Danh mục

Điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương một số nền kinh tế phát triển trong bối cảnh hiện nay và tham khảo cho Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 893.48 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích xu hướng điều hành lãi suất của Ngân hàng Trung ương một số nền kinh tế phát triển, liên hệ với thực tiễn Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị liên quan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương một số nền kinh tế phát triển trong bối cảnh hiện nay và tham khảo cho Việt Nam Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG MỘT SỐ NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ THAM KHẢO CHO VIỆT NAM PGS. TS. Nguyễn Đắc Hưng, ThS. Nguyễn Quốc Phóng TÓM TẮT Lãi suất là công cụ điều hành chủ yếu, được sử dụng nhiều nhất và tác động mạnh nhất đến thị trường tài chính của Ngân hàng Trung ương các quốc gia phát triển trên thế giới. Lãi suất đang là vấn đề thời sự của nhiều nền kinh tế trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Để kiềm chế lạm phát trong bối cảnh mới hiện nay, hầu hết Ngân hàng Trung ương các nền kinh tế phát triển trên toàn cầu đã tăng lãi suất và dự kiến tiếp tục tăng lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, tại Việt Nam, với điều kiện đặc thù của nền kinh tế về diễn biến lạm phát, diễn biến lãi suất nói chung và lãi suất cho vay vốn nói riêng, về hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, nên điều hành lãi suất cần có sự thích ứng, linh hoạt để góp phần đạt được các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Bài viết tập trung phân tích xu hướng điều hành lãi suất của Ngân hàng Trung ương một số nền kinh tế phát triển, liên hệ với thực tiễn Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị liên quan. Từ khóa: Diễn biến lạm phát, điều hành lãi suất, Ngân hàng Trung ương, liên hệ Việt Nam ABSTRACT MANAGEMENT INTEREST RATE OF CENTRAL BANK SOME DEVELOPED ECONOMYS IN CURRENT CONTEXT AND REFERENCES FOR VIETNAM Interest rate is the main operating tool, most used and has the strongest impact on the financial markets of the Central Banks of major economies and developed countries in the world. Interest rates are a topical issue of many economies in the world as well as in Vietnam. In order to control inflation in the current new context, most of the central banks of developed economies around the world have raised interest rates and are expected to continue to raise the basic interest rate. However, in Vietnam, given the specific conditions of the economy in terms of inflation, interest rate movements in general and loan interest rates in particular, in terms of credit activities of commercial banks, so interest rate management needs to be adaptive and flexible to contribute to the achievement of macroeconomic targets. The article focuses on analyzing the interest rate management trend of the Central Bank of a number of developed economies, relating it to the reality of Vietnam and making some related recommendations. Keywords: Inflation, interest rate, Central Bank, contact with Vietnam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Những diễn biến mới nhất và bất ngờ của tình hình chính trị, thị trường tài chính quốc tế từ cuối tháng 2/2022 đến nay đặt ra những thách thức mới trong điều hành chính sách tiền tệ của các nền kinh tế đó. Cuối năm 2021 và đầu năm 2022, sau 2 năm thực hiện chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát trong bối cảnh diễn ra đại dịch Covid-19, Ngân hàng Trung ương một loạt nền kinh tế lớn trên thế giới dự kiến quay trở lại điều hành trong trạng thái bình thường, thực hiện đường cong lãi suất. Tuy nhiên, diễn biến bất thường đã xảy ra, đó là bắt đầu vào ngày 24/2/2022, Nga triển khai 'chiến dịch quân sự đặc biệt' ở Ukraine đã làm thay đổi hoàn toàn dự kiến bình thường hóa chính sách tiền tệ đó. Giá dầu thô trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 14 năm qua; giá khí đốt cùng một loại mặt hàng kim loại khác cũng tăng cao. Lạm phát tại nhiều quốc gia tăng lên mức kỷ lục. Diễn biến đó làm giảm triển vọng tăng 537 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” trưởng GDP của các nền kinh tế lớn cũng như toàn cầu. Vậy Ngân hàng Trung ương trên thế giới điều hành lãi suất như thế nào? Lạm phát của Việt Nam ra sao và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam nên như thế nào trong bối cảnh mới? Bài viết tập trung vào nội dung này của Ngân hàng Trung ương các nền kinh tế phát triển trên thế giới, đưa ra dự báo và khuyến nghị cho Việt Nam. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Lạm phát và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Mục tiêu cao nhất điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương (NHTW) các nền kinh tế trên thế giới đó là kiểm soát lạm phát. Trong đó, lãi suất chủ đạo, lãi suất cơ bản là công cụ quan trọng nhất được NHTW sử dụng để tác động vào các khối tiền tệ, tác động vào lãi suất trong nền kinh tế. Do đó, trong điều hành chính sách tiền tệ, NHTW các nền kinh tế phải dự báo diễn biến của lạm phát trên cơ sở đưa ra biện pháp điều hành lãi suất cụ thể của mình. lạm phát có nhiều cách phân loại với các tên gọi khác nhau: lạm phát cơ bản, lạm phát lõi, lạm phát tiêu dùng…; song bản chất đó là sự tăng giá tiêu dùng trên thị trường xã hội trong một thời gian nhất định. Theo đó, đo lường lạm phát thường được sử dụng là chỉ số giá tiêu dùng trên thị trường xã hội (CPI), với rổ hàng hóa dịch vụ với các nhóm khác nhau, với tỷ trọng các nhóm hàng năng lượng (dầu mỏ, khí đốt,…), lương thực, thực phẩm; nhà ở, bất động sản,… khác nhau tùy thuộc vào từng nền kinh tế. Để tính lạm phát lõi, một số NHTW dựa vào chỉ số CPI và trừ đi các yếu tố tác động gây đột biến về giá cả bên cầu, như: dầu thô, lương thực, bất động sản,…Lạm phát do 3 nguyện nhân chủ yếu: cầu kéo, chi phí đẩy và quá nhiều mức tiền cung ứng trong lưu thông. Trong đó, nhân tố chi phí đẩy bị tác động bởi giá năng lượng, đặc biệt là giá dầu mỏ và khí đốt, lương thực, thực phẩm; do tác động của thiên tai, dịch bệnh, các yếu tố chính trị khác. Bởi vậy, trong điều hành chính sách tiền tệ, thực hiện mục tiêu lạm phát, NHTW th ...

Tài liệu được xem nhiều: