hành hạ đến chết (Công anNhân dân Online, 15-1-2008); vợ tẩm xăng đốt chồng ở huyện NghĩaĐàn, Nghệ An (VN-Express, 13-4-2011) hay ở huyện Ninh Sơn, NinhThuận (Tuổi trẻ, 30-3-2012); con nhốt cha trong mấy năm liền ở huyệnCái Bè, Tiền Giang (Tuổi trẻ, 25-11-2011); mẹ giết con lúc đang cho conbú, ở huyện Tuy An, Phú Yên (Pháp luật Việt Nam, 13-12-2011); con Trần Hữu Quang | Đi tìm nguồn gốc suy thoái đạo đức xã hội 2đâm chết cha vì tức giận, ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội(http://giadinh.net.vn, 19-12-2011); hai ông bà hơn 80 tuổi ở Quốc Oai,Hà Nội bị con ruột đẩy ra đường một cách không thương tiếc (Giáo dụcViệt Nam, 1-2-2012)... Ngay từ năm 2002, tức cách nay mười năm, mộtnhà nghiên cứu từng đưa ra nhận định như sau: “Sự xuống cấp về đạođức trong gia đình đã làm phát sinh nhiều hiện tượng phạm tội dã man,nghiêm trọng, điển hình là nạn giết vợ (ở Lâm Đồng), quan hệ bất chínhvới con dâu nên giết vợ (ở Tứ Lộc, Hải Hưng)”.1 Những sự kiện nêu trên tuy ít về số lượng nhưng quả là những dấuhiệu bộc lộ một tình trạng rạn nứt thực sự đáng báo động trong sự vậnhành của những mô tế bào cơ bản của xã hội. Chắc ai trong chúng tacũng buộc phải tự hỏi rằng tại sao những mối quan hệ giữa vợ với chồng,mẹ với con, chủ nợ với con nợ, người dân với cảnh sát... lại có thể đi đếnchỗ quái lạ và kỳ dị như vậy, tại sao người ta không giải quyết xung độtbằng cách viện nhờ đến những định chế công quyền như công an hay tòaán, tại sao quyền lực của công an cảnh sát lại bị thách thức đến như vậy,tại sao lại có những lối ứng xử bất chấp cả chuẩn mực đạo lý lẫn chuẩnmực pháp lý... Tình hình bạo lực bây giờ dường như có chiều hướng lây lan trongxã hội đến mức gây ra một thứ ấn tượng u ám và nặng nề nơi người dân,như có người nói “cái ác có vẻ như đang ẩn hiện khắp nơi, đe dọa mọingười”,2 hay nói như nhà triết học người Anh Thomas Hobbes (1588-1679) khi ông mô tả xã hội ở tình trạng “tự nhiên” như là nơi diễn racuộc chiến trong đó mọi người chống lại mọi người (bellum omniumcontra omnes). Tuy nhiên, bên cạnh những hiện tượng bạo lực hay phạm pháp vừanêu, điều cũng không kém phần nghiêm trọng đáng suy nghĩ là sự tồn tạidai dẳng những “căn bệnh xã hội” nhức nhối như nạn chạy chọt, tệphong bì quà cáp, bệnh thành tích, thói chuộng hư danh, bệnh giả dối,sống hai mặt, óc thực dụng... Và cũng còn phải kể cả một số vụ tiêu xàixa xỉ mang tính chất trọc phú mà báo chí đăng tải gần đây, như: đámcưới đại gia ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh (Giáo dục Việt Nam,http://giaoduc.net.vn, 7-3-2012) hay ở Cần Thơ (VTC News, 10-3-2012),rao bán những căn hộ dát vàng giá hàng triệu đô-la ở Hà Nội(VNExpress, 5-3-2012), chuyện sắm xe hơi “siêu xe siêu tốc và siêu đắt”ở TP.HCM (VTC News, 11-2-2012) hay ở Ninh Bình (Vietnamnet, 11-3-2012), thú đắp mặt nạ bằng vàng, nuôi thú dữ, chơi chó “triệu đô” (Diễnđàn Kinh tế Việt Nam, 19-2-2012)...1 Nguyễn Thị Khoa, Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí Triếthọc, số 4, 2002. Xem thêm Nguyễn Thị Thọ, Bạo hành gia đình nhìn từ góc độđạo đức, Tạp chí Triết học, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đi tìm nguồn gốc của tình hình suy thoái đạo đức trong xã hội - Trần Hữu Quangthời đại mới Số 24 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN tháng 3, 2012 Đi tìm nguồn gốc của tình hình suy thoái đạo đức trong xã hội Trần Hữu QuangTóm tắt: Đâu là những nguồn gốc sâu xa của tình trạng xuống cấp vàsuy thoái đạo đức trong xã hội Việt Nam ngày nay? Bài này đề ra mộtgiả thuyết để trả lời cho câu hỏi này bằng cách dựa trên khái niệm hệthống và khái niệm “tự trị” của Immanuel Kant. Giả thuyết này bao gồmhai vế chính, đó là tính chất “ngoại trị” của nền đạo đức xã hội, và tìnhtrạng “nhà nước hóa” xã hội dân sự trong xã hội Việt Nam hiện nay.Từ khóa: Đạo đức, Luân lý, Chính trị hóa, Nhà nước hóa, Xã hội dân sự © 2012 Thời Đại Mới1. Mở đầu Trong vài năm gần đây, đặc biệt là từ năm ngoái đến nay, báo chítrong nước đăng tải với mật độ ngày càng nhiều những sự kiện và vụ ánđau lòng và lạ lùng đến mức mà nhiều người phải gọi đây là tình trạngxuống cấp hay suy thoái đạo đức, thậm chí băng hoại đạo đức. Chúng ta thử điểm lại một vài vụ điển hình như: vụ Lê Văn Luyệngiết người dã man khi cướp tiệm vàng ở Bắc Giang vào tháng 8-2011; tàixế gây tai nạn rồi còn rượt đánh cảnh sát; một giảng viên luật bị truy tốvì chạy án cho một bị can ở Bắc Giang (An ninh Thủ đô, 8-12-2011);thanh niên chở “hàng nóng” như dao, kiếm... trên đường phố ở Hà Nội(Lao động và xã hội, 23-2-2012); vụ cưỡng chế thu hồi đất một cách phipháp ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng)... Đó là chưa kể nhiều vụ thamnhũng của cán bộ nhà nước với quy mô ngày càng lớn. Nhưng cũng đặc biệt đáng chú ý là có khá nhiều vụ liên quan tớichính những người thân trong gia đình với nhau, như: một bà mẹ liệt sĩ ởQuảng Bình bị con trai và cháu nội của mình hành hạ đến chết (Công anNhân dân Online, 15-1-2008); vợ tẩm xăng đốt chồng ở huyện NghĩaĐàn, Nghệ An (VN-Express, 13-4-2011) hay ở huyện Ninh Sơn, NinhThuận (Tuổi trẻ, 30-3-2012); con nhốt cha trong mấy năm liền ở huyệnCái Bè, Tiền Giang (Tuổi trẻ, 25-11-2011); mẹ giết con lúc đang cho conbú, ở huyện Tuy An, Phú Yên (Pháp luật Việt Nam, 13-12-2011); con Trần Hữu Quang | Đi tìm nguồn gốc suy thoái đạo đức xã hội 2đâm chết cha vì tức giận, ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội(http://giadinh.net.vn, 19-12-2011); hai ông bà hơn 80 tuổi ở Quốc Oai,Hà Nội bị con ruột đẩy ra đường một cách không thương tiếc (Giáo dụcViệt Nam, 1-2-2012)... Ngay từ năm 2002, tức cách nay mười năm, mộtnhà nghiên cứu từng đưa ra nhận định như sau: “Sự xuống cấp về đạođức trong gia đình đã làm phát sinh nhiều hiện tượng phạm tội dã man,nghiêm trọng, điển hình là nạn giết vợ (ở Lâm Đồng), quan hệ bất chínhvới con dâu nên giết vợ (ở Tứ Lộc, Hải Hưng)”.1 Những sự kiện nêu trên tuy ít về số lượng nhưng quả là những dấuhiệu bộc lộ một tình trạng rạn nứt thực sự đáng báo động trong sự vậnhành của những mô tế bào cơ bản của xã hội. Chắc ai trong chúng tacũng buộc phải tự hỏi rằng tại sao những mối quan hệ giữa vợ với chồng,mẹ với con, chủ nợ với con nợ, người dân với cảnh sát... lại có thể đi đếnchỗ quái lạ và kỳ dị như vậy, tại sao người ta không giải quyết xung độtbằng cách viện nhờ đến những định chế công quyền như công an hay tòaán, tại sao quyền lực của công an cảnh sát lại bị thách thức đến như vậy,tại sao lại có những lối ứng xử bất chấp cả chuẩn mực đạo lý lẫn chuẩnmực pháp lý... Tình hình bạo lực bây giờ dường như có chiều hướng lây lan trongxã hội đến mức gây ra một thứ ấn tượng u ám và nặng nề nơi người dân,như có người nói “cái ác có vẻ như đang ẩn hiện khắp nơi, đe dọa mọingười”,2 hay nói như nhà triết học người Anh Thomas Hobbes (1588-1679) khi ông mô tả xã hội ở tình trạng “tự nhiên” như là nơi diễn racuộc chiến trong đó mọi người chống lại mọi người (bellum omniumcontra omnes). Tuy nhiên, bên cạnh những hiện tượng bạo lực hay phạm pháp vừanêu, điều cũng không kém phần nghiêm trọng đáng suy nghĩ là sự tồn tạidai dẳng những “căn bệnh xã hội” nhức nhối như nạn chạy chọt, tệphong bì quà cáp, bệnh thành tích, thói chuộng hư danh, bệnh giả dối,sống hai mặt, óc thực dụng... Và cũng còn phải kể cả một số vụ tiêu xàixa xỉ mang tính chất trọc phú mà báo chí đăng tải gần đây, như: đámcưới đại gia ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh (Giáo dục Việt Nam,http://giaoduc.net.vn, 7-3-2012) hay ở Cần Thơ (VTC News, 10-3-2012),rao bán những căn hộ dát vàng giá hàng triệu đô-la ở Hà Nội(VNExpress, 5-3-2012), chuyện sắm xe hơi “siêu xe siêu tốc và siêu đắt”ở TP.HCM (VTC News, 11-2-2012) hay ở Ninh Bình (Vietnamnet, 11-3-2012), thú đắp mặt nạ bằng vàng, nuôi thú dữ, chơi chó “triệu đô” (Diễnđàn Kinh tế Việt Nam, 19-2-2012)...1 Nguyễn Thị Khoa, Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí Triếthọc, số 4, 2002. Xem thêm Nguyễn Thị Thọ, Bạo hành gia đình nhìn từ góc độđạo đức, Tạp chí Triết học, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Suy thoái đạo đức Tình hình suy thoái đạo đức Suy thoái đạo đức ở Việt Nam Khái niệm hệ thống Khái niệm tự trị Giả thuyết của Immanuel KantGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không?
57 trang 20 0 0 -
Nhận diện về Tự diễn biến, Tự chuyển hóa và giải pháp đấu tranh ngăn chặn (Tái bản): Phần 2
135 trang 19 0 0 -
Hệ thống và hệ thống thông tin part 4
8 trang 17 0 0 -
Hệ thống và hệ thống thông tin part 2
10 trang 16 0 0 -
Hệ thống và hệ thống thông tin part 1
10 trang 16 0 0 -
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
36 trang 14 0 0 -
Một số đặc điểm “Đoản thiên tiểu thuyết” trên báo Thần chung
8 trang 13 0 0 -
Tác động của pháp luật và đạo đức đến đời sống hiện nay
4 trang 13 0 0 -
Hệ thống và hệ thống thông tin part 3
10 trang 13 0 0 -
86 trang 11 0 0