Danh mục

Diễn biến ô nhiễm bụi, SO2, NO2, CO và tiếng ồn tại đô thị các tỉnh Đông Nam Bộ từ năm 2007 đến nay

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.72 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu bài báo đánh giá diễn biến hàm lượng ô nhiễm khí liên tục từ năm 2007 đến năm 2016 tại đô thị các tỉnh Đông Nam Bộ gồm tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu với thông số chỉ thị là bụi, NO2, SO2, CO và tiếng ồn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Diễn biến ô nhiễm bụi, SO2, NO2, CO và tiếng ồn tại đô thị các tỉnh Đông Nam Bộ từ năm 2007 đến nay Thông tin khoa học công nghệ DIỄN BIẾN Ô NHIỄM BỤI, SO2, NO2, CO VÀ TIẾNG ỒN TẠI ĐÔ THỊ CÁC TỈNH ĐÔNG NAM BỘ TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY Trần Ngọc Lam Tuyền*, Thái Tiến Dũng, Nguyễn Tất Thành Tóm tắt: Trong mười năm qua, Việt Nam tăng trưởng kinh tế mạnh kéo theo sự phát triển các dự án công nghiệp, đô thị gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường, đặc biệt môi trường không khí. Mục tiêu bài báo đánh giá diễn biến hàm lượng ô nhiễm khí liên tục từ năm 2007 đến năm 2016 tại đô thị các tỉnh Đông Nam Bộ gồm tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu với thông số chỉ thị là bụi, NO2, SO2, CO và tiếng ồn. Mẫu khí được thu, phân tích theo quy chuẩn Việt Nam hiện hành và kết quả so sánh với quy chuẩn quy định là QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 1 giờ). Tiếng ồn quan trắc được so sánh với QCVN 26:2010/BTNMT. Kết quả cho thấy ô nhiễm bụi ở mức trung bình đến cao (59-90% số lần đo cao hơn quy chuẩn quy định) với nồng độ bụi quan trắc trung bình tại Bình Dương là 449 µg/m3, Đồng Nai là 422 µg/m3 và Bà Rịa – Vũng tàu là 364 µg/m3. Tiếng ồn trung bình 10 năm tại các điểm dao động từ 70,1 – 76,1 dB. Nồng độ các thông số ô nhiễm khí NO2, SO2, CO đều đạt quy chuẩn quy định. Hàm lượng ô nhiễm các thông số, đặc biệt là bụi và tiếng ồn tại vị trí đường giao thông thường cao hơn so với các vị trí khác trong cùng địa bàn. Từ khóa: Ô nhiễm không khí đô thị, Quan trắc không khí, Ô nhiễm tiếng ồn, Đông Nam Bộ. 1. MỞ ĐẦU Kể từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện qua tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài…Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua mặc dù bị ảnh hưởng do tác động nền kinh tế toàn cầu, khủng hoảng nợ công nhưng vẫn duy trì được chuỗi tăng trưởng kinh tế. Trong 10 năm qua, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,29% với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người Việt Nam dự kiến là 2.445 USD [3]. Sự tăng trưởng kinh tế mạnh kéo theo những phát triển dự án công nghiệp, đô thị, cụ thể là sự mở rộng mạng lưới giao thông, cũng như công trình công nghiệp ngày càng rút ngắn khoảng cách đến các đô thị. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường, đặc biệt là môi trường không khí đô thị. Các chi phí xã hội trả giá cho hậu quả ô nhiễm môi trường đã thể hiện ngày càng rõ nét như: chi phí y tế, chi phí giảm năng suất, chi phí cơ hội... . Từ năm 1996, mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia được thành lập nhằm đánh giá diễn biến chất lượng môi trường tại các tỉnh thành có tăng trưởng kinh tế mạnh trong cả nước. Trong đó, khu vực Đông Nam Bộ do Viện Nhiệt đới môi trường thực hiện thuộc chương trình quan trắc chất lượng môi trường vùng II kéo dài từ đèo Hải Vân đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Các điểm quan trắc môi trường không khí, tiếng ồn được bố trí đại diện cho các điểm môi trường nền, điểm chịu tác động hoạt động giao thông và điểm chịu tác động hoạt động công nghiệp. Bài báo trình bày diễn biến chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn tại tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu mười năm gần đây nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của phát triển kinh tế đến chất lượng môi trường. Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 285 Hóa học & Kỹ thuật môi trường 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC 2.1. Vị trí quan trắc Quan trắc tại 03 tỉnh thành Đông Nam Bộ gồm: Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT). Tại mỗi tỉnh, điểm quan trắc bao gồm điểm môi trường nền (gọi tắt là điểm nền), điểm chịu tác động hoạt động giao thông (gọi tắt là nút giao thông), điểm chịu tác động hoạt động công nghiệp (gọi tắt là điểm tác động khu công nghiệp - KCN) và điểm khu vực đô thị thương mại hoặc dân cư. 2.2. Thông số và tần suất quan trắc Thông số quan trắc gồm các thông số chỉ thị ô nhiễm không khí là bụi, SO2, NO2, CO và tiếng ồn. Số liệu quan trắc từ 2007 đến 2013 là 06 lần/năm tương ứng tháng 2, 4, 6, 8, 10 và 12; từ 2014 đến 2016 tần suất quan trắc là 04 lần/năm, tương ứng với các tháng: 3, 6, 9 và 12. Tại mỗi tỉnh, số lượng mẫu cho mỗi thông số là 204 mẫu. 2.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích Các phương pháp lấy mẫu và phân tích chất lượng không khí theo tiêu chuẩn / quy chuẩn của Việt Nam và quốc tế hiện hành. Bụi được thu trên giấy lọc thủy tinh sau khi lọc một thể tích không khí xác định lấy ở độ cao 1,5 m so với mặt đất. Nồng độ bụi được tính bằng tổng lượng bụi bị giữ trên giấy lọc chia cho thể tích mẫu khí được quy về điều kiện chuẩn, 25oC và áp suất 760 mm Hg, kết quả hàm lượng bụi trong không khí được biểu thị bằng mg/m3 [4]. Khí SO2 trong không khí được hấp thu bằng dung dịch TCM – Na2HgCl4, sau đó thêm dung dịch H2SO4 để phá hủy các i ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: