Danh mục

Điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 297.81 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết đề cập đến kinh nghiệm quốc tế về điều chỉnh tuổi nghỉ hưu và thực trạng các quy định về tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam, trên cơ sở đó luận giải sự cần thiết tăng tuổi nghỉ hưu ở nước ta trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời bài viết cũng phân tích, làm rõ các quy định mới về tuổi nghỉ hưu của NLĐ và các giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả các quy định này trên thực tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA  ĐIỀU CHỈNH TĂNG TUỔI NGHỈ HƯU Ở VIỆT NAM NCS. ThS. Trần Tiến Dũng Khoa Bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ThS. Lê Thị Hương Trầm - ThS. Nguyễn Thị Hữu Ái Trường Đại học Lao động - Xã hội Tóm tắt: Hiện nay ở nước ta, vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu đã được đưa vào quy định của Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2019, có hiệu lực pháp luật từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Theo đó, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh tăng theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Nội dung bài viết đề cập đến kinh nghiệm quốc tế về điều chỉnh tuổi nghỉ hưu và thực trạng các quy định về tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam, trên cơ sở đó luận giải sự cần thiết tăng tuổi nghỉ hưu ở nước ta trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời bài viết cũng phân tích, làm rõ các quy định mới về tuổi nghỉ hưu của NLĐ và các giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả các quy định này trên thực tế. Từ khóa: điều chỉnh, tăng, tuổi nghỉ hưu 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh già hóa dân số, tuổi thọ của con người ngày càng có xu hướng tăng lên, tỷ lệ sinh ngày càng giảm đi thì việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu là một xu hướng tất yếu để đảm bảo an sinh xã hội cho NLĐ khi về già và bền vững về tài chính và xã hội của hệ thống. Đây cũng là xu thế chung ở nhiều nước trong khu vực và thế giới. Hiện nay ở nước ta, vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu đã được đưa vào Bộ luật Lao động (sửa đổi) và được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019. Đây là nội dung được bàn đến rất nhiều trong quá trình sửa đổi Bộ luật Lao động với những quan điểm, ý kiến khác nhau. Tuổi nghỉ hưu của NLĐ là một trong những điểm mới quan trọng của Bộ luật Lao động năm 2019 so với Bộ luật Lao động năm 2012. Vậy tuổi nghỉ hưu của NLĐ sẽ thay đổi như thế nào từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, khi Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực pháp luật và việc triển khai thi hành quy định về tuổi nghỉ hưu như thế nào sẽ mang lại hiệu quả? Bài viết đề cập kinh nghiệm quốc tế về điều chỉnh 303 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA tuổi nghỉ hưu và thực tiễn thực hiện các quy định về tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam, trên cơ sở đó luận giải sự cần thiết tăng tuổi nghỉ hưu ở nước ta trong bối cảnh hiện nay; đồng thời bài viết cũng phân tích làm rõ các quy định mới về tuổi nghỉ hưu của NLĐ và việc triển khai thực thi quy định này trên thực tế. 2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ TUỔI NGHỈ HƯU Tuổi nghỉ hưu của các quốc gia trên thế giới được quy định tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và đặc biệt là tuổi thọ bình quân dân số. Hiện nay, tuổi nghỉ hưu của các nước thông thường là 60 tuổi. Theo số liệu thống kê của 176 quốc gia ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì: đối với tuổi nghỉ hưu của nữ có 54 quốc gia quy định tuổi nghỉ hưu dưới 60 tuổi, có 66 quốc gia quy định tuổi nghỉ hưu từ 60 đến 62 tuổi, còn 56 quốc gia quy định tuổi nghỉ hưu từ 63 tuổi trở lên; đối với nam thì chỉ có 13 quốc gia quy định tuổi nghỉ hưu dưới 60 tuổi, có 83 quốc gia quy định tuổi nghỉ hưu từ 60 đến 62 tuổi, và 80 quốc gia còn lại thì quy định tuổi nghỉ hưu từ 63 tuổi trở lên. Như vậy, có rất ít nước trên thế giới quy định tuổi nghỉ hưu của nam là dưới 60 tuổi. Gần một nửa số quốc gia trên thế giới quy định tuổi nghỉ hưu của nam từ 60 đến 62 tuổi. Và cũng gần một nửa số quốc gia còn lại trên thế giới quy định tuổi nghỉ hưu của nam là từ 63 tuổi trở lên. Cùng với tăng trưởng kinh tế, những tiến bộ của khoa học công nghệ đã giúp tuổi thọ bình quân ngày càng cao hơn, tuy nhiên tỷ lệ sinh nở lại tỷ lệ nghịch với xu thế này. Chính vì vậy, chính sách kéo dài tuổi làm việc để nghỉ hưu muộn hơn đang là giải pháp bắt buộc mà chính phủ của nhiều quốc gia đang phải áp dụng để đảm bảo tài chính bảo hiểm hưu trí trong bối cảnh già hóa dân số. Xu hướng chung của các nước trên thế giới là sẽ nâng dần tuổi nghỉ hưu lên từ 65 đến 67 tuổi; đồng thời đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện tuổi nghỉ hưu công bằng. Xu hướng phát triển này là hoàn toàn phù hợp với các tiêu chẩn lao động quốc tế đã được quy định trong các Công ước quốc tế như Công ước số 102 năm 1952 của ILO, Công ước số 128 về trợ cấp tàn tật, tuổi già và tiền tuất năm 1967 hay Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Xét ở khía cạnh nhân quyền thì được hưởng an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội nói chung và quyền hưởng hưu trí nói riêng là quyền của công dân, của NLĐ. Điều 25 Phần IV Công ước số 102 năm 1952 của ILO quy định những quy phạm tối thiểu về an sinh xã hội đã nhấn mạnh: 'Mọi nước thành viên chịu hiệu lực của Phần này trong Công ước phải đảm bảo cho những người được bảo vệ được nhận trợ cấp tuổi già theo những điều của 304 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA  Công ước”. Theo quy định tại Công ước số 128 về trợ cấp tàn tật, tuổi già và tiền tuất năm 1967 của ILO thì độ tuổi nghỉ hưu là không quá 65 tuổi. Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền có thể quy định một độ tuổi cao hơn, theo các chỉ tiêu về nhân khẩu, kinh tế và xã hội thích hợp, được số liệu thống kê chứng minh; nếu độ tuổi quy định bằng hoặc cao hơn 65 tuổi, độ tuổi đó phải được hạ thấp trong những điều kiện quy định nhằm mục đích trợ cấp tuổi ...

Tài liệu được xem nhiều: