Danh mục

Điêu khắc và Từ hiện đại cho tới đương đại

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 412.06 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lời nhóm biên dịch: Bài dịch này là phần mở đầu do Tiến sĩ Judith Collins 1 viết trong cuốn sách Sculpture Today (xuất bản năm 2007), có thể coi là một tổng quan về sự phát triển cùng những quan điểm cách mạng về chất liệu, phương pháp và ý tưởng của nghệ thuật điêu khắc hiện đại trong hơn một thế kỷ qua, đặc biệt là điêu khắc đương đại trong hơn bốn thập kỷ gần đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điêu khắc và Từ hiện đại cho tới đương đại Điêu khắc: Từ hiện đại tới đương đại(1)Lời nhóm biên dịch: Bài dịch này là phần mở đầu do Tiến sĩ Judith Collins1 viết trong cuốn sách Sculpture Today (xuất bản năm 2007), có thể coi làmột tổng quan về sự phát triển cùng những quan điểm cách mạng về chấtliệu, phương pháp và ý tưởng của nghệ thuật điêu khắc hiện đại trong hơnmột thế kỷ qua, đặc biệt là điêu khắc đương đại trong hơn bốn thập kỷ gầnđây. Tiêu đề do nhóm biên dịch tạm đặt.Tác phẩm của Somers RandolphCó lẽ trong gần nửa thế kỷ vừa qua, nghệ thuật điêu khắc trên toàn thế giớiđã thay đổi nhiều hơn so với bất kỳ thời gian nào khác trong 30.000 năm lịchsử của nó. Nó thay đổi bởi chính con người đã thay đổi. Nghệ thuật điêukhắc đương đại cũng rắc rối nào kém cái xã hội đương đại vô cùng phức tạpnày.Theo định nghĩa của từ điển, “đương đại” có nghĩa là “thời kỳ hiện tại”,nhưng trước khi có thể thấu hiểu sự phát triển của điêu khắc từ hiện đại tớiđương đại, chúng ta cần phải biết nguyên nhân dẫn tới việc hình thành cácxu hướng, và như vậy, cần phải điểm lại tới một vài thế hệ nghệ sĩ và trở vềvới thời kỳ những năm 1960 -1970 của thế kỷ trước.Các nhà lịch sử nghệ thuật, phê bình và curator có xu hướng xác định và gắnnhãn cho các xu hướng nghệ thuật với cái đuôi “chủ nghĩa” hay “xu hướng”[ism], như vậy thì rất nhiều sáng tạo khó phân loại sẽ bị xếp theo c ùng mộtloại giống nhau. Các nghệ sĩ thường không quan tâm tới các nhãn mác, họxài đủ kiểu, bất kể, chỉ cốt xem có sáng tạo được cái gì ra hồn không. Hơnbốn thập kỷ vừa qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm của nghệ thuật, màtrong một số trường hợp lại có sự hồi sinh của các trào lưu như Chủ nghĩaHiện đại (Modernism), Hậu Hiện đại (Postmodernism), Xu hướng Ý niệm(Conceptualism), Chủ nghĩa Tối giản (Minimalism), Chủ nghĩa Hậu Tốigiản (Post-Minimalism), Nghệ thuật Nghèo (Arte Povera), Chủ nghĩa Tân-Biểu hiện (Neo-Expressionism), Nghệ thuật Tiến trình (Process Art), Chủnghĩa Tân Ý niệm (Neo-Conceptualism), Chủ nghĩa Phi Vật chất(Dematerislization), Tân-Dada, Chủ nghĩa Tối ứng (Maximalism), Xu hướngTrừu tượng và Biểu hình (Abstraction & Figuration). Trong nhiều trườnghợp, rõ ràng nhiều tác phẩm của cùng một nghệ sĩ sẽ xuất hiện trong nhữngtrường phái, xu hướng hay chủ nghĩa khác nhau.Một tác phẩm theo chủ nghĩa tối giản của Donald JuddChúng ta đang sống trong một thời đại phi tuyến với rất nhiều điều xảy rađồng thời ở nhiều địa điểm khác nhau. Chúng ta cũng đang ở vào một thờiđại đầy biến động, một phần do sự chuyển đổi giữa hai thiên niên kỷ. Nếu cóngười đặt một câu hỏi: “điêu khắc thời buổi này là gì?” thì chắc chắn khôngthể đưa ra được một câu trả lời đơn giản. Học giả Ernst Gombrich, trongcuốn sách Câu chuyện Nghệ thuật 3 cho rằng: “Không có nghệ thuật, chỉ cónghệ sĩ”. Do đó, cũng không có gì quá đáng khi chúng ta noi theo ông màrằng: “Không có điêu khắc, chỉ có điêu khắc gia”.Điêu khắc thời nay thật phức tạp, đa dạng chứ không hề đơn giản, khu biệt.Rất nhiều các chất liệu, hình thức, kỹ thuật và khái niệm của điêu khắc đã,đang và sẽ không ngừng thay đổi, điều đó cho thấy các nguyên lý, quy luậtlàm nghề không còn bất di bất dịch với các ranh giới và quy định hà khắcnữa. Thật vậy, vô vàn thành công của điêu khắc bắt nguồn từ những thứ rấttrái khoáy, điêu khắc đã mở rộng với vô số chủ đề, liên tục và rộng khắp.Hầu như bất cứ thứ gì cũng có thể được đưa vào trò chơi sáng tạo điêu khắc.Các tác phẩm điêu khắc động, điêu khắc kết hợp với máy chiếu hình ngàycàng xuất hiện nhiều hơn. Cả nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật môi trường cũngđã trở thành một bộ phận mở rộng của điêu khắc.Kể từ những năm 1960 – 1970 trên toàn thế giới bắt đầu có những đổi thaytận gốc do sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ điện tử, kỹ thuật số, thôngtin liên lạc và internet. Điều này khiến con người thay đổi cách thức tư duyvề chính bản thân cũng như các khái niệm về không gian, địa điểm – nhữngyếu tố rất quan trọng đối với hoạt động điêu khắc. Đã xuất hiện một cảmthức mới về địa lý đậm màu sắc địa chính trị – kinh tế hơn là đặc tính vật lý,và ít bị ràng buộc vào các đường biên trên bản đồ hay những ranh giới vùnglãnh thổ. Ngoài ra, cách thức chúng ta tiếp cận kiến thức cũng đã thay đổi.Mọi người đã có nhiều nguồn tư liệu và hình ảnh hơn bao giờ hết, và hẳn làvới sự mẫn cảm đặc biệt, các nghệ sĩ dễ dàng cảm nhận những biến động sâusắc của thế giới, thiên nhiên, xã hội và con người hơn những người khác, vànghệ thuật điêu khắc cũng đã phản ánh sâu sắc cả một thời đại đầy biếnđộng.Đầu thập niên 1970, trong thế giới nghệ thuật đã xảy ra một sự thay đổi lớnlao mà sau này được xem như là thời điểm “chôn lấp” chủ nghĩa Hiện đại.Chủ nghĩa này từng chiếm ưu thế tuyệt đối ngay từ khi chủ nghĩa Lập thể(Cubism) đang tung hoành cho đến đầu những năm 1960. Chủ nghĩa Hiệnđại, trong đó hội họa được ưu tiên hơn điêu khắc, được đặc trưng bởi sự bácbỏ thực tế và nghệ thuật hàn lâm, tập trung vào cá ...

Tài liệu được xem nhiều: