Địa giới hành chính và cư dân làng Vị Hoàng (Nam Định) thế kỉ XIX qua các nguồn tư liệu
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 138.98 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trên cơ sở khai thác triệt để nguồn tư liệu Hán Nôm lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Bảo tàng tỉnh Nam Định, tư liệu hồi cố, tư liệu thu thập trong quá trình điền dã, bài viết tập trung vào vấn đề địa giới hành chính và cư dân làng Vị Hoàng ở thế kỉ XIX
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Địa giới hành chính và cư dân làng Vị Hoàng (Nam Định) thế kỉ XIX qua các nguồn tư liệu JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 9-17 ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ CƯ DÂN LÀNG VỊ HOÀNG (NAM ĐỊNH) THẾ KỈ XIX QUA CÁC NGUỒN TƯ LIỆU Trần Thị Thái Hà Trường Đại học Sư phạm Hà Nội1. Mở đầu Đã từ lâu, làng Việt cổ trở thành đối tượng nghiên cứu không chỉ của lịch sửmà còn của nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn trong cuộc hành trình đi tìm lờigiải đáp cho sức sống trường tồn của dân tộc Việt, cho bản sắc văn hoá dân tộc vànhững truyền thống tốt đẹp được xây đắp, gìn giữ từ thế hệ này qua thế hệ khác. Vị Hoàng của Nam Định là một làng có lịch sử lâu đời. Được hình thành vàtồn tại vào khoảng thế kỉ XIII và cho đến giữa thế kỉ XX, làng Vị Hoàng đã hoàntoàn hoà nhập vào thành phố Nam Định; con sông Vị Hoàng chảy qua làng cũng bịbồi nông, rồi lấp hẳn không để lại dấu vết. Cho đến ngày nay, rất ít ai, kể cả nhữngngười sinh ra và lớn lên trên quê hương Nam Định biết được rằng bên dòng sôngnày từ thời Trần đã từng có quân doanh Vị Hoàng, kho lương Vị Hoàng và rồi cảmột đô thị Vị Hoàng sầm uất ở thế kỉ XVII – XVIII, cùng thời với Phố Hiến, HộiAn, Thăng Long - Kẻ Chợ. Cái tên Vị Hoàng bây giờ chỉ còn được dùng để đặt têncho một phường, một khách sạn, một câu lạc bộ thơ. . . Bởi vậy, việc tìm hiểu vàphục dựng lại những nét đặc trưng của làng Vị Hoàng trên các mặt như xác địnhrõ phạm vi địa vực, dân cư, đời sống vật chất và sinh hoạt văn hoá. . . là để hiểu rõhơn, sâu sắc hơn các yếu tố nội sinh và ngoại sinh đã làm nên một đô thị Vị Hoàng,rồi thành Nam – Nam Định trong lịch sử; từ đó nhận diện chính xác và đầy đủ lịchsử đất nước. Cơ sở để tiến hành công tác khảo sát nghiên cứu này xuất phát từ thựctế, đó là toàn bộ khu vực phố cổ của thành phố Nam Định đều nằm trên đất trướckia thuộc về làng Vị Hoàng. Trên cơ sở khai thác triệt để nguồn tư liệu Hán Nôm lưu trữ tại Trung tâmlưu trữ Quốc gia I, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Bảo tàng tỉnh Nam Định, tư liệu hồicố, tư liệu thu thập trong quá trình điền dã, bài viết tập trung vào vấn đề địa giớihành chính và cư dân làng Vị Hoàng ở thế kỉ XIX. 9 Trần Thị Thái Hà2. Nội dung nghiên cứu2.1. Địa giới hành chính Nằm ở phía Nam của đồng bằng sông Hồng, vào đầu thế kỉ XIX, Vị Hoàng làmột trong 8 xã của tổng Đông Triền (sau đổi thành Đông Mặc), huyện Mĩ Lộc, phủXuân Trường, trấn Sơn Nam Hạ [1;60]. Trên văn bản hành chính, Vị Hoàng là mộtxã, nhưng trong cuộc sống hằng ngày, người dân nơi đây vẫn quen gọi là làng VịHoàng. Vị Hoàng là tên làng nhưng đồng thời cũng là tên gọi của một con sông đào– sông Vị Hoàng. Tương truyền, con sông này được đào vào thời Trần, vì chảy quađất của làng Vị Hoàng nên dân gian đã lấy tên làng đặt luôn cho sông. Sự ra đờicủa con sông Vị Hoàng thế kỉ XIII - XIV có lẽ nằm trong chiến lược của nhà Trầnnhằm tăng tính cơ động của lực lượng thủy binh và sự phối hợp chiến đấu giữa cácđội quân thuỷ bộ. Không chỉ đơn thuần phục vụ cho công cuộc kháng chiến chốngquân Mông Nguyên, dòng sông Vị đã góp phần vào việc mở rộng giao thông, và hơnthế còn mở ra cho vùng đất này các tiền đề để trở thành trung tâm kinh tế của toànvùng. Sự xuất hiện của con sông Vị đánh dấu một bước ngoặt cho làng Vị Hoàngvà cho thành phố Nam Định sau này. Cùng với núi Gôi (còn gọi là Côi Sơn), sôngVị Hoàng đã tạo nên biểu tượng sơn thuỷ hữu tình “Non Côi - sông Vị” của NamĐịnh. Về thời điểm thành lập của làng Vị Hoàng thật khó có căn cứ để xác địnhmột cách chính xác. Theo các cụ cao niên am hiểu lịch sử ở Nam Định thì làng VịHoàng có lẽ đã được hình thành từ trước khi nhà Trần xây dựng hành cung TứcMặc (sau gọi là hành cung Thiên Trường). Làng Vị Hoàng rộng lớn nằm bên bờsông Nhị, tiếp giáp với khu trung tâm hành cung. Theo tư liệu địa bạ được lập vào năm Gia Long 4 (1805) và lập lại năm MinhMạng 11 (1832) [2] thì địa giới của làng Vị Hoàng được xác định như sau: Phía Đông giáp xã Phụ Long, lấy sông và khu vực dân cư làm giới, qua sôngthì lấy ngòi nhỏ làm giới. Phía Tây giáp xã Năng Lự, lại một đoạn giáp sông lấy đoạn đường mới mởlàm giới. Lại giáp xã Đông Mặc lấy bờ ruộng làm giới; giáp xã Vụ Bản lấy đườngnhỏ làm giới. Phía Nam, qua sông giáp xã Vạn Diệp lấy bờ ruộng làm giới, lại giáp xã LươngXá lấy ngòi nhỏ làm giới. Lại giáp thôn Nhị xã Bách Cốc lấy khe nước nhỏ làm giới. Phía Bắc giáp xã Đông Mặc lấy bãi tha ma bản xã làm giới. Một đoạn lấy bờsông của xã làm giới, lại giáp xã Phù Hoa lấy bờ ruộng làm giới, lại giáp sông lấysông làm giới. Như vậy, Vị Hoàng giáp với Đông Mặc ở phía Bắc; giáp với Vạn Diệp và LươngXá, Bách Cốc ở phía Nam; giáp với Năng Lự ở phía Tây và giáp với Phụ Long ởphía Đông. Làng Vị Hoàng gồm ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Địa giới hành chính và cư dân làng Vị Hoàng (Nam Định) thế kỉ XIX qua các nguồn tư liệu JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 9-17 ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ CƯ DÂN LÀNG VỊ HOÀNG (NAM ĐỊNH) THẾ KỈ XIX QUA CÁC NGUỒN TƯ LIỆU Trần Thị Thái Hà Trường Đại học Sư phạm Hà Nội1. Mở đầu Đã từ lâu, làng Việt cổ trở thành đối tượng nghiên cứu không chỉ của lịch sửmà còn của nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn trong cuộc hành trình đi tìm lờigiải đáp cho sức sống trường tồn của dân tộc Việt, cho bản sắc văn hoá dân tộc vànhững truyền thống tốt đẹp được xây đắp, gìn giữ từ thế hệ này qua thế hệ khác. Vị Hoàng của Nam Định là một làng có lịch sử lâu đời. Được hình thành vàtồn tại vào khoảng thế kỉ XIII và cho đến giữa thế kỉ XX, làng Vị Hoàng đã hoàntoàn hoà nhập vào thành phố Nam Định; con sông Vị Hoàng chảy qua làng cũng bịbồi nông, rồi lấp hẳn không để lại dấu vết. Cho đến ngày nay, rất ít ai, kể cả nhữngngười sinh ra và lớn lên trên quê hương Nam Định biết được rằng bên dòng sôngnày từ thời Trần đã từng có quân doanh Vị Hoàng, kho lương Vị Hoàng và rồi cảmột đô thị Vị Hoàng sầm uất ở thế kỉ XVII – XVIII, cùng thời với Phố Hiến, HộiAn, Thăng Long - Kẻ Chợ. Cái tên Vị Hoàng bây giờ chỉ còn được dùng để đặt têncho một phường, một khách sạn, một câu lạc bộ thơ. . . Bởi vậy, việc tìm hiểu vàphục dựng lại những nét đặc trưng của làng Vị Hoàng trên các mặt như xác địnhrõ phạm vi địa vực, dân cư, đời sống vật chất và sinh hoạt văn hoá. . . là để hiểu rõhơn, sâu sắc hơn các yếu tố nội sinh và ngoại sinh đã làm nên một đô thị Vị Hoàng,rồi thành Nam – Nam Định trong lịch sử; từ đó nhận diện chính xác và đầy đủ lịchsử đất nước. Cơ sở để tiến hành công tác khảo sát nghiên cứu này xuất phát từ thựctế, đó là toàn bộ khu vực phố cổ của thành phố Nam Định đều nằm trên đất trướckia thuộc về làng Vị Hoàng. Trên cơ sở khai thác triệt để nguồn tư liệu Hán Nôm lưu trữ tại Trung tâmlưu trữ Quốc gia I, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Bảo tàng tỉnh Nam Định, tư liệu hồicố, tư liệu thu thập trong quá trình điền dã, bài viết tập trung vào vấn đề địa giớihành chính và cư dân làng Vị Hoàng ở thế kỉ XIX. 9 Trần Thị Thái Hà2. Nội dung nghiên cứu2.1. Địa giới hành chính Nằm ở phía Nam của đồng bằng sông Hồng, vào đầu thế kỉ XIX, Vị Hoàng làmột trong 8 xã của tổng Đông Triền (sau đổi thành Đông Mặc), huyện Mĩ Lộc, phủXuân Trường, trấn Sơn Nam Hạ [1;60]. Trên văn bản hành chính, Vị Hoàng là mộtxã, nhưng trong cuộc sống hằng ngày, người dân nơi đây vẫn quen gọi là làng VịHoàng. Vị Hoàng là tên làng nhưng đồng thời cũng là tên gọi của một con sông đào– sông Vị Hoàng. Tương truyền, con sông này được đào vào thời Trần, vì chảy quađất của làng Vị Hoàng nên dân gian đã lấy tên làng đặt luôn cho sông. Sự ra đờicủa con sông Vị Hoàng thế kỉ XIII - XIV có lẽ nằm trong chiến lược của nhà Trầnnhằm tăng tính cơ động của lực lượng thủy binh và sự phối hợp chiến đấu giữa cácđội quân thuỷ bộ. Không chỉ đơn thuần phục vụ cho công cuộc kháng chiến chốngquân Mông Nguyên, dòng sông Vị đã góp phần vào việc mở rộng giao thông, và hơnthế còn mở ra cho vùng đất này các tiền đề để trở thành trung tâm kinh tế của toànvùng. Sự xuất hiện của con sông Vị đánh dấu một bước ngoặt cho làng Vị Hoàngvà cho thành phố Nam Định sau này. Cùng với núi Gôi (còn gọi là Côi Sơn), sôngVị Hoàng đã tạo nên biểu tượng sơn thuỷ hữu tình “Non Côi - sông Vị” của NamĐịnh. Về thời điểm thành lập của làng Vị Hoàng thật khó có căn cứ để xác địnhmột cách chính xác. Theo các cụ cao niên am hiểu lịch sử ở Nam Định thì làng VịHoàng có lẽ đã được hình thành từ trước khi nhà Trần xây dựng hành cung TứcMặc (sau gọi là hành cung Thiên Trường). Làng Vị Hoàng rộng lớn nằm bên bờsông Nhị, tiếp giáp với khu trung tâm hành cung. Theo tư liệu địa bạ được lập vào năm Gia Long 4 (1805) và lập lại năm MinhMạng 11 (1832) [2] thì địa giới của làng Vị Hoàng được xác định như sau: Phía Đông giáp xã Phụ Long, lấy sông và khu vực dân cư làm giới, qua sôngthì lấy ngòi nhỏ làm giới. Phía Tây giáp xã Năng Lự, lại một đoạn giáp sông lấy đoạn đường mới mởlàm giới. Lại giáp xã Đông Mặc lấy bờ ruộng làm giới; giáp xã Vụ Bản lấy đườngnhỏ làm giới. Phía Nam, qua sông giáp xã Vạn Diệp lấy bờ ruộng làm giới, lại giáp xã LươngXá lấy ngòi nhỏ làm giới. Lại giáp thôn Nhị xã Bách Cốc lấy khe nước nhỏ làm giới. Phía Bắc giáp xã Đông Mặc lấy bãi tha ma bản xã làm giới. Một đoạn lấy bờsông của xã làm giới, lại giáp xã Phù Hoa lấy bờ ruộng làm giới, lại giáp sông lấysông làm giới. Như vậy, Vị Hoàng giáp với Đông Mặc ở phía Bắc; giáp với Vạn Diệp và LươngXá, Bách Cốc ở phía Nam; giáp với Năng Lự ở phía Tây và giáp với Phụ Long ởphía Đông. Làng Vị Hoàng gồm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Địa giới hành chính Làng Vị Hoàng Tư liệu Hán Nôm Làng Việt cổ Bản sắc văn hoá dân tộcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Xu hướng khai thác giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật tạo hình dân gian vào thiết kế trang phục hiện đại
5 trang 125 1 0 -
Tìm hiểu về Trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam: Phần 1
123 trang 88 0 0 -
Lịch sử vẻ vang và những truyền thống quý báu của Quân đội nhân dân Việt Nam
4 trang 57 0 0 -
Bài giảng Trắc địa địa chính - Chương 2: Địa giới hành chính và phân loại sử dụng đất
5 trang 45 0 0 -
Quy hoạch đô thị và địa giới hành chính Hà Nội giai đoạn 1873-1954
146 trang 41 0 0 -
Phạm vi sử dụng của từ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam
4 trang 40 0 0 -
Nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc: Phần 1
85 trang 40 0 0 -
Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
15 trang 39 0 0 -
Sân khấu truyền thống trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
7 trang 37 0 0 -
Năm linh vật trong văn hóa Trung Hoa
5 trang 33 0 0