Giáo trình Bảo vệ môi trường biển (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
Số trang: 60
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.11 MB
Lượt xem: 52
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình Bảo vệ môi trường biển (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) cung cấp cho sinh viên nội dung tổng quan về môi trường; ô nhiễm môi trường không khí và các biện pháp kiểm soát; ô nhiễm nhiệt, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm mùi; ô nhiễm môi trường nước và các biện pháp kiểm soát; các quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường biển;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Bảo vệ môi trường biển (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hàng hải II CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo quyết định số:29/QĐ-CĐHH II ngày 13 tháng 10 năm 2021 Của trường Cao Đẳng Hàng Hải II. (Lưu Hành Nội Bộ) TP. HCM , năm 2021 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG 1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1 KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. (Điều 1, Luật BVMT Việt Nam, 1994) 1.1.2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Bảo vệ môi trường là các hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường. Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. 1.1.3. THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG Là các yếu tố tạo thành môi trường: Không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, núi, rừng, sông, biển, hồ, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác. 1.1.4. CHẤT THẢI Là chất thải được loại ra trong sinh hoạt, sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Chất thải có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng, khí hoặc các dạng khác. 1.1.5. CHẤT THẢI NGUY HẠI Chất thải nguy hại là những chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (Dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và có các đặc tính gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người). 1.1.6. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Là sự làm thay đổi các tính chất, đặc tính của môi trường vi phạm tiêu chuẩn môi trường. 1.1.7. CÔNG NGHỆ SẠCH Công nghệ sạch là quy định công nghệ hoặc giải pháp không gây ô nhiễm môi trường, thải hoặc phát ra mức thấp nhất chất gây ô nhiễm môi trường. 1.1.8. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế-xã hội của các cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình kinh tế khoa học-kỹ thuật, y tế, văn hoá-xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác. Đề xuất phương án giải quyết thích hợp về bảo vệ môi trường. 1.2. CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG HHH 2 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN 1.2.1. MÔI TRƯỜNG LÀ KHÔNG GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI VÀ SINH VẬT Nhu cầu về cuộc sống như: Nhà ở, đất dùng để sản xuất lương thực, thực phẩm, tái tạo không gian sống...(Theo tính toán: 1 người cần 4 m3 không khí sạch để thở, 2,5 lít nước uống, 2000-2500 Kcal) Tất cả những nhu cầu về cuộc sống của con người nói riêng và các sinh vật nói chung đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên diện tích này đang dần bị thu hẹp mặc dù yêu cầu về không gian sống thay đổi theo trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất. Song con người luôn phải có 1 khoảng không gian để tái tạo cuộc sống. Việc khai thác quá mức không gian sống có thể dẫn đến suy thoái chất lượng cuộc sống. Môi trường cung cấp mặt bằng, nền móng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, vui chơi giải trí và mặt bằng sản xuất cho con người. 1.2.2. MÔI TRƯỜNG LÀ NƠI LƯU TRỮ VÀ CUNG CẤP TÀI NGUYÊN Môi trường là nơi con người khai thác vật liệu và năng lượng cần thiết cho hoạt động sản xuất và cuộc sống: Đất, nước, không khí, khoáng sản, các dạng năng lượng. Mọi sản phẩm được sử dụng hiện nay của con người đều có nguồn gốc từ môi trường. Nguồn tài nguyên được phân loại thành 2 dạng: - Tài nguyên tái tạo: Sau mỗi lần sử dụng lại quay trở lại dạng ban đầu. - Tài nguyên không tái tạo: Biến đổi, suy thoái không trở lại như ban đầu. Với sự phát triển KHKT, con người đã và đang đẩy mạnh khai thác các nguồn tài nguyên và gia tăng số lượng vấn đề này tác động mạnh tới các nguồn tài nguyên cạn kiệt tài nguyên không tái tạo, suy thoái tài nguyên tái tạo. 1.2.3. MÔI TRƯỜNG LÀ NƠI CHỨA ĐỰNG CHẤT THẢI Chất thải là những chất do con người tạo ra từ quá trình sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động khác. Các chất này được đưa trở lại môi trường. Trong môi trường hoạt động phân huỷ của vi sinh vật sẽ chuyển phế thải thành các dạng ban đầu trong một chu trình sinh địa hoá phức tạp. Tuy nhiên khả năng tiếp nhận và phân huỷ chất thải của môi trường có thời hạn (hay khả năng nền của môi trường). Khi lượng chất thải vượt quá khả năng nền của môi trường thì quá trình phân hủy sẽ không diễn ra bình thường Môi trường bị ô nhiễm Chất lượng môi trường bị suy thoái. Chức năng chứa đựng và phân hủy chất thải của môi trường được phân loại một cách chi tiết: - Chức năng biến đổi lý hoá: Pha loãng, phân hủy hoá học, tách chiết các độc tố của thành phần môi trường. - Chức năng biến đổi sinh hoá: Hấp thụ các chất dư thừa, tuần hoàn của các chất, phân hủy nhờ vi sinh vật. - Chức năng biến đổi sinh học: Khoáng hoá chất thải hữu cơ, mùn hoá,... 1.2.4.MÔI TRƯỜNG LÀ NƠI LƯU TRỮ VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CON NGƯỜI - Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người. - Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm hoạ của con người và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng sinh lý của cơ HHH ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Bảo vệ môi trường biển (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hàng hải II CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo quyết định số:29/QĐ-CĐHH II ngày 13 tháng 10 năm 2021 Của trường Cao Đẳng Hàng Hải II. (Lưu Hành Nội Bộ) TP. HCM , năm 2021 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG 1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1 KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. (Điều 1, Luật BVMT Việt Nam, 1994) 1.1.2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Bảo vệ môi trường là các hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường. Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. 1.1.3. THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG Là các yếu tố tạo thành môi trường: Không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, núi, rừng, sông, biển, hồ, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác. 1.1.4. CHẤT THẢI Là chất thải được loại ra trong sinh hoạt, sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Chất thải có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng, khí hoặc các dạng khác. 1.1.5. CHẤT THẢI NGUY HẠI Chất thải nguy hại là những chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (Dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và có các đặc tính gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người). 1.1.6. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Là sự làm thay đổi các tính chất, đặc tính của môi trường vi phạm tiêu chuẩn môi trường. 1.1.7. CÔNG NGHỆ SẠCH Công nghệ sạch là quy định công nghệ hoặc giải pháp không gây ô nhiễm môi trường, thải hoặc phát ra mức thấp nhất chất gây ô nhiễm môi trường. 1.1.8. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế-xã hội của các cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình kinh tế khoa học-kỹ thuật, y tế, văn hoá-xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác. Đề xuất phương án giải quyết thích hợp về bảo vệ môi trường. 1.2. CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG HHH 2 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN 1.2.1. MÔI TRƯỜNG LÀ KHÔNG GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI VÀ SINH VẬT Nhu cầu về cuộc sống như: Nhà ở, đất dùng để sản xuất lương thực, thực phẩm, tái tạo không gian sống...(Theo tính toán: 1 người cần 4 m3 không khí sạch để thở, 2,5 lít nước uống, 2000-2500 Kcal) Tất cả những nhu cầu về cuộc sống của con người nói riêng và các sinh vật nói chung đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên diện tích này đang dần bị thu hẹp mặc dù yêu cầu về không gian sống thay đổi theo trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất. Song con người luôn phải có 1 khoảng không gian để tái tạo cuộc sống. Việc khai thác quá mức không gian sống có thể dẫn đến suy thoái chất lượng cuộc sống. Môi trường cung cấp mặt bằng, nền móng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, vui chơi giải trí và mặt bằng sản xuất cho con người. 1.2.2. MÔI TRƯỜNG LÀ NƠI LƯU TRỮ VÀ CUNG CẤP TÀI NGUYÊN Môi trường là nơi con người khai thác vật liệu và năng lượng cần thiết cho hoạt động sản xuất và cuộc sống: Đất, nước, không khí, khoáng sản, các dạng năng lượng. Mọi sản phẩm được sử dụng hiện nay của con người đều có nguồn gốc từ môi trường. Nguồn tài nguyên được phân loại thành 2 dạng: - Tài nguyên tái tạo: Sau mỗi lần sử dụng lại quay trở lại dạng ban đầu. - Tài nguyên không tái tạo: Biến đổi, suy thoái không trở lại như ban đầu. Với sự phát triển KHKT, con người đã và đang đẩy mạnh khai thác các nguồn tài nguyên và gia tăng số lượng vấn đề này tác động mạnh tới các nguồn tài nguyên cạn kiệt tài nguyên không tái tạo, suy thoái tài nguyên tái tạo. 1.2.3. MÔI TRƯỜNG LÀ NƠI CHỨA ĐỰNG CHẤT THẢI Chất thải là những chất do con người tạo ra từ quá trình sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động khác. Các chất này được đưa trở lại môi trường. Trong môi trường hoạt động phân huỷ của vi sinh vật sẽ chuyển phế thải thành các dạng ban đầu trong một chu trình sinh địa hoá phức tạp. Tuy nhiên khả năng tiếp nhận và phân huỷ chất thải của môi trường có thời hạn (hay khả năng nền của môi trường). Khi lượng chất thải vượt quá khả năng nền của môi trường thì quá trình phân hủy sẽ không diễn ra bình thường Môi trường bị ô nhiễm Chất lượng môi trường bị suy thoái. Chức năng chứa đựng và phân hủy chất thải của môi trường được phân loại một cách chi tiết: - Chức năng biến đổi lý hoá: Pha loãng, phân hủy hoá học, tách chiết các độc tố của thành phần môi trường. - Chức năng biến đổi sinh hoá: Hấp thụ các chất dư thừa, tuần hoàn của các chất, phân hủy nhờ vi sinh vật. - Chức năng biến đổi sinh học: Khoáng hoá chất thải hữu cơ, mùn hoá,... 1.2.4.MÔI TRƯỜNG LÀ NƠI LƯU TRỮ VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CON NGƯỜI - Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người. - Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm hoạ của con người và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng sinh lý của cơ HHH ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Bảo vệ môi trường biển Bảo vệ môi trường biển Điều khiển tàu biển Ô nhiễm môi trường không khí Ô nhiễm nhiệt Ô nhiễm phóng xạ Ô nhiễm tiếng ồn Ô nhiễm môi trường nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
47 trang 505 6 0
-
Giáo trình Colreg 72 (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
176 trang 395 2 0 -
97 trang 353 0 0
-
56 trang 218 1 0
-
97 trang 134 0 0
-
Hệ thống tuần hoàn (RAS) – xu hướng nuôi trồng thủy sản bền vững
10 trang 112 0 0 -
82 trang 111 0 0
-
Môi trường trong địa lý học: Phần 1
175 trang 111 0 0 -
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp bảo vệ môi trường biển: Phần 1
154 trang 97 0 0 -
Công nghệ bê tông cho các công trình biển: Phần 2
126 trang 93 0 0