Điểm tựa tin cậy của người lao động ngày càng lớn mạnh
Số trang: 2
Loại file: pdf
Dung lượng: 116.57 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) trong 2 năm 2007 và 2008 trình Quốc hội, số người tham gia BHXH ngày càng tăng, từ 6,7 triệu người năm 2006, 8,1 triệu người năm 2007 lên 8,7 triệu người năm 2008.
Công tác chi trả các chế độ BHXH được chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời đã đảm bảo ổn định đời sống cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH thường xuyên, công nhân lao động khi ốm đau, thai sản hoặc gặp các rủi ro khác......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điểm tựa tin cậy của người lao động ngày càng lớn mạnh Bảo hiểm xã hội - Điểm tựa tin cậy của người lao động ngày càng lớn mạnh Nguồn: molisa.gov.vn Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) trong 2 năm 2007 và 2008 trình Quốc hội, số người tham gia BHXH ngày càng tăng, từ 6,7 triệu người năm 2006, 8,1 triệu người năm 2007 lên 8,7 triệu người năm 2008. Công tác chi trả các chế độ BHXH được chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời đã đảm bảo ổn định đời sống cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH thường xuyên, công nhân lao động khi ốm đau, thai sản hoặc gặp các rủi ro khác... Năm 2008, hơn 120.000 người (năm 2007 là 106.200 người) được hưởng BHXH hàng tháng, trong đó hưởng lương hưu có gần 98.600 người (năm 2007 là 84.860 người), chiếm 82% tổng số người hưởng BHXH hàng tháng. Số lượng hồ sơ được tiếp nhận và giải quyết BHXH một lần, trợ cấp một lần cũng tăng mạnh, từ 204.000 người năm 2007 lên 382.000 người năm 2008, tăng 87%. Theo báo cáo của Chính phủ, công tác quản lý Nhà nước về BHXH được tăng cường trong sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và trách nhiệm của các Bộ, ngành, tổ chức đoàn thể trong quá trình xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn Luật BHXH. Nhận thức về trách nhiệm và tính tuân thủ pháp luật về BHXH của người lao động và người sử dụng lao động đã có chuyển biến tích cực. Công tác giải quyết chế độ BHXH cho người lao động từng bước được đổi mới trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin; thực hiện cải cách hành chính. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện chế độ, chính sách BHXH xuất hiện một số vướng mắc cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, ban hành văn bản hướng dẫn như việc giám định mức suy giảm khả năng lao động; quy định giữ lại 2% tiền lương, tiền công đóng BHXH của đơn vị để chi trả cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản và thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức BHXH (hầu hết các doanh nghiệp đều không muốn giữ lại); chế độ đối với cán bộ xã thuộc đối tượng tham gia BHXH theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP đã nghỉ việc hoặc chuyển sang làm việc khác nhưng chưa có quy định về tính thời gian đóng BHXH. Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về BHXH mới được chú ý trong một số thành phố lớn và hoạt động này còn lồng ghép với các lĩnh vực khác như thực hiện pháp luật về lao động, việc làm, tiền lương. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật về BHXH, Chính phủ đề xuất một số giải pháp. Cụ thể là: tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHXH theo chương trình, kế hoạch đặt ra. Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền kể cả về hình thức và nội dung. Đẩy mạnh hoạt động thu BHXH trên cơ sở thực hiện một cách có hiệu quả sự phối hợp chặt chẽ các cơ quan quản lý tại từng địa phương, kiện toàn đội ngũ thanh tra chuyên ngành về BHXH từ Trung ương tới địa phương. Đổi mới và hoàn thiện phương thức của hệ thống sự nghiệp cung cấp dịch vụ BHXH theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ và bảo đảm cho sự phát triển bền vững hoạt động cung ứng dịch vụ BHXH trên phạm vi cả nước. Thực hiện các giải pháp tích cực trong hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH. Hồng Phong Theo Website Chinh phu
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điểm tựa tin cậy của người lao động ngày càng lớn mạnh Bảo hiểm xã hội - Điểm tựa tin cậy của người lao động ngày càng lớn mạnh Nguồn: molisa.gov.vn Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) trong 2 năm 2007 và 2008 trình Quốc hội, số người tham gia BHXH ngày càng tăng, từ 6,7 triệu người năm 2006, 8,1 triệu người năm 2007 lên 8,7 triệu người năm 2008. Công tác chi trả các chế độ BHXH được chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời đã đảm bảo ổn định đời sống cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH thường xuyên, công nhân lao động khi ốm đau, thai sản hoặc gặp các rủi ro khác... Năm 2008, hơn 120.000 người (năm 2007 là 106.200 người) được hưởng BHXH hàng tháng, trong đó hưởng lương hưu có gần 98.600 người (năm 2007 là 84.860 người), chiếm 82% tổng số người hưởng BHXH hàng tháng. Số lượng hồ sơ được tiếp nhận và giải quyết BHXH một lần, trợ cấp một lần cũng tăng mạnh, từ 204.000 người năm 2007 lên 382.000 người năm 2008, tăng 87%. Theo báo cáo của Chính phủ, công tác quản lý Nhà nước về BHXH được tăng cường trong sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và trách nhiệm của các Bộ, ngành, tổ chức đoàn thể trong quá trình xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn Luật BHXH. Nhận thức về trách nhiệm và tính tuân thủ pháp luật về BHXH của người lao động và người sử dụng lao động đã có chuyển biến tích cực. Công tác giải quyết chế độ BHXH cho người lao động từng bước được đổi mới trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin; thực hiện cải cách hành chính. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện chế độ, chính sách BHXH xuất hiện một số vướng mắc cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, ban hành văn bản hướng dẫn như việc giám định mức suy giảm khả năng lao động; quy định giữ lại 2% tiền lương, tiền công đóng BHXH của đơn vị để chi trả cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản và thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức BHXH (hầu hết các doanh nghiệp đều không muốn giữ lại); chế độ đối với cán bộ xã thuộc đối tượng tham gia BHXH theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP đã nghỉ việc hoặc chuyển sang làm việc khác nhưng chưa có quy định về tính thời gian đóng BHXH. Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về BHXH mới được chú ý trong một số thành phố lớn và hoạt động này còn lồng ghép với các lĩnh vực khác như thực hiện pháp luật về lao động, việc làm, tiền lương. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật về BHXH, Chính phủ đề xuất một số giải pháp. Cụ thể là: tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHXH theo chương trình, kế hoạch đặt ra. Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền kể cả về hình thức và nội dung. Đẩy mạnh hoạt động thu BHXH trên cơ sở thực hiện một cách có hiệu quả sự phối hợp chặt chẽ các cơ quan quản lý tại từng địa phương, kiện toàn đội ngũ thanh tra chuyên ngành về BHXH từ Trung ương tới địa phương. Đổi mới và hoàn thiện phương thức của hệ thống sự nghiệp cung cấp dịch vụ BHXH theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ và bảo đảm cho sự phát triển bền vững hoạt động cung ứng dịch vụ BHXH trên phạm vi cả nước. Thực hiện các giải pháp tích cực trong hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH. Hồng Phong Theo Website Chinh phu
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính Ngân hành Bảo hiểm Bảo hiểm xã hội Tin cậy Người Lao độngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 223 0 0 -
21 trang 198 0 0
-
18 trang 197 0 0
-
32 trang 185 0 0
-
Tổng quan về bảo hiểm xã hội - phần 1
10 trang 184 0 0 -
Tìm hiểu 150 tình huống pháp luật về bảo hiểm xã hội - bảo hiểm y tế: Phần 1
101 trang 179 0 0 -
6 trang 177 0 0
-
18 trang 156 0 0
-
19 trang 155 0 0
-
Thông tư số 24/2007/TT-BLĐTBXH
14 trang 128 0 0