DI TRUYỀN TRONG UNG THƯ
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 398.92 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
1. Giải thích được đặc điểm sinh học của ung thư 2. Giải thích được cơ chế cơ bản của sự hình thành ung thư 3. Nêu được vai trò của gen sinh u trong cơ chế phát sinh ung thư 4. Nêu được vai trò của gen kìm hảm u trong cơ chế phát sinh ung thư I. SINH HỌC TẾ BÀO CỦA UNG THƯ: Các tế bào cơ thể người sinh sản thông qua phân bào và được tổ chức thành các mô. Sự duy trì các mô nhờ vào sự điều hòa rất chặt chẽ của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
DI TRUYỀN TRONG UNG THƯ DI TRUYỀN TRONG UNG THƯ MỤC TIÊU: 1. Giải thích được đặc điểm sinh học của ung thư 2. Giải thích được cơ chế cơ bản của sự hình thành ung thư 3. Nêu được vai trò của gen sinh u trong cơ chế phát sinh ung thư 4. Nêu được vai trò của gen kìm hảm u trong cơ chế phát sinh ung thư I. SINH HỌC TẾ BÀO CỦA UNG THƯ: Các tế bào cơ thể người sinh sản thông qua phân bào và được tổ chức thành các mô. Sự duy trì các mô nhờ vào sự điều hòa rất chặt chẽ của các yếu tố quan trọng như: phân bào và tế bào chết theo chương trình, vị trí phân bố tế bào trong mô, không gian giới hạn, và duy trì kích thước quần thể. Các dòng tế bào sinh dưỡng cuối cùng đều chết theo chương trình định sẵn, còn duy trì sự tồn tại của các tế bào và mô là do các tế bào mầm là những tế bào duy nhất có được khả năng sống sót giúp duy trì các phiên bản gen của chính tế bào sinh dưỡng. Như vậy các tế bào trong cơ thể đa bào có tính hợp tác. Đột biến, cạnh tranh và chọn lọc tự nhiên trong tế bào sinh dưỡng chính là tính chất cơ bản của ung thư. Tế bào ung thư được xác định bởi hai đặc tính di truyền được: (1) phân bào bất chấp các giới hạn bình thường; (2) xâm nhập và sinh sản ở những vị trí bình thường dành cho những loại tế bào khác. 1. Các loại ung thư khác nhau là do xuất phát từ các loại tế bào khác nhau: Ung thư được phân loại theo nguồn gốc của mô và tế bào. Ung thư xuất phát từ các tế bào biểu mô gọi là carcinoma; từ mô liên kết và các tế bào cơ gọi là sarcoma. Ngoài hai nhóm này có các nhóm nhỏ như: leukemia có nguồn gốc từ tế bào tạo máu, lymphoma, và ung thư nguồn gốc tế bào thần kinh. Ở người có khoảng 90% các loại ung thư là carcinoma, nguyên nhân có lẽ do phần lớn sự phân bào trong cơ thể xảy ra tại biểu mô và mô này là nơi tiếp xúc thường xuyên nhất với các tác nhân vật lý và hóa học gây tổn thương và tạo thuận lợi cho ung thư phát triển. 2. Phần lớn các ung thư xuất phát từ một tế bào bất thường duy nhất: Ngay khi ung thư đã di căn, thường vẫn có thể nhận ra được khối u nguyên phát ở một cơ quan xác định và được cho là xuất phát từ sự phân chia một tế bào ban đầu đã trải qua những biến đổi di truyền nhờ đó có thể sinh sản vượt trội các tế bào xung quanh. 3. Phần lớn các ung thư đều do sự thay đổi chuỗi DNA của tế bào Các tế bào của một ung thư thường có chung bất thường trên chuỗi DNA. Nghiên cứu các tác nhân gây ung thư cũng cho thấy bằng chứng thay đổi cấu trúc gen là nguyên nhân của ung thư. Người ta thấy có tương quan rõ ràng giữa sinh ung thư (carcinogenesis) và sinh đột biến (mutagenesis) trên ba nhóm tác nhân sinh ung thư: hóa học (thường gây thay đổi trong chuỗi nucleotid), bức xạ ion hóa như tia X (thường gây gãy và chuyển đoạn nhiễm sắc thể) và virus (cài DNA lạ vào tế bào). Ung thư thường xuất hiện sau các đột biến riêng biệt trong một tế bào với hiệu ứng tích lũy. Tuy nhiên có những tác nhân sinh ung thư làm tăng khả năng xảy ra những đột biến kế tiếp, hoặc với liều lượng đủ cao sẽ làm cho ít nhất một tế bào đạt đến trạng thái ngưỡng trở thành tế bào ung thư. 4. Một đột biến duy nhất chưa đủ để gây ra ung thư Cơ thể có chừng 1016 lần phân bào xảy ra trong suốt đời người. Ngay cả trong một môi trường không có tác nhân sinh đột biến thì đột biến tự phát vẫn xảy ra với tần xuất khoảng10-6 trên mỗi gen mỗi lần phân bào. Hơn nữa, một đột biến riêng rẽ không đủ để biến một tế bào thành tế bào ung thư. Cơ chế sinh ung thư nói chung bao hàm một chuỗi các đột biến độc lập hiếm gặp trong tế bào. Nghiên cứu dịch tễ học về quan hệ giữa tần suất ung thư với tuổi cho thấy phần lớn các loại ung thư đều có tần suất tăng nhanh theo tuổi. Từ các nghiên cứu dịch tễ học có thể ước tính được rằng cần có từ 3-7 đột biến hiếm và độc lập mới đủ biến một tế bào bình thường thành tế bào ung thư. 5. Ung thư phát triển từ những tế bào bị sai lạc nhẹ Đối với những ung thư có nguyên nhân bên ngoài rõ ràng, thường thấy rõ khoảng thời gian từ lúc bị tác dụng cho đến khi phát hiện bệnh: ung th ư phổi phát triển sau thời gian 10-20 năm từ khi nghiện thuốc lá; 5 năm sau nổ bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki mới thấy tần suất bệnh leukemia tăng rồi đạt cao nhất lúc sau 8 năm v.v... Trong thời gian nung bệnh kéo dài đó, tế bào tiền ung thư trải qua nhiều biến đổi trong gen. Phần lớn các ung thư ở người chỉ có thể chẩn đoán được trong giai đoạn khá muộn, nhưng một số trường hợp vẫn quan sát được các giai đoạn sớm của bệnh qua nghiên cứu diễn tiến tự nhiên của bệnh, ví dụ: ung thư cổ tử cung. 6. Sự phát triển ung thư có thể được kích thích bởi các tác nhân không gây thay đổi chuỗi DNA của tế bào Hóa chất sinh ung thư thường không đủ gây ra khối u trong lần đầu tiếp xúc, nh ưng có thể gây ra tổn thương di truyền tiềm ẩn để sau đó có thể phát hiện được qua sự tăng mạnh tỉ lệ phát sinh ung thư trong các lần tác dụ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
DI TRUYỀN TRONG UNG THƯ DI TRUYỀN TRONG UNG THƯ MỤC TIÊU: 1. Giải thích được đặc điểm sinh học của ung thư 2. Giải thích được cơ chế cơ bản của sự hình thành ung thư 3. Nêu được vai trò của gen sinh u trong cơ chế phát sinh ung thư 4. Nêu được vai trò của gen kìm hảm u trong cơ chế phát sinh ung thư I. SINH HỌC TẾ BÀO CỦA UNG THƯ: Các tế bào cơ thể người sinh sản thông qua phân bào và được tổ chức thành các mô. Sự duy trì các mô nhờ vào sự điều hòa rất chặt chẽ của các yếu tố quan trọng như: phân bào và tế bào chết theo chương trình, vị trí phân bố tế bào trong mô, không gian giới hạn, và duy trì kích thước quần thể. Các dòng tế bào sinh dưỡng cuối cùng đều chết theo chương trình định sẵn, còn duy trì sự tồn tại của các tế bào và mô là do các tế bào mầm là những tế bào duy nhất có được khả năng sống sót giúp duy trì các phiên bản gen của chính tế bào sinh dưỡng. Như vậy các tế bào trong cơ thể đa bào có tính hợp tác. Đột biến, cạnh tranh và chọn lọc tự nhiên trong tế bào sinh dưỡng chính là tính chất cơ bản của ung thư. Tế bào ung thư được xác định bởi hai đặc tính di truyền được: (1) phân bào bất chấp các giới hạn bình thường; (2) xâm nhập và sinh sản ở những vị trí bình thường dành cho những loại tế bào khác. 1. Các loại ung thư khác nhau là do xuất phát từ các loại tế bào khác nhau: Ung thư được phân loại theo nguồn gốc của mô và tế bào. Ung thư xuất phát từ các tế bào biểu mô gọi là carcinoma; từ mô liên kết và các tế bào cơ gọi là sarcoma. Ngoài hai nhóm này có các nhóm nhỏ như: leukemia có nguồn gốc từ tế bào tạo máu, lymphoma, và ung thư nguồn gốc tế bào thần kinh. Ở người có khoảng 90% các loại ung thư là carcinoma, nguyên nhân có lẽ do phần lớn sự phân bào trong cơ thể xảy ra tại biểu mô và mô này là nơi tiếp xúc thường xuyên nhất với các tác nhân vật lý và hóa học gây tổn thương và tạo thuận lợi cho ung thư phát triển. 2. Phần lớn các ung thư xuất phát từ một tế bào bất thường duy nhất: Ngay khi ung thư đã di căn, thường vẫn có thể nhận ra được khối u nguyên phát ở một cơ quan xác định và được cho là xuất phát từ sự phân chia một tế bào ban đầu đã trải qua những biến đổi di truyền nhờ đó có thể sinh sản vượt trội các tế bào xung quanh. 3. Phần lớn các ung thư đều do sự thay đổi chuỗi DNA của tế bào Các tế bào của một ung thư thường có chung bất thường trên chuỗi DNA. Nghiên cứu các tác nhân gây ung thư cũng cho thấy bằng chứng thay đổi cấu trúc gen là nguyên nhân của ung thư. Người ta thấy có tương quan rõ ràng giữa sinh ung thư (carcinogenesis) và sinh đột biến (mutagenesis) trên ba nhóm tác nhân sinh ung thư: hóa học (thường gây thay đổi trong chuỗi nucleotid), bức xạ ion hóa như tia X (thường gây gãy và chuyển đoạn nhiễm sắc thể) và virus (cài DNA lạ vào tế bào). Ung thư thường xuất hiện sau các đột biến riêng biệt trong một tế bào với hiệu ứng tích lũy. Tuy nhiên có những tác nhân sinh ung thư làm tăng khả năng xảy ra những đột biến kế tiếp, hoặc với liều lượng đủ cao sẽ làm cho ít nhất một tế bào đạt đến trạng thái ngưỡng trở thành tế bào ung thư. 4. Một đột biến duy nhất chưa đủ để gây ra ung thư Cơ thể có chừng 1016 lần phân bào xảy ra trong suốt đời người. Ngay cả trong một môi trường không có tác nhân sinh đột biến thì đột biến tự phát vẫn xảy ra với tần xuất khoảng10-6 trên mỗi gen mỗi lần phân bào. Hơn nữa, một đột biến riêng rẽ không đủ để biến một tế bào thành tế bào ung thư. Cơ chế sinh ung thư nói chung bao hàm một chuỗi các đột biến độc lập hiếm gặp trong tế bào. Nghiên cứu dịch tễ học về quan hệ giữa tần suất ung thư với tuổi cho thấy phần lớn các loại ung thư đều có tần suất tăng nhanh theo tuổi. Từ các nghiên cứu dịch tễ học có thể ước tính được rằng cần có từ 3-7 đột biến hiếm và độc lập mới đủ biến một tế bào bình thường thành tế bào ung thư. 5. Ung thư phát triển từ những tế bào bị sai lạc nhẹ Đối với những ung thư có nguyên nhân bên ngoài rõ ràng, thường thấy rõ khoảng thời gian từ lúc bị tác dụng cho đến khi phát hiện bệnh: ung th ư phổi phát triển sau thời gian 10-20 năm từ khi nghiện thuốc lá; 5 năm sau nổ bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki mới thấy tần suất bệnh leukemia tăng rồi đạt cao nhất lúc sau 8 năm v.v... Trong thời gian nung bệnh kéo dài đó, tế bào tiền ung thư trải qua nhiều biến đổi trong gen. Phần lớn các ung thư ở người chỉ có thể chẩn đoán được trong giai đoạn khá muộn, nhưng một số trường hợp vẫn quan sát được các giai đoạn sớm của bệnh qua nghiên cứu diễn tiến tự nhiên của bệnh, ví dụ: ung thư cổ tử cung. 6. Sự phát triển ung thư có thể được kích thích bởi các tác nhân không gây thay đổi chuỗi DNA của tế bào Hóa chất sinh ung thư thường không đủ gây ra khối u trong lần đầu tiếp xúc, nh ưng có thể gây ra tổn thương di truyền tiềm ẩn để sau đó có thể phát hiện được qua sự tăng mạnh tỉ lệ phát sinh ung thư trong các lần tác dụ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chuyên ngành y khoa tài liệu y khoa lý thuyết y học giáo trình y học bài giảng y học bệnh lâm sàng chuẩn đoán bệnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
38 trang 150 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 148 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 143 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 143 1 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 143 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 117 0 0 -
40 trang 94 0 0
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị tắc động mạch ngoại biên mạn tính - TS. Đỗ Kim Quế
74 trang 88 0 0 -
Bài giảng Thoát vị hoành bẩm sinh phát hiện qua siêu âm và thái độ xử trí
19 trang 84 0 0 -
40 trang 63 0 0