Danh mục

Địa dư chí lược Tân biên tỉnh Nam Định: Phần 1

Số trang: 89      Loại file: pdf      Dung lượng: 732.84 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 35,000 VND Tải xuống file đầy đủ (89 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược: Phần 1 trình bày nội dung trình bày về diên cách, cương vựa, điền thổ, sông núi, hương lộ, quan lộ, cầu, đường thủy, đê bối, danh thành, đàn bà tiết nghĩa, nghịch tặc của tỉnh Nam Định xưa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Địa dư chí lược Tân biên tỉnh Nam Định: Phần 1 DƯƠNG VĂN VƯỢNG dịchPHÒNG ĐỊA CHÍ – THƯ MỤC THƯ VIỆN TỈNH NAM ĐỊNH chỉnh lý, chế bảnTÂN BIÊN NAM ĐỊNH TỈNH ĐỊA DƯ CHÍ LƯỢC LỜI NÓI ĐẦU Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Đệ tam giáp đồngTiến sĩ xuất thân khoa Canh Thân (1880) Khiếu Năng Tĩnh quê xã ChânMỹ (nay là thôn Trực Mỹ, xã Yên Cường), huyện Ý Yên, Nam Định làmột cuốn sách có nhiều tư liệu quý. Sau khi đỗ Đại khoa, Khiếu Năng Tĩnh được bổ làm Đốc học NamĐịnh, rồi Đốc học Hà Nội, sau thăng Quốc Tử giám Tế tửu. Lúc về trí sĩtại quê, ông mở trường dạy chữ cho người nghèo. Khiếu Năng Tĩnh là một nhà Nho uyên thâm đã có công phát hiệnnhân tài cho đất nước. Chính ông đã dâng sớ trình vua Thành Thái huỷ án“Hoài hiệp văn tự” cho Phan Bội Châu, sau đó lại lấy Phan Bội Châu đỗđầu thi hương. Nhà Nho Khiếu Năng Tĩnh còn để lại nhiều tác phẩm. Do thời cuộc,mà phần lớn những trước tác của ông chưa được in khắc như Cố hươngvịnh tập, Cổ thụ cách vịnh, Hoài lai thi tập, Đại An bản mạt khảo, Đại Anhuyện chí, Hà Nội tỉnh chí, Quốc đô cổ kim chí… Với Nam Định, Tânbiên Nam Định tỉnh địa dư chí lược là một tài liệu vô giá trong kho tàngvăn hoá của tỉnh nhà. Thư viện tỉnh giới thiệu với bạn đọc Tân biên nam Định tỉnh địa dưchí lược do nhà nghiên cứu Hán - Nôm Dương Văn Vượng dịch nhằmphục vụ rộng rãi nhu cầu nghiên cứu và học tập của đông đảo bạn đọc.Trong quyển sách này, những chú thích trong hai dấu ( ) là của tác giảKhiếu Năng Tĩnh, còn trong hai dấu [ ] là do Thư viện tỉnh chú giải trongkhi sưu tầm, chỉnh lý. Chúng tôi đã cố gắng, nhưng không tránh được hếtnhững sơ xuất, rất mong được sự chỉ giáo và lượng thứ. Trần trọng giớithiệu. PHÒNG ĐỊA CHÍ – THƯ MỤC THƯ VIỆN TỈNH NAM ĐỊNH. 2 Tập thượng TỰA Về địa dư nước Nam ta thì thời Lê chép rõ hơn. Quãng năm Thiệu BìnhNguyễn Trãi viết 13 đạo. Sơn Nam là 1 trong 4 kinh trấn và là lộ đầu của xứ Nam. Đến triềuta niên hiệu Gia Long soạn Nhất thống địa dư chí, nói về Sơn Nam cũng khá tường tất, sovới Hiến chương loại chí của họ Phan thì tương tự. Tôi là chức nhiệm Học thần nên căn cứvào các vựng tuyển cộng với sự đi các nơi tham cứu viết thành tập, chia ra các môn loại đểdễ xem xét. Tất nhiên, sai sót không tránh được, nhưng dù sao cũng có ích cho sự học vấn,cho sự cai trị mà ông Khiếu đã có công soạn thảo trước đây. Vậy viết đôi lời phụ ở đầu sách. Ngày 11 tháng 9 niên hiệu Duy Tân năm thứ 9 (1915). Đốc học Nam Định Ngô Giáp Đậu viết lời tựa và bổ sung. (Ngô Giáp Đậu hiệuTam Thanh, người Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông. Năm Thành Thái thứ3(1891) đỗ Cử nhân, làm quan đến Đốc học). (1) Sách này do Tiến sĩ Tam giáp Khiếu Năng Tĩnh biên soạn ( Ông người xã Chân Mỹ,huyện Đại An, đỗ Tiến sĩ năm Tự Đức thứ 32 (1879), làm quan Quốc Tử giám Tế tửu ). Hộ bộ Thượng thư Phạm Văn Thụ viết và sửa lại (Người ở Bạch Sam, Mĩ Hào, HưngYên ) ………………………… (1) Sách này do Khiếu Tam Đồng, con thứ 3 của Khiếu Năng Tĩnh chép. Ông chính tên làLữ, đỗ Cử nhân, làm quan Tri phủ. Theo ông Khiếu Văn Xu, người coi từ đường họ Khiếu thì tậpnày có sự tham gia của ông Cử ứng, con thứ 4 của Khiếu Năng Tĩnh. DIÊN CÁCH Thời Hùng Vương, nước Nam chia làm 15 bộ ( Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn,Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Hoài Hoan,Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Quế Lâm, Tượng Quận ) thì đất Nam Định thuộcbộ Giao Chỉ, thời Trần đặt lộ Thiên Trường. Thời Trần có : Đại La thành, Bắc Giang, Nam Sách giang, Khoái, Hồng, NhưNguyệt giang, Qui Hoá giang, Lạng Châu, Đại Hoàng, phủ lộ Thanh Hoá, phủ lộDiễn Châu, phủ lộ Nghệ An, phủ lộ Bố chính (theo sách An Nam chí lược). ThiênTrường, Long Hưng, An Khang, An Tiêm, Bắc Giang, Tam Giang, Quốc Oai, TamĐái, Lạng Giang, Sơn Nam, Khoái, Hồng, Diễn, Trường Yên, Đà Giang (theo sáchViệt sử lược). Thời Lê Hồng Đức đổi làm Thừa tuyên Sơn Nam, đến cuối thời Lê năm CảnhHưng 2 (1741) gọi là Sơn Nam Hạ lộ, thời Tây Sơn đổi làm trấn, sang đến triều tavẫn thế. Trấn gồm 5 phủ, 19 huyện : 3 Phủ Thiên Trường có 4 huyện : Giao Thuỷ, Thượng Nguyên, Nam Trực, MỹLộc. Phủ Nghĩa Hưng có 4 huyện : Đại An, Phong Doanh, Ý Yên, Vụ Bản. Phủ Kiến Xương có 3 huyện : Chân Định, Vũ Tiên, Thư Trì. Phủ Thái Bình có 4 huyện : Đông Quan, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Thụy Anh. Phủ Tiên Hưng có 4 huyện : Thần Khê, Diên Hà, Hưng Nhân, Thanh Quan. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) đổi làm trấn Nam Định, quản thêm hạt HưngYên. Năm thứ 9 (1828) quan Dinh điền Nguyễn Công Trứ xin lập thêm huyện TiềnHải thuộc phủ Kiến Xương. Năm thứ 13 (1832) đổi trấn làm tỉnh, lấy 3 huyện củaphủ Tiên Hưng là Thần Khê, Diên Hà, Hưng Nhân lệ vào hạt Hưng Yên, Thanh Quanthì lệ vào phủ Kiến Xương. Năm thứ 14 (1833) lấy 6 tổng từ sông Phù Kim về phíanam của huyện Nam Trực đặt huyện Chân Ninh thuộc phủ Thiên Trường. Tự Đứcnăm thứ 4(1851) lấy 2 huyện Phong Doanh, Ý Yên đổi lệ vào hạt Ninh Bình. Nămthứ 31 (1878) hợp Phong Doanh, Ý Yên vào làm huyện Ý Yên. Năm thứ 32 (1879)lấy Nam Trực thuộc phủ Nghĩa Hưng. Đồng Khánh năm thứ 2(1887) lại lấy lại tênhuyện Phong Doanh, Ý Yên cho lệ vào phủ Nghĩa Hưng. Năm thứ 3 (1888) lấy tổngTân Khai, nửa tổng Kiên Lao của huyện Giao Thuỷ và tổng Quần Phương, Ninh Nhấtcủa huyện Trực Ninh đặt làm huyện Hải Hậu. Thành Thái năm thứ 2 (1890) lấy 7huyện của 2 phủ Kiến Xương, Thái Bình và 2 huyện của phủ Tiên Hưng đặt thànhtỉnh Thái Bình (1) [Có bản chép Thành Thái thứ 6 (1894)]. (Vũ Tiên, Thư Trì, TiềnHải của phủ Kiến Xương ; Đông Quan, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Thụy Anh của phủThái Bình ; Hưng Nhân, Diên Hà c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: