Khái niệm, đặc điểm tổ chức tín dụng: Tổ chức tín dụng (TCTD) là một doanh nghiệp được thành lập theo Luật Các Tổ chức tín dụng và các qui định khác của pháp luật để thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.[1]
Như vậy, định nghĩa về tổ chức tín dụng bao gồm các dấu hiệu đặc trưng:
+ Thứ nhất, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG – PHẦN 1
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG –
PHẦN 1
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm tổ chức tín dụng:
Tổ chức tín dụng (TCTD) là một doanh nghiệp được thành lập theo Luật Các Tổ
chức tín dụng và các qui định khác của pháp luật để thực hiện hoạt động kinh
doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên nhận tiền gửi, sử
dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.[1]
Như vậy, định nghĩa về tổ chức tín dụng bao gồm các dấu hiệu đặc tr ưng:
+ Thứ nhất, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
Luật Các Tổ chức tín dụng và những quy định khác của pháp luật.
+ Thứ hai, nội dung hoạt động của doanh nghiệp là kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ
ngân hàng mà cụ thể là thực hiện hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn, cấp tín
dụng và thực hiện hoạt động thanh toán
Căn cứ vào định nghĩa, những đặc điểm cơ bản của một tổ chức tín dụng bao gồm:
-Tổ chức tín dụng là một doanh nghiệp: Tổ chức tín dụng hội đủ các điều kiện của
một doanh nghiệp (có tài sản, tên riêng, trụ sở giao dịch, đăng ký kinh doanh...)
-Tổ chức tín dụng là một pháp nhân: Tổ chức tín dụng hội đủ các dấu hiệu của
một pháp nhân theo qui định tại điều 94 Bộ luật Dân sự Việt Nam nh ư: được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập; có cơ cấu chặc chẽ; có tài
sản độc lập; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập).
Ngoài ra, nếu căn cứ Điều 12 Luật Các Tổ chức tín dụng, các tổ chức tín dụng chỉ
được thành lập và hoạt động dưới các hình thức pháp lý: Tổ chức tín dụng cổ
phần, Tổ chức tín dụng nhà nước, Tổ chức tín dụng hợp tác, Tổ chức tín dụng có
vốn đầu tư nước ngoài. Theoluật doanh nghiệp các loại hình trên đều có tư cách
pháp nhân, do vậy, có thể khẳng định Tổ chức tín dụng là một pháp nhân.
-Đây là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, vừa phải được thành lập và hoạt động
tuân theo Luật các Tổ chức tín dụng, mặt khác, tùy thuộc vào các loại hình Tổ
chức tín dụng khác nhau mà Tổ chức tín dụng còn phải tuân theo những quy định
pháp luật khác có liên quan như Luật doanh nghiệp, Luật Hợp tác x ã, Luật Đầu
tư…Nhìn chung, qui phạm pháp luật về các tổ chức tín dụng có thể tạm chia làm
hai nhóm: nhóm pháp luật chuyên ngành và pháp luật chung.
- Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ và cung ứng các dịch vụ
ngân hàng. Có thể khẳng định, đối tượng kinh doanh trực tiếp của các Tổ chức tín
dụng chính là tiền tệ. Bởi vì, hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu, thường xuyên
và mang tính chất nghề nghiệp, mang lại thu nhập chính cho tổ chức tín dụng l à
hoạt động ngân hàng. Các tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh chủ yếu theo
phương thức nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cho vay lại, cung cấp
các dịch vụ thanh toán. Điều này được pháp luật ngân hàng quy định rõ: “hoạt
động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội
dung thường xuyên nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng
các dịch vụ thanh toán”.[2] Đây là dấu hiệu cơ bản để phân biệt doanh nghiệp là
TCTD với các loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực.
- Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam : Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qui định: “Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân
hàng…”[3]. Đồng thời, luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn nêu rõ một trong
những nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cấp, thu hồi
giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp do Thủ
tướng chính phủ quyết định[4]. Ngoài ra, pháp luật ngân hàng cũng ghi nhận việc
cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng các tổ chức khác cũng thuộc thẩm
quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Điều 14 Luật các tổ chức tín dụng qui
định: “Mọi tổ chức có đủ điều kiện qui định theo Luật các tổ chức tín dụng và các
qui định khác của pháp luật, được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép
hoạt động thì được thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động ngân hàng tại VN.
1.2. Các loại hình tổ chức tín dụng
a) Căn cứ vào phạm vi được thực hiện các hoạt động ngân hàng, các tổ chức tín
dụng đựơc phân biệt thành Tổ chức tín dụng là ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi
ngân hàng:
- Tổ chức tín dụng là ngân hàng:
Được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo khoản 7 điều 20 Luật các
Tổ chức tín dụng.
Được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác có liên quan đến hoạt động nhận
tiền gửi, sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán (phát
hành trái phiếu, thực hiện các nghiệp vụ tài chính như tham gia mua cổ phiếu của
các công ty hoặc thành lập các công ty cổ phần…).
Căn cứ vào tính chất và mục tiêu hoạt động, tổ chức tín dụng là ngân hàng bao
gồm những loại hình ngân hàng như sau:
* Ngân hàng thương mại:
Chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là về tín dụng, tiết
kiệm, và các dịch vụ thanh toán, cụ thể là: cất, giữ, mua bán, chuyển nhượng,
quản lý các chứng khoán và giấy tờ có giá, cho thuê động sản và bất động sản,
thực hiện các nghiệp vụ về vàng, kim khí quý… lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu,
hàng đầu của các ngân hàng thương mại.
* Ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển:
Chuyên thực hiện các nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn.
Nguồn vốn để cấp tín dụng của ngân hàng là vốn tự có, các quỹ dự trữ, các khoản
tiền gửi dài hạn, vốn huy động bằng việc phát hành giấy tờ có giá, hoặc d ưới hình
thức nhận các nguồn tài trợ, cho vay của các tổ chức tài chính quốc tế, hay từ
Chính phủ, ngân hàng chủ yếu tập trung nguồn vốn để cấp tín dụng cho các dự án
kinh tế trọng điểm và dài hạn.
Ngoài việc thực hiện các hoạt động ngân h àng, ngân hàng đầu tư còn có thể thực
hiện những nghiệp vụ tài chính, dịch vụ có liên quan đến đầu tư như tham gia mua
cổ p ...