Danh mục

Diễn xướng đồng dao trong các hoạt động lao động của trẻ em dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 134.57 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đồng dao gồm những bài hát và trò chơi trong đó có cả phần lời và cách thức diễn xướng. Khi tìm hiểu về những câu hát đồng dao của trẻ em trong môi trường lao động chúng tôi không đặt vấn đề nghiên cứu trẻ em là đối tượng lao động chính mà nghiên cứu ở mối quan hệ hữu cơ giữa trẻ em với hoạt động thực tiễn khi trẻ tham gia lao động. Đối với trẻ nhỏ những bài đồng dao đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu và luôn gắn với hoạt động thực tiễn lao động của các em. Qua đó, đồng dao đã phác hoạ bức tranh về đời sống của nhân dân các dân tộc một cách đa đạng, phong phú.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Diễn xướng đồng dao trong các hoạt động lao động của trẻ em dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Lèng Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 33 - 37 DIỄN XƯỚNG ĐỒNG DAO TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG CỦA TRẺ EM DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC Lèng Thị Lan* Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Đồng dao gồm những bài hát và trò chơi trong đó có cả phần lời và cách thức diễn xướng. Khi tìm hiểu về những câu hát đồng dao của trẻ em trong môi trường lao động chúng tôi không đặt vấn đề nghiên cứu trẻ em là đối tượng lao động chính mà nghiên cứu ở mối quan hệ hữu cơ giữa trẻ em với hoạt động thực tiễn khi trẻ tham gia lao động. Đối với trẻ nhỏ những bài đồng dao đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu và luôn gắn với hoạt động thực tiễn lao động của các em. Qua đó, đồng dao đã phác hoạ bức tranh về đời sống của nhân dân các dân tộc một cách đa đạng, phong phú. Từ khoá: diễn xướng đồng dao, lao động, trẻ em dân tộc thiểu số Vốn sinh ra và lớn lên trong điều kiện sống ở vùng núi nên trẻ em các dân tộc thiểu số khu vực miền núi được làm quen với nhiều môi trường lao động khác nhau: khi là không gian của làng bản, ruộng nương ... lúc xuống đồng, lúc trèo đèo qua suối... Các bài hát đồng dao của trẻ em các dân tộc đã ra đời, tồn tại trong nhiều hoạt động vật chất và tinh thần khác nhau nói trên. Do vậy, đối với trẻ em Việt Nam nói chung và trẻ em các dân tộc thiểu số miền núi nói riêng, thì những bài đồng dao đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu. Và trong đó, một bộ phận các bài hát đồng dao luôn gắn với hoạt động thực tiễn lao động của các em.* Trong quá trình sưu tầm, chúng tôi đã hệ thống toàn bộ những công trình nghiên cứu và những bài viết về đồng dao Việt nói chung.Tuy nhiên, cho đến nay trong quá trình tìm hiểu có thể khẳng định rằng chưa có một công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu nào về đồng dao dân tộc thiểu số. Dựa vào kết quả của các công trình nghiên cứu chỉ có thể kể đến một số bài viết về đồng dao đăng trên các tạp chí như: Triều Nguyên (2008), So sánh đồng dao Việt với đồng dao Tày, Nùng về vần, nhịp và kết cấu, Tạp chí Văn hoá dân gian, 2. Tô Ngọc Thanh (1974), Đồng dao với cuộc sống dân tộc Thái ở Tây Bắc, Tạp chí Văn học, 4. Mông Kí Slay (1994), Ngôn ngữ trẻ thơ qua đồng dao Nùng, Tạp chí Văn hóa dân gian, 4. * Email: lantim_34@yahoo.com Bên cạnh đó còn kể đến một số cuốn sách được sưu tầm và biên soạn như: Hoàng Thị Cành (1994), Đồng dao Tày. Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. Tô Ngọc Thanh (1994), Đồng dao Thái, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. Nông Hồng Thăng (1995), Đồng dao Nùng, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. Bùi Thiện (2004), Đồng dao Mường, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. Trong Tổng tập Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tập I, Quyển 1, Nxb Đà Nẵng 2002, các tác giả đã quan tâm tới đồng dao các dân tộc thiểu số nhưng chỉ là sưu tầm và giới thiệu (phần 2). Trên cơ sở đó, ở bài viết này chúng tôi đề cập đến việc nghiên cứu hình thức diễn xướng đồng dao trong các hoạt động lao động của trẻ em dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc. Diễn xướng đồng dao gắn liền với hoạt động lao động của trẻ em Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), diễn xướng được hiểu một cách ngắn gọn như sau: “ Đó là việc trình bày các sáng tác dân gian bằng lời lẽ, âm thanh, nhịp điệu” [tr.85,6]. Diễn: Hành động xảy ra Xướng: Hát lên, ca lên. Với ý nghĩa nội hàm trên, khái niệm diễn xướng đồng dao có nghĩa sau: Là việc trình bày các sáng tác đồng dao qua thể hiện đồng nhất giữa hành động và lời hát. 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Lèng Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Tiêu biểu cho bộ phận đồng dao diễn xướng trong môi trường lao động của trẻ em miền núi là những bài ca hụ (gọi) các con vật. Những câu hát đồng dao vang lên với giai điệu vui, rộn ràng, gắn liền với tiếng hò reo sôi động của trẻ, tạo nên không khí lao động ồn ã, khẩn trương. Ví dụ bài đồng dao về trâu húc nhau của trẻ chăn trâu miền núi: Hụ... hụ... Húc... húc... Sừng mày sừng cây đa Thân mày thân cây nghiến Cây nghiến đóng bờ ruộng Cây đa làm cọc nương Cây tre dựng cột nhà Húc... húc... [tr.33, 4] Trẻ em đọc bài này khi thấy trâu húc nhau chúng cùng hò la hoặc chính chúng tổ chức chơi trò chơi trâu húc nhau. Nhờ sự nhân cách hoá trong ngôn ngữ của đồng dao mà thế giới các loài vật, con vật đã trở thành bạn bè và gắn liền với đời sống của con trẻ. Vì thế, trẻ luôn tưởng tượng rằng con vật cũng có khả năng nghe, hiểu những điều các em nói. Các em vừa thách đố, vừa dỗ dành con vật như: Sức vác, sức nghiêng Sừng mày sừng thân trúc Thân mày thân cây nghiến Mày cứ húc tao xem Mày què chân tao chữa Mày gãy chân tao nuôi Sừng vác, sừng nghiêng… [tr. 40,1] Khi hát bài này, trẻ rất lấy làm thích thú vì chúng nghĩ rằng: càng hò la hét to thì con trâu của chúng càng có niềm động viên, khích lệ và càng ra sức húc nhau. Cứ thế, mỗi lúc bài đồng dao lại được đám trẻ cố gắng sức hò reo khiến cho không gian bao la của núi rừng dườn ...

Tài liệu được xem nhiều: