Danh mục

Điều hành chính sách tài khóa ở Việt Nam và gợi ý chính sách

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,016.61 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm qua, hệ thống chính sách tài khóa (CSTK) của Việt Nam đã có những bước cải cách quan trọng góp phần thay đổi căn bản nền tài chính công Việt Nam. Hệ thống pháp luật, chính sách quản lý tài chính công tiếp tục được đổi mới trên nhiều phương diện, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực chung của thông lệ quốc tế, bao gồm cả chính sách thu NSNN, chính sách quản lý chi NSNN, quản lý nợ công. Bài viết phân tích kết quả điều hành chính sách tài khóa Việt Nam, từ đó đưa ra những gợi ý chính sách nhằm phát triển bền vững chính sách tài khóa trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều hành chính sách tài khóa ở Việt Nam và gợi ý chính sách Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Ở VIỆT NAM VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH Đoàn Thanh Hà* TÓM TẮT Trong những năm qua, hệ thống chính sách tài khóa (CSTK) của Việt Nam đã có những bước cải cách quan trọng góp phần thay đổi căn bản nền tài chính công Việt Nam. Hệ thống pháp luật, chính sách quản lý tài chính công tiếp tục được đổi mới trên nhiều phương diện, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực chung của thông lệ quốc tế, bao gồm cả chính sách thu NSNN, chính sách quản lý chi NSNN, quản lý nợ công. Bài viết phân tích kết quả điều hành chính sách tài khóa Việt Nam, từ đó đưa ra những gợi ý chính sách nhằm phát triển bền vững chính sách tài khóa trong thời gian tới. Từ khoá: Chính sách tài khoá, ngân sánh nhà nước FISCAL POLICY EXECUTIVE IN VIETNAM AND POLICY IMPLICATIONS ABSTRACT In recent years, Vietnam’s fiscal system has made important reforms contributing the fundamental change to public finance Vietnam. The legal system, the management policy of public finance has continued innovation in many ways, step by step approach with general standards of international practice, including the incomings policy of state budget, expenditure management policy of state budget, public debt management. This study analyzes the operating results of fiscal policy in Vietnam, thereby making policy recommendations to develop sustainable fiscal policy in the coming period. Keywords: Fiscal policy, state budget 1. Kết quả điều hành chính sách tài khóa ở Việt Nam trong thời gian qua Nhờ triển khai đồng bộ, quyết liệt cùng các giải pháp hợp lý, sáng tạo và phù hợp với pháp luật, từ năm 2011 đến nay, ngành ngân hàng đã thu được những thành công được xã hội đồng thuận, ghi nhận và đánh giá cao, đó là đảm bảo sự ổn định và an toàn của hệ thống; thiết lập được kỷ cương của thị trường; nâng cao hiệu lực, hiệu quả và tính minh bạch * của các chính sách và công cụ điều hành; tích cực hội nhập quốc tế thông qua việc áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế trong xây dựng khuôn khổ chính sách và điều hành; thiết lập các điều kiện nền tảng cho phát triển bền vững của hệ thống. Đối với thu NSNN: Giai đoạn 2011- 2015, do tình hình kinh tế khó khăn đồng thời thực hiện chính sách giãn, giảm thuế và tháo gỡ khó khăn cho doanh PGS.TS. Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. Email: hadt@buh.edu.vn 36 Điều hành chính sách . . . nghiệp khiến tác động đến giảm thu NSNN nhưng tổng thu NSNN vẫn gấp 2 lần so với giai đoạn 2006 – 2010. Tốc độ tăng thu hàng năm bình quân khoảng 9,3%, tỷ lệ động viên từ thuế và phí vào NSNN vẫn chiếm khoảng 21% GDP tuy thấp hơn giai đoạn 2006 – 2010 (23,6%) nhưng vẫn phù hợp theo yêu cầu của Nghị quyết Quốc hội, xấp xỉ với các nước trong khu vực. Cùng với sự tăng quy mô thì cơ cấu thu NSNN cũng có sự chuyển biến theo hướng đảm bảo bền vững hơn với tăng tỷ trọng các khoản thu từ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng như thuế GTGT, TNDN, TNCN. Tuy tốc độ tăng thu giai đoạn 2011 – 2015 của các khoản thu từ thuế TNDN, TNCN, GTGT thấp hơn so với giai đoạn 2006 – 2010 do chính sách giãn, giảm, gia hạn thuế, mở rộng cơ sở thuế, điều chỉnh thuế suất khuyến khích sản xuất nhưng tốc độ tăng thu của các khoản thu này vẫn cao hơn so với tốc độ thu NSNN, tốc độ tăng thu bình quân giai đoạn 2011 – 2015 của thuế TNDN (không kể dầu thô) là 9,9%, thuế TNCN là 15,4% và thuế GTGT là 13,3% cao hơn mức tăng 9,4% của thu NSNN. Đồng thời, sự phụ thuộc của thu NSNN vào các khoản thu “không thường xuyên” như thu từ giao quyền sử dụng đất, từ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước trong tổng thu NSNN có xu hướng giảm dần. Tỷ trọng thu dầu thô trong cơ cấu thu NSNN cũng giảm từ 28,8% giai đoạn 2006 – 2010 xuống 20,9% giai đoạn 2011 – 2015; so sánh với GDP, mức độ động viên NSNN từ dầu thô cũng giảm từ 5,3% xuống 3,3%. Xét cơ cấu thu theo lĩnh vực, ngành cho thấy, thu NSNN đã có chuyển biến theo chiều hướng tích cực với xu hướng tăng tỷ trọng thu nội địa (phản ánh mức động viên từ nội bộ nền kinh tế) từ 58% giai đoạn 2006 – 2010 lên 67% giai đoạn 2011 – 2015, đến năm 2015 chiếm 70% tổng thu NSNN. Bảng 1. Cơ cấu thu NSNN theo sắc thuế, phí (%) Nội dung Tổng thu cân đối NSNN Thuế GTGT hàng SX trong nước Thuế TTĐB hàng SX trong nước Thuế XNK, GTGT và TTĐB hàng NK Thuế TNDN Thuế tài nguyên Thuế TNCN Thuế sử dụng đất nông nghiệp Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (thuế nhà đất) Thuế chuyển quyền sử dụng đất Thuế môn bài Lệ phí trước bạ 2006 100 13,35 2007 100 14,23 2008 100 13.92 2009 100 17,14 2010 100 16,78 2011 100 17,20 2012 100 19,39 2013 100 19,68 5,95 5,16 5,09 6,38 6,34 6,04 6,05 6,33 14,81 17,92 21,04 22,65 22,15 22,12 19,69 17,8 34,51 9,21 1,79 0,04 31,09 6,38 2,21 0,03 31,57 6,06 2,98 0,02 24,05 4,09 3,07 0,01 25,26 4,47 4,47 0,01 26,19 5,58 5,46 0,01 29,37 4,99 6,63 0,01 28,12 4,6 5,19 0,01 0,21 0,21 0,21 0,26 0,24 0,23 0,16 0,15 0,43 0,69 0,69 0,06 - - - - 0,27 1,16 0,26 1,68 0,23 1,69 0,25 2,07 0,23 2,14 0,21 2,23 0,02 1,53 0,2 1,64 37 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Thu phí xăng dầu Thu phí và lệ phí Thu tiền thuê đất Thu tiền sử dụng đất Thu bán nhà thuộc SHNN Thu khác Thu viện trợ 1,37 1,72 0,56 5,33 0,69 5,86 2,73 1,33 1,93 0,65 8,53 0,74 5,17 1,79 1,04 1,79 0,81 7,27 0,30 3,14 2,17 1,92 2,01 0,72 8,08 0,41 5,12 1,70 1,79 1,70 0,64 8,39 0,37 3,00 2,02 1,59 1,17 0,79 7,19 0,34 2,62 1,02 1,72 1,41 0,73 4,99 0,11 2,14 0.,88 1,47 1,92 0,73 4,96 0,13 5,82 0,62 Nguồn: Bộ Tài chính và tổng hợp của tác giả 2011 do thực hiện chương trình cắt giảm chi đầu tư công, tỷ trọng chi đầu tư trong tổng chi đã giảm mạnh. Năm 2014 tỷ lệ này ước chỉ còn 16,31% tổng chi. Với mô hình kinh tế hiện nay, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào lao động và vốn thì đầu tư phát triển từ NSNN sẽ vẫn là nhân tố quan trọng trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế, nên Chính phủ cần xem xét lại cơ cấu chi tiêu hiện nay. Đối với chi NSNN: Về cơ cấu chi tiêu của NSNN, Hình 1 cho th ...

Tài liệu được xem nhiều: