Danh mục

Đích Tôn

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 138.42 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hai sáu Tết tôi về quê ngoại thắp hương cho các cụ. Lúc tôi chuẩn bị ra Mả Mộc - bãi tha ma của làng, mẹ tôi tần ngần một lát trước bàn thờ, rồi rút thêm mấy nắm nhang, dúi vào túi xách của tôi, giọng bà chùng xuống: - Con nhớ qua bên mộ thằng Phúc... Tôi ngạc nhiên nhìn mẹ. Chỉ mới hơn một năm trước, mỗi khi có ai nhắc đến tên Phúc với bà, bà sẽ quày quả lắc đầu: “Không, không! Tôi không liên quan gì đến nó. Nó họ hàng máu mủ gì...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đích Tônvietmessenger.com Nguyễn Thị Việt Nga Đích TônHai sáu Tết tôi về quê ngoại thắp hương cho các cụ. Lúc tôi chuẩn bị ra Mả Mộc - bãi tha macủa làng, mẹ tôi tần ngần một lát trước bàn thờ, rồi rút thêm mấy nắm nhang, dúi vào túixách của tôi, giọng bà chùng xuống:- Con nhớ qua bên mộ thằng Phúc...Tôi ngạc nhiên nhìn mẹ. Chỉ mới hơn một năm trước, mỗi khi có ai nhắc đến tên Phúc vớibà, bà sẽ quày quả lắc đầu: “Không, không! Tôi không liên quan gì đến nó. Nó họ hàng máumủ gì với tôi mà...”. Cũng chính bà từng gọi bốn chị em chúng tôi lại, gay gắt: “Mai sau taocó chết đi, cũng cấm cửa cái quân trắng mắt ấy đến nhà”. “Quân mắt trắng” ở đây cũngchính là Phúc... Như đọc được thoáng băn khoăn trong mắt tôi, mẹ bảo:- Con ạ, các cụ dạy “nghĩa tử là nghĩa tận”. Người chết rồi thì không còn có tội. Mình ngoảnhmặt đi, vong linh nó cũng tủi cũng hờn. Mà ông bà với hai bác dưới ấy cũng chẳng ngậmcười...Hiểu mẹ, tôi lặng lẽ đi, không hỏi gì thêm. Dường như bà sống nặng về phần âm. Mồ mảcác cụ, ông bà tôi và các bác, bà lo chu đáo lắm. Căn nhà của mẹ còn cũ kỹ, nhưng ngôi mộnào trong họ cũng được mẹ lo xây dựng khang trang. Mẹ vẫn bảo “trần sao âm vậy”. Cáichức con dâu trưởng khoác lên mẹ trăm nghìn nghĩa vụ. Người bà ngày một quắt đi, nhưnggương mặt lúc nào cũng tươi tắn như đang cười, như thể cả cuộc đời, bà gặp toàn maymắn, ngọt bùi...Chưa đi đến cổng làng, tôi đã thấy thằng Hiển con anh cả chạy theo, vừa thở hổn hển, vừagọi ầm ĩ. Đến nơi nó nói hụt hơi: “Bà sai... bà sai... cháu... cháu... dẫn cô đi”. Tôi phì cười:“Năm nào tao chả về hương khói cho các cụ mà bà còn lo lạc đường, nhầm mộ”. Thằng bécười toét, khoe hàm răng sún đến hai phần ba: “Cô ạ, bãi Mả Mộc bây giờ nhiều mộ mớilắm”. Tôi thảng thốt: “Sao lại thế”. Nó hồn nhiên: “Thì lắm người chết mà. Vừa hôm nọ ôngVăn sứt môi xóm trước cũng chết đấy...”. Bước chân trở nên trĩu nặng hơn, tôi chợt cảmthấy lòng mình nhoi nhói. Cứ mỗi lần về quê lại thấy làng vắng đi mấy người, dĩ nhiên đaphần là các cụ già. Toàn những người quen thuộc cả, bởi làng chỉ bé tẻo teo. Lớp trẻ lớn lênlại là những đứa mình chẳng thuộc mặt, biết tên. Có phải vì thế mà quê hương lại dần trởnên xa lạ? Thằng Hiển nắm tay tôi lắc lắc, hỏi một câu lạnh người: “Cô ơi, cứ chết dần nhưthế, thì đến lúc hết cả người cô nhỉ?”. Tôi rút tay, cốc nhẹ lên đầu nó: “Chỉ bậy bạ! Ngườinày mất đi thì người khác được sinh ra chứ. Mà không nói chuyện linh tinh nữa. Dạo này côgiáo còn kêu cháu làm toán chậm nữa hay không?”. Thằng bé rụt cổ cười hì hì nhưng chưachịu rứt khỏi câu chuyện sống - chết: “Cứ người này chết đi, người khác sinh ra làm gì hả cô.Cứ giữ nguyên như cũ có phải hay không. Để không ai phải chết ấy mà”. Chẳng hiểu saomỗi lời nói của thằng cháu tám tuổi đều làm tôi thấy gai gai người. Ma xui quỷ khiến thế nàotết nhất đến nơi rồi, nó lại lẵng nhẵng hỏi chuyện chết chóc, đành lấy “chức vụ” làm cô mànạt nộ: “Cô đã bảo không hỏi linh tinh nữa cơ mà. Học thì lười, chỉ được cái hay vặn vẹo”.Thằng bé thôi không hỏi nữa. Đến bãi Mả Mộc, nó ton tót đi trước có vẻ thông thạo lắm, vừađi vừa liến thoắng: “Mộ cụ nội phía đằng này, còn cụ ngoại mãi tít bên kia cơ. Cô phải xắnquần lên, tí nữa phải lội qua mương nữa. À, bà dặn cháu phải đưa cô sang mộ bác Phúc.Hôm đám ma bác ấy cô không về...”. Lại quay về chuyện đưa ma, chuyện chết, tôi phải gạtđi ngay: “Mày xách hộ cô túi hoa quả này. Cẩn thận kẻo rơi đấy”. Thắp hương hết cho cáccụ, các ông bà nội ngoại, tôi theo thằng Hiển ra mộ anh Phúc. Một nấm đất sơ sài, cỏ vẫnchưa kịp phủ kín những vầng đất mới. Ai đó trồng lên mộ cây hoa cúc. Mùa này mà nó cũngra được hai bông hoa còi cọc, hoe vàng. Tấm bia tạm hơi nghiêng: 1968 - 2000. Ba mươihai tuổi, đúng là quá ngắn ngủi. Có lẽ đến năm sáu năm nay rồi, tôi và Phúc chưa hề giápmặt. Mọi thông tin về anh, tôi hoàn toàn nghe qua mẹ, qua họ hàng, người làng. Mẹ tôi đãtuyên bố cấm cửa, từ mặt anh từ dạo xảy ra vụ việc chị Phương bỏ nhà, sang Trung Quốckiếm ăn, rồi bị lừa bán cho một lão già dân tộc tuổi đã quá 60...Phúc là anh con bác ruột tôi. Bà ngoại tôi sinh ra được sáu người con, ba trai, ba gái. Mẹ tôilà út, còn bác Vận bố anh Phúc là con cả. Chiến tranh chống Mỹ, cả ba anh em trai đều lênđường nhập ngũ. Được đúng hai năm bảy tháng thì có giấy báo tử về làng. Mới đầu là bácSố hy sinh, chưa đầy trăm ngày sau, tin bác Sanh vĩnh viễn nằm lại Khe Sanh lại bay về. Bàngoại phát điên phát dại, ốm hàng tháng trời, đầu rụng trụi cả tóc. Ông ngoại nén đau, bảobà: “Cả làng, cả xã này còn khối người có con hy sinh. Ông Nhẽ có mỗi mống con trai chưakịp vợ con gì, đi bộ đội cũng không về nữa. Bà Lựu thì bốn thằng đi, bốn giấy báo tử về.Đánh giặc, cả nước đau thương chứ riêng gì nhà mình. Bà im đi không lại làm hoang mangđến nhà khác. Ai mà chẳng có con đi bộ đội, bà khóc thế quá bằng xát muối vào lòng ngườita”. Bà nghe ra, thôi không khóc to, nhưng đêm nào ...

Tài liệu được xem nhiều: