Thông tin tài liệu:
Không đề - tác phẩm của Robert Morris Lời nhóm biên dịch: Bài dịch này là phần mở đầu do Tiến sĩ Judith Collins 1 viết trong cuốn sách Sculpture Today 2 (xuất bản năm 2007), có thể coi là một tổng quan về sự phát triển cùng những quan điểm cách mạng về chất liệu, phương pháp và ý tưởng của nghệ thuật điêu khắc hiện đại trong hơn một thế kỷ qua, đặc biệt là điêu khắc đương đại trong hơn bốn thập kỷ gần đây. Tiêu đề do nhóm biên dịch tạm đặt. *
...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điêu khắc: Từ hiện đại tới đương đại (2)
Điêu khắc: Từ hiện đại tới đương đại (2)
Không đề - tác phẩm của Robert Morris
Lời nhóm biên dịch: Bài dịch này là phần mở đầu do Tiến sĩ Judith Collins
1 viết trong cuốn sách Sculpture Today 2 (xuất bản năm 2007), có thể coi là
một tổng quan về sự phát triển cùng những quan điểm cách mạng về chất
liệu, phương pháp và ý tưởng của nghệ thuật điêu khắc hiện đại trong hơn
một thế kỷ qua, đặc biệt là điêu khắc đương đại trong hơn bốn thập kỷ gần
đây. Tiêu đề do nhóm biên dịch tạm đặt.
*
(Tiếp theo và hết)
Vào thập niên 1970 đầy biến động, một số lý thuyết có giá trị do các nghệ sĩ
Hoa Kỳ đề xuất đã ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của điêu khắc trong
giai đoạn cận đại hơn bất kỳ ảnh hưởng nào khác của các sử gia hay những
học giả uyên thâm; và chính lực lượng nghệ sĩ quan trọng này đã “bồi những
nhát cuốc cuối cùng chôn lấp” chủ nghĩa Hiện đại. Trong số đó, hai điêu
khắc gia Robert Morris (1931 – ) và Donald Judd (1928 – 1994) là những
người có những đóng góp đáng kể nhất, cả về lý thuyết và thực hành, trong
việc biến đổi một thứ chủ nghĩa Hiện đại đầy tự mãn, hình thức và thuần
khiết sang một dạng thức được định nghĩa mới về nghệ thuật [mới] với
những phương thức thể hiện mới.
Không đề - tác phẩm của Robert Morris
Từ năm 1966 tới 1969, Morris có bốn bài viết liên tục về điêu khắc với tiêu
đề chung là Ghi chú về điêu khắc đăng trên tờ Diễn Đàn Nghệ Thuật
(Artforum). Trong bài viết đầu tiên, Ghi chú về điêu khắc: Phần 1, xuất hiện
vào tháng 2-1966, Morris tập trung thảo luận về những đối tượng điêu khắc
đơn giản, ba chiều mà ông làm từ chất liệu ván ép sơn màu với quan điểm
của người trong cuộc. Ông cũng cho rằng bối cảnh trưng bày tác phẩm, cách
thức chiếu sáng và việc bắt người xem bách bộ quanh tác phẩm đã làm biến
đổi sự nhận thức về hình thái của đổi tượng trưng bày. Bên cạnh đó, ông
cũng nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa người xem và trải nghiệm của họ với
một bức tượng ba chiều, qua đó trình bày những khái niệm mới về hiện
tượng học (phenomenology) trong thế giới điêu khắc.
Có lẽ những trước tác của triết gia Pháp Maurice Merleau-Ponty (1908-
1961) đã làm bệ phóng cho những ý tưởng xuất sắc của Morris. Cuốn sách
Hiện tượng học của Tri giác của Merleau-Ponty, xuất bản tại Pháp năm
1945 (được dịch sang tiếng Anh năm 1962) đã nhanh chóng trở thành sách
gối đầu gường của các nghệ sĩ và phê bình gia thời đó đang băn khoăn về sự
tiếp nhận và đánh giá đúng đắn các công trình nghệ thuật [mới]. Hiện tượng
học (phenomenology) là trào lưu triết học do nhà toán học kiêm triết gia Đức
Edmund Husserl (1859 – 1938) khởi xướng từ đầu thế kỷ 20. Hiện tượng
học phân tích những nhận thức của con người có được thông qua kinh
nghiệm cảm xúc, đồng thời khảo sát bản chất cốt lõi những điều chúng ta
trải nghiệm.
Trong thời kỳ Hậu – Hiện đại, các điêu khắc gia bắt đầu thử nghiệm những
phương pháp thể hiện tác phẩm khác nhau. Chính Marcel Duchamp là người
đầu tiên “xử lý” không gian trưng bày nghệ thuật khi ông “can thiệp” vào
phòng triển lãm, ví dụ như với tác phẩm 1200 Túi than (1938), và Hàng dặm
dây (1942). Ông đã treo những túi than lủng lẳng từ trần tại một triển lãm
nghệ thuật siêu thực ở Galerie Beaux-Art, New York năm 1938. Tác phẩm
Hàng Dặm Dây lại xuất hiện tại một triển lãm nghệ thuật siêu thực khác tổ
chức tại số 451 Đại lộ Madison, New York vào năm 1942; chiều dài của các
sợi dây được căng ở đây thực sự đo được là ba dặm, và được giăng mắc
giống như những mạng nhện đan ngang phòng trưng bày, ngay đằng trước
các tác phẩm khác. Sidney Janis, thương gia nghệ thuật hàng đầu, cũng là
bạn cũ của Duchamp, hồi tưởng: Duchamp bắt đầu chiến công hiển hách này
nhằm “biểu trưng hoá – theo đúng nghĩa đen – những khó khăn bị lảng
tránh bởi sự thiếu mạnh dạn tìm hiểu và chấp nhận các triển lãm [mới lạ]“.
Theo ký ức của Duchamp, các sợi dây làm bằng dây cháy chậm đã phát lửa
dưới sức nóng của bóng đèn điện – “sợ vãi linh hồn, nhưng hoàn hảo”.
Hàng dặm dây
Nghệ sĩ người Pháp Yves Klein (1928 – 1962) tiếp tục ý tưởng làm người
xem được thay đổi nhiều trải nghiệm của mình trong phòng trưng bày khi
ông bố trí tác phẩm Rỗng (Le Vide) tại Galerie Iris Clert, Paris vào năm
1958. Đó là một gallery hoàn toàn trống không, chẳng có bất kỳ hiện vật nào
trong đó ngoài bốn bức tường mới được sơn lại một màu màu trắng bóng.
Nghệ sĩ tự nhốt mình bên trong không gian trống trải này, cho phép 10
người xem cùng vào phòng mỗi đợt và họ chỉ được ở lại trong đó đúng ba
phút. Có tới ba ngàn người đã đến đây vào đêm khai mạc trong sự kiểm soát
trật tự của cảnh sát. Sự trống rỗng của không gian trưng bày đã tác động sâu
sắc tới người xem, cả về cảm xúc, thẩm mỹ lẫn bản năng.
Rỗng
Hai năm sau, nghệ sĩ Pháp Arman (tên khai sinh Arman Pierre Fernandez,
1928 – 2005) tổ chức một triển lãm với tiêu đề Đặc (Le Plein) tại cùng địa
điểm này. Thư mời dự triển lãm được in trên các lon đựng cá sardine. Arman
chất đầy toàn bộ không gian gallery, từ sàn đến trần, một l ...